Đạo Phật Nam Thiên Bồ Tát Đạo



Đạo Phật Nam Thiên Bồ Tát Đạo
Phật Pháp A DI ĐÀ

Phương trình hành đạo và độ đạo
Của Phật Pháp A Di Đà,
Ai cũng đều nghe nói hạnh đức,
Tiếp dẫn linh căn của Bồ Tát,
A Di Đà tiếp độ như thế nào,
Vi đạo, vô vi chúng sanh lỡ lầm
Không thấy được việc làm của Tam Bảo.


CÁC VIỆC LÀM CỦA ĐẠO

        Ở cõi trần – cũng đồng như mọi giới, trong nước có một việc cần là lo cho linh hồn của mọi người, trong đạo Nam Thiên là lo tu thân để lìa các nghiệp khổ báo. Ở cõi trần – việc tạo danh và sắc đối với đạo là không cầu, cũng không mong.

        Tuy rằng, trụ lại gia đình, có gia đình vợ con, thân quyến, nhưng thể theo luật đạo pháp không có buông bỏ, giữ gìn hạnh đạo.

        Duyên theo đạo vô vi của chư Phật, có mục tiêu tu hành cầu Pháp Giải Thoát cho linh hồn. Đạo này tu hành, giữ theo chánh pháp của đức Phật, tu hành chứng quả đắc pháp đều đặng Đức Phật thọ ký đạo quả, chớ không phải là cư sĩ tại gia mà không có Phật chứng minh. Các pháp vốn là một, không có hai hay ba.

        Đức Phật chuyên chất, xem xét các chúng sanh tu hành. Ai tu đắc có pháp bay ra đều thấy biết, không chi che dấu. người phàm không bao giờ thấy, do đó mà nói pháp họ không nghe, không tin, cũng không biết. Người căn cao thọ mạng lâu dài, đầy đủ công đức mới biết được lẽ sống mà sưu tầm vật báu – đó là các pháp ở trần gian chỉ học mà cái hành không có. Vật báu không nắm được sự hữu dụng, an vui bực nhứt của các pháp, các pháp vốn không có lay động. Ta nhìn vào hư không, không có lay động mà còn thua các pháp lại còn kín đáo khát khao hơn.

        Thọ pháp – Là tâm không vọng dục.
        Tâm không dục vọng đó là tâm tịnh. Tâm tịnh các pháp sẽ chơn, mà phát hào quang sáng, tâm sáng tướng tịnh, tướng tịnh tâm siêu, tâm siêu là bay về cội. vì chúng sanh không hiểu, đạo tánh chúng sanh điên đảo, vọng dục, nhớ tưởng, cầu cặn, không dứt.

        Ta bủa lòng thương vạn loài mà không có thương ghét, đó mới là đức lớn. Nếu nói tới tu mà còn có tánh tham lam, là không có tu gì cả. Người tu căn có đâm thọc, chê bai, cũng không phải tu gì hết, người tu còn chê trách chị anh, các em … thì chẳng phải tu hành.

        Tu đạo không nghĩ đến thân mình đó mới là tu. Tu mà cho tất cả đó mới là rốt ráo, không tham tiếc món gì, gọi là hàng vị tha – phải nhẹ nhàn tinh vi – đáo kín không chổ hở - gọi là trụ trong pháp mà không ra ngoài vòng pháp của mình.

        Khi tu đắc pháp lớn rồi không cần giữ giới, tự do muốn làm gì, ăn gì tùy nghi – đó là Bồ Tát, Đại Bồ Tát, chỉ còn đợi ngày thành Phật.

        Nhớ là tu sửa không cho vọng loạn, đó là tu thiền và định huệ sâu chắc, dứt trừ dục nhiễm – lánh xa điên đảo chê chấp – thì định mới sắc bén, không vụt chặt. Ta tu nên suy xét tâm mình, còn hay không còn món xót lại. Thí dụ khi ngồi tịnh hay mê – đó là hoặc vô minh – hữu lậu hãy còn dụng dưỡng nơi tánh, vì pháp tánh chưa toàn chơn.

Tu cho pháp giới thành công
Tu cho pháp tịnh mới mong độ người

        Muốn tu đạo Phật thừa, Bồ Tát thừa, ắt phải tu 4 đại + 12 nhơn duyên. Thanh Văn Duyên Giác thừa mới tu rốt ráo và Ba La Mật mới đó  đặng pháp trí huệ, vì từ Duyên Giác – đi sâu vào phái trí tịnh thì phải tu thiền định. Đạo tiểu thừa đói kém khổ lắm. Ở đời biết vậy mà không gắng tu tịnh thì không sao tránh đặng quả báo. Thêm độc nó đè – Gắng rửa tâm cơ cho sạch, đừng hở ra lời nói chí tâm niệm diệt tam nghiệp cho nhiều, đừng buông bỏ thì mọi việc sẽ đặng ổn, mọi lẽ không ổn là do nghiệp quả. Cái không thấy mà hành là thân trần phải tự đau bịnh, khó an toàn lẽ gì cũng do các nghiệp chướng cả, mỗi khi phát sanh ra là thấy sự rời rã, khó ăn, khó ở, bứt rứt cơ thể. Cho nên người đời muốn đặng an ắt phải lo cạo rửa tâm cơ, tự mình lo lấy. Chịu khó cạo rửa dù tu không đắc cũng đặng phần an thân. Nên biết rằng trên đời đều có gai sắc bén nó bao quanh, không thấy mà nguy hiểm đáng sợ lắm.

        Lẽ gì đã làm ra là phải cam chịu lãnh phần, chớ đổ lỗi cho ai mà phải tự chuốc lấy, chớ ham mê cấu tạo việc ác mà mang họa vào thân, biết khổ là phải chịu nhẫn nhục.

        Nói vào việc gìn giữ lấy thân rất là khó tránh né. Vì không thấy, cái thấy chỉ thấy cái không, là hư không, không có đất nước gió lửa, cây cỏ thú người, vườn rừng. Nhưng trong cái không đều có tất cả, cái có là sắc tướng của tất cả. Thử hỏi rằng : Chúng sanh đều là có linh, có hồn, sao lại không thấy linh hồn của mình. Suy ra cho rõ mà tin nhận. Người học đạo tu thân là tin nhận mình có linh hồn rồi.

Tu thân là tu cho linh hồn
Không phải tu cho sắc trần
Sắc trần là thân tạm, thời gian thôi.

        Không  phải thiệt thân đâu, nhận ra mà lo tinh tấn. Chỉ có linh hồn là thiệt thân thôi, ai xem mà tin nhận vào, chớ có nghi nan. Đức Phật ngài cũng tự định ra như vậy mà người mới tu cho nên ngài thành Phật.

        Nhớ rằng khi tu biết gội rửa, biết trì niệm, biết giải độc, lìa mê vào được pháp giới – giác ngộ một vài phần mà nhận ra các pháp hữu lậu, và pháp vô lậu, tu định và ánh sáng, Pháp phát huệ mà soi vào cảnh tối tăm càng làm, càng ngộ và đặng nhập chánh pháp – có đặng Phật trí – tự nhiên trí – huệ trí – vô sư trí, vào hàng Bồ Tát đạo tu vào 6 Ba La Mật, mới có đặng pháp trí hiện của Như Lai và đại tam muội Kim Cang, đi sâu vào pháp vô lậu thần biến, các pháp Đà La Ni này mà chỉ dạy cho chúng sanh – thì có pháp trí tịnh – mà giữ ngộ cho vạn loài chúng sanh, tự nhiên hóa ra vô lượng pháp thân Bồ Tát mà hóa độ chúng sanh.

        Phải biết tu theo hạnh rộng rãi, từ bi – nhận – trí đó, bỏ tánh ham mê bủn xỉn, tham chấp, các tối tăm độc dơ, thì đặng lãnh pháp ấn, cũng như vô rừng có đặng cái rìu, cái búa. Đã được phần đó thì không còn lo sợ, ma chướng từ trong thân hoặc ngoài đều dập tắt được cả. Chỉ một câu niệm mà nó tiêu tan, không còn một chướng ngại nào ở trong thân, lẽ nào cũng nhờ câu niệm là câu pháp. Có pháp bữu ra là món gì cũng đặng tốt đẹp, không còn hư nát. Nếu người tu pháp không sạch thì các việc mắc mớ chẳng làm được cho nó tiêu, mà tự cộm dày thêm lên. Do đó người tu thường bị nhiều món thanh lọc, khảo sát, chua cay, ba độc nó thường làm chủ mà đem thân đó hành nghiệp. Chẳng xót lại một giờ. Bởi đó ta mới nói là khó !

Lòng tham bó buộc thân
Gieo bao món nợ trần
Mà vào sanh ra tử
Muốn đặng mau trở về
Ắt phải bỏ lòng tham
Muốn ngàn ức việc khó ra đi.

    Lìa dứt lòng tham sẽ đặng quả, CHỈ MỘT NẾT THAM mà chịu đọa ngục sâu, trong đời người chỉ làm sai một phần này mà chịu quả báo nghèo – khổ tính nói ra không hết. Nếu người nào có bổn tánh không tham lam, sân giận thì sẽ sống an lạc hơn mọi người.

        Mọi Người Hành Theo Như Đây Thì Biết.

        Các công đức tuy không thấy mà ứng ra cho tất cả các vật, của cải, tùy theo cái vốn mình có, không thể mất, cái mất chỉ do tánh tham dục mà bị mất, tổn giảm cũng như cây mất nhựa, cây bị khô là chết. Loài người làm mất công đức cũng vậy, công đức đã mất là thân tự khô, căn mạng khô, có làm mà không có hưởng, thân bị thiếu công đức, các căn bị đui điếc, câm ngọng …

        Tu mà không học thì chẳng có ai biết, đã không biết thì như người mất bổn tâm, thì dùng căn trí. Căn trí bị mất thì hết còn nhận ra vật gì? Tu hành thế nào cho đặng diệt tất cả các nghiệp – gian tham, hờn oán, chê chấp, ghét ganh, bủn xỉn – mấy cái lậu trược này nó dính ở thân lâu đời, mỗi đời mỗi tăng cao, làm sao cạo rửa một lần.

        Lẽ nào dầu khó hay dễ cũng do nơi nghiệp mạng cả. Nếu nghiệp thức nặng thì cạo rửa rất là khó, nhẹ nghiệp thì đỡ lại rối rắm. Có người tu sữa hoài mà chẳng được món nào. Cũng do nơi tạo quả của mình cả, nên phải niệm diệt cho nhiều. Sự tu hành sửa sai các lỗi lầm , phải suy xét cho tỏ rõ nhận ra. Công việc làm nhứt là phải ăn năn hối lỗi – sám hối cho nhiều mới có thể tu hành, nếu không thì bị khảo sát, thử thách rất là khổ. Cho đến không còn chê, cũng không có khen, không vui cũng không buồn. Phải diệt tất cả ác nghiệp – pháp mới sáng, mới nhả ra hào quang, do vì pháp còn lậu mà không có phát ra hào quang, nên chơn tu phải niệm mà diệt lậu. Lậu nghiệp nó làm bí chánh pháp.

        Tu đạo Phật có nhiều đường, vô số pháp môn mà chúng sanh không biết sưu tầm, và cũng không biết hành, đi sai lệch đường pháp.

        Tu tịnh không biết pháp màu có linh thiêng cũng không rõ cái linh ứng từ đâu đến, lại bảo ông bà gia hộ, ông bà tổ tiên đều ở riêng mỗi người mỗi tâm. Tâm đâu trụ đó, đâu có đồng trụ một chổ, một góc mà nói rằng ông bà gia hộ. Các loại chúng sanh đều thọ riêng ngục, không có chung lộn với ai, thân đời trước đời sau cũng gom lại một chổ mà xả nghiệp, hết tội lại duyên đủ đầu thai mà lập thân. Có khi một lần duyên đủ ba bốn thân ra trần. Có khi cùng chung một cha mẹ, hay khác biệt cha mẹ cũng thường duyên lại với nhau, nói là bạn thân, thiệt ra là một thân một pháp đời trước đời sau. Cho nên ở đời nhiều người gặp lại thân mà không hay, ai cũng nói là bạn, lúc xa nhau nhớ nhau không có rời nhau, nói là tình bạn thân, chớ không hề biết là thân đời trước của mình. Nam gặp nữ, hai vế âm dương, đồng một thể vì thương nhau rồi kết làm vợ chồng, kỳ thiệt nó là một vế tâm duyên ra. Nam và nữ gặp nhau tâm nó se lại mà nhận nhau, nó không xa rời mà thương nhớ không quên. Ta nói ra đây cho mọi người rõ, vấn đề đó là tâm linh, là thế đó.

        Khi nào duyên về, các pháp-thân trụ về một trụ đạo mà đồng tu. Ta thấy phần của ta và so sánh các đạo khác như ông Nhã Kiều Trần Như có năm anh em đồng trụ về cùng một mối. khi xuất gia tu cũng năm anh em theo đạo Phật tu đạo, mà không ai rõ lại nói là năm anh em ruột. Vậy sao các gia đình khác lại không có được như thế !

        Do công đức của mỗi tâm đạo được giác ngộ, mà đồng duyên làm một mối, mà duyên theo, gọi là hàng đa giá, là nhiều thân ngộ đạo. Có nhiều người tu mà nghiệp nặng thì bị che bưng mà không có ngộ. Tu mà không có chánh niệm, nghiệp lậu không tiêu thì không có ngộ. Vì lẽ đó mà bỏ đạo rơi vào ngục, đã rơi vô ngục là trãi qua lâu kiếp không đặng ra.

        Có tu đạo mới có hiểu cái không và cái có. Cái không là thiệt tướng, cái có là lậu tướng gọi là giả tướng. Nó mòn hao rời rã gọi là chết, như thân trần chẳng hạn. Thế nào gọi là thân quyến – vì chơn tâm sanh thân, tâm có hai lớp pháp mà tạo thân.

1 – Pháp âm sanh nữ tướng,
2 – Pháp dương sanh nam tướng,

        Hai vế, sanh ra hai thân nam nữ. Duyên ra theo nhau mà kết làm vợ chồng sanh con, tạo quả sanh ra lâu đời trải qua số con cái sanh ra cộng lại, trừ ra số của cha mẹ trả quả báo, còn phần riêng của vợ chồng cộng lại số con mình sanh ra. Nó giác ngộ mà tu thân vào quả thánh – thì mình có số con đó tạo lập lên mãi – cho tu Bồ Tát đạo, thì cha mẹ sẽ thành Phật Như Lai.

        Một tâm cơ tạo ra chỉ có một việc như đây : Chớ tạo món gì khác cũng là thức không có bổ ích. Người đời không rõ, chỉ biết ăn sống rồi già chết, ngoài ra không biết gì ! Loại này trải qua lâu a tăng kỳ kiếp vẫn còn chưa rõ đạo.

Ai đã tạo ra có – thì ai cũng về viên tịch
Chớ không ai là có sanh tử mãi đâu
Có số lượng của nó cả, đủ số mà thành Phật
Đã thành chánh giác rồi, là đủ không còn thiếu (thừa)

        Ai xem ở đây thì rõ biết được công đức của mình phải tạo bằng cách nào ? Sanh vô họ nào, nhà nào cũng đều phải có sự đền đáp công ơn, tức là phải nuôi tăng của cha mẹ, là con mình sanh ra có hai loại con. Một là của cha mẹ đời trước, và cha mẹ đời hiện tại. Phần hai mới đến phần của hai vợ chồng sanh ra. Thí dụ bốn người con – hai người là tăng ông bà cha mẹ, đến của mình, hai người sau là con của hai vợ chồng, là tăng phần riêng nhập thai mà sanh ra gọi là con thiệt. Hai đứa trước không phải, nó là pháp ông bà cha mẹ mình trả công đức nuôi con, trả công đức khi cha me sanh ra thân mình nuôi mà trở lại mới hết cái nợ vì thân mạng.

        Có người vì của vật mà lấy nhiều chồng, nam cũng vì đó mà lấy nhiều vợ. Thiếu nợ họ nào phải vô họ đó mà trả vv… Tóm lại, chỉ vì nợ mà phải lao đầu vô trần. Cũng có khi một vế pháp duyên vào trần một âm một dương mà không đồng một thời gian, người ra trướclớn người ra sau nhỏ, gặp lại nhau có chênh lệch một trẻ một già. Người đời chê bai, nói năng dèm tếu. Người đời họ đâu có biết nơi tâm lực của người ta ra sao, thiệt ra của họ cũng thế. Có khi duyên vô cửa phía âm mà làm con nữ duyên vô nam thì làm con gái, nên cha rất thương con gái vì tâm cơ, lớn lên nó không muốn xa cha nó, là vì cũng một tâm pháp. Nếu kém mười, mười lăm tuổi nó muốn kết làm vợ chồng. Ở đời loại này cũng có, người đời họ chê bai ghê gớm, họ đâu có biết tâm lượng. Bởi không biết tâm lượng nên không biết có linh hồn. Đạo duyên đủ không ai nào biết được duyên đủ của tâm. Khi nó kết vô cũng không rõ nguyên nhân tại sao, vì sao! Cho nên đạo nói đừng khen, cũng đừng chê. Có khen là có chê, rồi lại chê bai ganh ghét lẫn nhau, thiệt ra là không ai hơn kém gì nhau, nói tóm lại là chỉ có đạo các pháp là an vui.

        Ngoài ra châu ngọc vàng bạc cũng là khổ, mà chỉ còn cái hoặc buồn nản, vọng dục không có món gì làm cho ta đặng an vui. Người theo đạo mà không hành, không tu thì cũng bị tổn giảm công đức, sanh ra phiền não, rồi rơi hồn vào ngục tối, đọa khổ, xét xem đạo nào tu hành đắc đạo thì duyên theo để tu thân.

        Để chứng quả, mới thấy quả vui của tâm hồn. Cho đến tổ tiên ông bà quyến thuộc đều vui. Phải nhận ra các lẽ sống vui của tâm hồn, nghiệp mạng – chánh hay tà, thân tâm có mắc mớ. Sự sai khác gia đình có an vui hạnh phúc, có hay không có suy xét cho thiệt đúng theo lệ tự nhiên, không có chèn ép thì tâm sẽ cho biết quả vui có hay không có.

Tự nhiên cầu lạc tịnh
Tự nhiên định về không
Lẽ nào ở tâm không
Không còn ở nơi có.

Thọ ký A La Hán 1967 cho Thiện Tấn
Thọ ký bát (tám) địa Bồ Tát 04/04/1973 cùng Hồng Quân một lần
Tỳ Bà Thy Như Lai thọ ký cho Thiện Tấn và Hồng Quân.

                                              ***

Kính Phật
Kính Pháp – kính Tăng.

***

Kính Phật – Kính Pháp

Kính lạy Phật, con hết lòng kính Phật
Đức từ bi vô lượng vô biên.
Kính lạy Phật, dùng đạo nhẫn vô cùng sắc bén
Con mến thương ghi khắc nơi lòng.
Kính lạy Phật trí cao cả hòa đồng (đại chúng)
Kính lạy Phật, vì thương chúng nên mưa phun mười phương.
Kính lạy Phật, đầy lòng hỷ xả,
Vì thương chúng ban cả pháp luân.
Kính lạy Phật, pháp nhiệm mầu chánh đẳng chánh giác.
Kính lạy Phật, diệu pháp thâm uyên.
Nhập niết bàn đạo duyên vô thượng.
Kính lạy Phật, mở đường soi sáng
Diệt quân ma pháp giới hòa thanh.
Kính lạy Phật, mở đường cứu tinh
Đem tâm chúng về đồng pháp giới.
Kính lạy Phật, giờ đang mờ tối
Các chúng sanh chẳng lối siêu lên.
Xin cung kính sám vì đại chúng.
Kính lạy Phật, đại trí vô biên
Kính lạy Phật, chúng hết lòng kính Phật
Lượng từ bi chúng thảy học theo ngài.
Thương chúng sanh, cả vạn vật muôn loài.
Lòng tùy hỷ nguyện độ cả thảy chúng sanh
Con phát nguyện duyên tâm lành ý Phật
Đạo chánh giác của Phật là nhứt
Độ chúng sanh hằng sa số kiếp
Đến hậu lai vẫn còn chưa hết.

Kính lạy pháp dạy đàng bát chánh (Bát Chánh Đạo)
Vì kinh này chư thánh viên minh
Chứng đạo cả chúng sanh liễu ngộ
Lòng cung kính từ đây đặng độ.

Kính lạy Pháp, kinh pháp diệu thâm
Tùy hỷ lòng từ bi bền trí tịnh tu
Vô minh các hoặc đồng tiêu một lần.

Kính lạy Pháp, mỗi hoài lần chuyển pháp
Cả mười phương tiêu sạch vô minh
Chúng sanh toàn diệu oai linh
Diệt trừ tam độc pháp quang đặng hồi
Kính lạy Pháp, bình đẳng bất phân
Chúng sanh ngộ pháp tham sân tiêu trừ.
Lòng tin cung kính không hư
Tám đạo duyên đủ mới qua lầu vàng.

LỜI RĂN

Giữ thân trong sạch, hạnh phúc biết bao
Giữ khẩu trong sạch, hạnh phúc biết bao
Giữ ý trong sạch, hạnh phúc biết bao

Thân cùng khẩu ý trọn lành
Xa lìa tội lỗi gần trà hoa sen.
Ai mà thân khẩu ý rèn
Giữ cho thiện nghiệp thân bằng đặng an
Ba nghiệp đã đặng rảnh rang
Thác thời nhập thánh là đàng xưa nay.
Bị mắng chửi, lòng chẳng lay
Với người tham độc chẳng hay giận hờn.
Giữ mình thanh tịnh là hơn
Mặc ai gây gỗ, oán hờn mặc ai.

TÁM CHÁNH ĐẠO (BÁT CHÁNH ĐẠO)

1.   Chính kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
2.   Chính tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
3.   Chính ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
4.   Chính nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
5.   Chính mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp không hề sinh thành biến hoại.
6.   Chính tinh tiến là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
7.   Chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về cókhông (hữuvô).
8.   Chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
Ngữ – nghiệp – mạng – chánh
Tư – duy – tinh – tấn – định – chánh
Niệm chánh đạo
(Có tinh tấn – phải có nhẫn nhục)
Đạo cần giữ tám đường này, gọi là đạo trọn thân.

LỄ TĂNG

Kính lạy tăng nghiêm trì giới luật
Lòng tịnh thanh bền chắc oai phong
Kính lạy Tăng giới luật nằm lòng
Duyên trí sáng, thoát vòng tục lụy.
Kính lạy Tăng, dạy răng kẻ tục
Chỉ hạnh tu giáo đức thanh cao.
Kính lạy Tăng, chẳng hạn loại nào
Đem gương sáng duyên vào chúng ngộ.
Kính lạy Tăng, từ chúng đặng độ
Đem chánh pháp giáo điều diễn dụ.
Kính lạy Tăng, giác chúng công phu
Dứt lậu nghiệp duyên về thánh đạo.
Kính lạy Tăng, định phần có sẵn
Sức tu hành đạo thánh cao thâm
Các con nay có lắm lỗi lầm
Xin cung kính – các con sám hối.

Ai gìn giữ được nết hạnh
Cho tốt đó tu mới chóng đắc
Nghĩa là đừng làm ác
Làm ác thì bị khổ mà không được
Có tu cũng bị khảo cho nát thân
Hãy ngó đến những vị tiền bối tu hành ra sao
Phải cầu nhẫn nhục
Mới được tu thân
Chỉ nghĩ lấy một câu
Là đừng tham dục
Các của vật báu này là nghèo khổ
Đọa sâu, không lên đặng cõi trên.
Nhớ lấy một câu mà tu
Xem đâu mà có
Phải tự nơi ta – cái ta là cái tâm !
Không có tâm làm sao có thân
Không có thân làm sao có căn
Không có căn làm sao có biết
Không có cái biết làm sao có cái sống
Chỉ từ một cái biết sống cũng trải qua vô số kiếp !
Mới tạo được cái sống
Sống không khổ, không buồn, không vui, không đau,
Không sân giận, tham dục, dứt tất cả,
Đó mới là cái sống tự tại
Không phải đọa đày gông kìm, chém đâm, hoạn nạn.
Ở trần đều vay vạ, mà lại tổn thất công đức
Gìn được công đức phải có công phu tu tập đạo hạnh
Một xét nét hạnh từ bi cũng rất khó tạo.
Xem cái đức mà gìn giữ cho cái hạnh, tốt đẹp mà chan hòa vào đại chúng, đó là hạnh từ, tự tâm có hạnh – đức – nhẫn kiến
Lìa cái phàm ngu tham dục
Lìa cái độc ác tối tăm
Lìa cái dục chấp chê – cao vọng
Nó dứt lìa các khổ này thì an lạc

Lấy đức nhẫn mà lìa !
Lấy bình đẳng mà duyên
Lấy hạnh đạo mà tu

Các độc phải lo lìa
Lánh xa các khổ mà vì cảnh tâm
Đừng chi mà có sai lầm
Sai đi gang tất khó bề qua sông
Rốt đi ráo sạch dứt gông, rịt ràng
Dứt lứt mới mong an toàn
Nếu còn gieo rắc ắt còn vạ tai
Đạo pháp chỉ một không hai
Hai ba không phải là ngôi của mình.

1.   Kín lời
2.   Không vọng
3.   Không tưởng
4.   Không dục

Nó tiêm nhiễm là khổ, nguy hiểm
Có mà không có mới thiệt, không có mà có mới hay.
Không lay cũng chẳng động
Gọi là tịnh,
Tịnh mà không tịnh là chơn
Chơn mà không chơn là như tự nhiên.
Là như, không tự nhiên là không có như
Như là không hư, không hao – không tổn – không không.

***

        Tịnh đạo phải biết các pháp mình tu. Người tu ở cõi thiên thì khởi mầm từ pháp thiên, ở trần thì pháp nhơn, trụ cõi nào thì nhơn pháp cõi đó. 1,2,3,4 theo thứ tự lần lược mà chuyển pháp. Tu vào pháp luân chuyển, để vào đạo tứ đế, ngũ thông vào thánh địa, sang quả vô sanh.

Chánh chơn trí huệ mới cao thâm
Tịnh tu giải thoát pháp thân thành vàng
Tu rồi mới thấy nhẹ thành
Pháp thanh tịnh lạc, duyên thành thần thông
Qua sang chánh giác đại đồng
Pháp phần tu đủ, lãnh phần cứu tinh.


SỰ TU HÀNH

        Duyên pháp và lọc pháp đều sai khác nhau, không có ai đồng nhau.

        VÌ THÂN KHÔNG TRỌN ĐỦ ĐỨC, NÊN NGƯỜI TU KHÔNG ĐẮC PHÁP, VÌ SAO ? Vì thân dơ, bí, kẹt, không sạch, không biết được niệm giải (BÍ PHÁP). Các sư tu hành đều phải biết giải nghiệp lậu, tức là ác nghiệp còn trao thân pháp không có cửa đi – nên mới nói là bí pháp.

        Chỉ có một việc biết chuyển pháp, mà huyệt đạo không khai mở, cũng như nhà không mở cửa. Còn cửa huyệt – đủ năm cửa, chứ không phải một. cửa nhà ra vô có một, cửa đạo có năm, chia làm bốn lớp : Đất – Nước – Lửa – Gió, nếu phải kéo ở dưới ngục thì phải bảy tới chín cửa.

        Nơi đây ta chỉ lại vấn đề tu đạo giải thoát, mà cầu pháp. Chỉ một việc :

1.   Sám hối trước, sau đó :

-        Chuyển pháp qua cửa huyệt đạo, vì tu lấy pháp bao thân mà giải thoát sinh tử, chớ cầu tu lấy gì để đắc ! Phi PHÁP bất thành Phật. Chư Phật tu đắc pháp lớn mà thành Phật.

-        Các hàng chúng sanh tu mới đắc số ít. Từ thiện tu được quả nhập lưu hay nhất hãng. Tu vào hàng tiểu tháng – quả A Na Hàm tu sang cửa Thanh Văn mới được bốn đại tháng Duyên Giác được năm đại, sang Bồ Tát được sáu đại. Như Lai có bảy đại.

-        Bốn đại là : Đất – Nước – Lửa – Gió+ 1 không đại, Duyên Giác, Thanh Văn
-        1 2 3 4 5
-        6 : Đại kiến thức (Bồ Tát)
-        7 : Đại Thức Giác (Phật)


***


NIỆM DIỆT BẠT NHỨT THIẾT NGHIỆP

“A MA LAM TRUẬT ĐÀ”
“VI MA LAN TRUẬT ĐÀ”
Turi thu lị, tu đa lị, tu ma lị
Ma lị - ma lị - ma lị  (3 lần)
Tu thu lị alam ba ra hùm
Phấn tra
Uru hùm – phấn xóa ha

***

NIỆM DIỆT TAM NGHIỆP

“Án ta phạ, bà phạ
Truật đà ta phạ
Đạt mạ ta phạ,
Bà phạ, truật độ hám”


***


BẢN LƯU ĐẠO NAM THIÊN

        ĐẠO CỦA HẢI TRIỀU ÂM BỒ TÁT, đã lâu kiếp hành đạo độ chúng sanh, tạo ra các điều kiện thuận lợi gieo duyên theo bổn nguyện của Đức Phật Tổ A Di Đà – Có bốn mươi tám nguyện độ cho tất cả chúng sanh. Người bị tai nạn, khổ báo đều có thể độ.

        Duyên đó trong mười pháp giới mà độ cho chúng sanh dứt các khổ báo. Đạo này chuyển thân ra độ mà không xưng danh hiệu của mình. Chỉ có đức Phật ngài biết, ngoài ra không ai biết việc làm của Bồ Tát Hải Triều Âm chuyển thân ra độ linh và các người sống. Thí dụ ở biển bị ngập lụt trôi dạt nơi biển cả, kẻ tự chết chìm hoặc đường xa, kẻ bịnh tật …vv.. có nhân duyên là gặp mà độ, đã chuyển thân ra bao nhiêu chặng, từ Hải Triều Âm, Hải Đăng, Thái Thượng tiên ông cũng pháp đó, cho đến Bồ Tát Đạt Ma, Tu Bồ Đề đến nay là Thiện Tấn cũng pháp đó mà duyên đi lập đạo tu hành độ chúng sanh.

        Bồ Tát ở đạo này, khởi đầu tu thành đạo Bồ Tát là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát mà duyên ra đi trong mười phương cõi mà độ.

        Đạo Nam Thiên nay lập quốc độ Nam Thiên để đưa quyến thuộc về độ.

        Đạo này lo cho chư linh – Các người chết và quyến thuộc đều đưa về cõi trời phương Nam trụ lại đó mà tu hành Bồ Tát mới về cõi Phật A Di Đà. Vì pháp Thanh Tịnh Đại Hải là tăng của A Di Đà. Đạo này không có khoe danh, chỉ âm thầm mà độ. Bồ Tát đạo này làm theo hạnh của Đức A Di Đà. Đạo Bồ Tát không có xuất gia ra chùa, mà trụ tại nhà, tại cốc, vườn rừng, gặp đâu tu đó để độ cho chúng sanh. Đem pháp vô úy ra mà tế độ.

        Ai xem trong kinh Phổ Môn, đức Phật ngài chỉ danh của bốn loại Bồ Tát độ ở cõi Ta Bà :

1.   Diệu Âm
2.   Quán Thế Âm
3.   Phạm Âm
4.   Hải Triều Âm

        Có công đức độ chúng sanh, rất là cao độ. Nay ta đạo Nam Thiên : Bồ Tát độ linh kỳ tăng độ đã xong. Từ 01/07 năm Nhâm Thân 1993, Như Lai đã đến tận chổ hành đạo trong đêm 01/07 chứng minh cho đạo Nam Thiên Bồ Tát.

Chơn tu đạo không đắc pháp thì phía vô vi
Bề trên nói làm chẳng hề biết
Cũng chẳng có ai thấy hay đến gần

Chúng sanh không hề thấy được thân Phật và chư Bồ Tát
        Tâm đạo của họ tốt mà họ dồn ác nghiệp nên vì thói quen mà hành theo điều ác. Chúng thọ pháp ma tối tăm không làm sao cho họ giải thoát linh hồn của họ sanh thiên hà huống là tin Phật đạo.

        Chúng sanh ở cõi này toàn là ma. Không có ai là đủ đạo làm người. Chúng chỉ ăn ác, làm ác, mà chúng nói là hiền. Kẻ ăn thịt chúng sanh mà nói hiền chẳng có ai nào – được, làm như vậy mà muốn tu đạo thì thấy quá xa. Ta độ linh thọ ngục sâu lâu đời mà nghiệp còn chưa tiêu, làm sao ở thế gian mà làm cho tiêu nghiệp của họ. Tưởng rằng kẻ chết chỉ cầu kinh sơ sơ mà họ nói là đã siêu, làm sao họ thấy được người chết hồn nó ở đâu, siêu hay không siêu ? Thiệt là giả dối, khoe mép, nói láo ! Chẳng có một lời chơn thiệt.

        Muốn độ phải tu lấy pháp mà độ, có pháp mới tắm gội, có pháp bao thân cho họ, nhờ pháp mà nhập được vào thiên giới. Đất thiên ở trên đây – sao không ai thấy đến của chư thiên mà chỉ thấy toàn là hư không.

        Tu học phải thọ pháp thiên trước, đủ số mới tu vào pháp thánh. Vào được đắc thánh rồi mới tu vào pháp Phật, là đạo Bồ Tát. Chớ có khoe khoang, tự cao mà rơi rớt vô ngục. Người phàm tục chưa tu mà cầu pháp làm Phật.

        Ta thấy người trần quy theo đạo Phật, thân đầy cộm ấm ma mà muốn về cõi Tây Phương, đất lưu ly của Phật. Khó tin. Phải là hàng tánh vô lậu mới vào được. Còn làm quỷ ma không có lẽ đất Phật chứa cả ma quỷ hay sao ? Tất nhiên là không được. Làm sao qua được làn pháp của lưới đế châu của Phật. Chớ nên khoe. 

        Đạo chánh đẳng chánh giác của Phật nếu ai tu khéo lắm mới vào được chơn huệ, vì chư Bồ Tát tu vào hàng bất thối đạo mới nhập được vào huệ trí của Như Lai. Mà có đặng Nhứt Thiết Chủng Trí – Tự Nhiên Trí – Phật Trí – Vô Sư Trí – vào Bồ Tát đạo, nhứt thừa – Bồ Tát tu đạo này phải chơn và chánh – rốt ráo … pháp mới sáng, mở trí khai đạo, chuyển pháp luân của Bồ Tát và pháp bất thối, cho đến chuyển pháp luân thanh tịnh là Bồ Tát Ma Ha Tát. Về hàng độc giác đạo – Tu vào Đại Giác Đạo, vào Đẳng Giác Đạo, trót mới vào hàng chánh giác đạo, mới đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, có mười đại trí kiến, thần lực.

        Công đức tu tập hành đặng đạo chánh giác không phải dễ, mà có ức muôn tỷ đăng kỳ vẫn còn chưa được, nói thì gần mà tạo thì lâu. Đạo của chư Phật rất là lâu xa không có con số đếm.

        Nên biết rằng, tất cả bỏ buông, không còn giữ lại một vi trần, mà chia ra làm tám vạn tư phần, không còn có một phần đó mới là đạo.

Phải lo ở vế bên tâm
Bên tâm mới thiệt là cái của ta
Bên trần là cái giả tạm
Phải ngừng bên trần, mà làm cho bên tâm
Làm cho tâm là phải niệm thầm, liên tục, không có ngừng nghỉ.

Phải yên lặng ở vế trần, và lo chuyển pháp về cõi hư không, vì đạo chánh thì không có trụ vào đất mà trụ ở hư không.

Sạch dơ đều ở lòng người, làm ác thì không tu hành được. Đạo Bồ Tát là không có món độc nào ở trong thân nhiễm, cho đến không còn một ly suy nghĩ vọng dục, thì mới vào đặng pháp này, tu đạo hành là tự mình phải ăn, ở cho thơm ở đời, chớ có để cho ai họ nói. Chớ nói ra một lời xấu, tức là mình tốt, nói ra lời xấu là mình xấu. Phải biết rỏ việc này mà lo tránh né, phạm vào là chết mất không còn món nào yểm trợ cho. Đừng có cậy tài khoe khoang, rất là tai hại cho bản thân. Phải tự kiềm chế lấy căn, chớ để căn ý nó tự hành ta, phải kiềm căn ý nó hay ham ưa, ý căn hay xúi làm bậy mà quả báo ta chịu khổ. Lúc nào cũng phải lo mà gìn giữ, chớ có thâm lậu mà khổ. Bởi không gìn giữ chân tâm, các việc làm phải sạch, gọn gàng, ngăn nắp, tất cả phải sạch sẽ, dù không có tu mà của vật để tâm tướng cũng dơ, đã dơ là khổ.

Tu Vào Pháp Rốt Ráo Sáu Ba La Mật
1 – Trì Giới
2 – Bố Thí
3 – Nhẫn Nhục
4 – Tinh Tấn
5 – Thiền Định
6 – Trí Huệ


***


Tu Đạo Bồ Tát , Nên Đi Vào Mỗi Lớp Pháp Mỗi Chặng

-        Có rốt ráo của mỗi phẫm thì mới qua cửa mỗi chặng
-        Nếu không rốt ráo thì chỉ đứng chết ở một chổ
-        Vào pháp Ba La Mật rất là khó vào

Xem – đi – mỗi chặng pháp bảo
Phải biết tu pháp nào – duyên pháp nào phải niệm pháp đó
Niệm ở điểm nào – trúng điểm tu hay sai biệt
Chuyển pháp đúng huyệt đạo hay không ?
Tu được pháp khó, giữ pháp lại càng khó hơn

Thí dụ trồng lúa – gặt về  –  chưa chắc đủ số. Về nhà chưa chắc được nguyên lố mà không bị mất mát. Đạo và các pháp cũng vậy, tạo ra hột pháp phải là lâu xa, vô lượng kiếp số mới được tu, tu vô số kiếp mới được hột pháp mà không giữ được, có thể bị ma nó cướp mất lại bị tay trắng.


***


Tu Vào Duyên Giác Thừa

Tu diệt tắt – 12 phẩm – cửa pháp của đạo ngũ thông, Duyên Giác thừa.

***


Tu Vào Thanh Văn Thừa

Đạo Thanh Văn tu lấy 4 đạo, xem tu tập của mỗi chặng.
Xem một quảng đường dài từ quả Thanh Văn – Duyên Giác đến Bồ Tát đạo, đạo 3 thừa của Chư Phật. Mỗi đoạn đường đi, tức là tịnh đạo của mỗi thời gian, tính năm của mỗi lớp tu tịnh đạo. Niệm diệt, và niệm căng thiên, sáu câu pháp trụ thì hiện thân lược mới nhớ mọi người, khi diệt tiết lậu ngũ ấm.

Nói dài khó hiểu, nên ta vẽ bản đồ - xem mà biết tu vào pháp.
6 + 12 + 6 = 22
22 + 12 (Pháp Thánh  + Thiên) = 34 (Cõi từ dục thiên tu lên)

Tu hành đi từ cõi
Nhơn Gian – 1
Thiên Dục – 1
Sắc Thiên – 6
Phàm Thánh – 3
Thanh Văn – 4
Duyên Giác – 12
Bồ Tát – 6

Xem tu từ cõi nhơn lên dục thiên mà phá đặng ngục của riêng mình, duyên lên sắc thiên, đi sáu cõi trời sắc pháp băng qua hết sáu cõi mới vào quả phàm thánh, lọc sạch các pháp mới băng qua đạo Thanh Văn, qua Thanh Văn vào Duyên Giác đặng đạo này mới qua Bồ Tát đạo. Thời gian đi rất là cam go, lâu xa. Theo giáo pháp Phật thừa, các pháp đều viên minh, các pháp kết pháp tử. Gọi đó là pháp tướng thanh tịnh rất vi diệu, gọi là hàng thánh thai. Đạo phẩm hàng Bồ Tát mới đủ các công đức gọi là quả tinh thần, thánh thai pháp tử là thánh tăng con Bồ Tát. Ai đắc quả cao hàng Bồ Tát , các pháp mới duyên nhập mà hiện ra thân thánh, trong sạch không vết nhơ, xinh đẹp màu thanh tịnh, gọi là thánh vô lậu. Bồ Tát nhờ loại này để tu đạo Bồ Tát, theo qui định đủ số là đặng thọ ký thành Phật. Số tăng thánh thành Bồ Tát vô lượng lên tám ngàn tám trăm bốn chục ngàn và thánh tăng bảy ngàn hai trăm vạn thì đặng thành Phật, lập quốc độ Lưu Ly. Đời nay số lượng còn tăng cao. Người tu chưa đắc đạo Bồ Tát không biết công đức của chư Bồ Tát có thánh thai, pháp tử ở đâu ra, do đâu mà có, nếu người tu chưa đắc Bồ Tát, không biết lí do tại sao Bồ Tát có nhiều thân, nhiều con cái ở đâu lại, cũng như Đức Phật tổ Thích Ca, ngài chuyển ấn pháp thân con ngài hiện về đầy cả cõi Tam Thiên, Đại Thiên, số đông gấp ngàn lần cát của sông Hằng mà ở cõi này sững sờ không hiểu tại đâu đến. Khi Đức Phật tổ chuyển pháp hoa, tất cả Bồ Tát và thánh tăng băng qua đất thiên, đầy đạo cả cõi hư không. Chư Bồ Tát ở cõi này sửng sốt không biết lí do, và Như Lai ngài nói “Chúng là con ta, đã chỉ dạy từ lâu xa lại, không phải mới giáo huấn, mà mọi người lại nghỉ, tại sao, vì sao”. Ngài Bồ Tát, thánh thai pháp tử đó là con ngài, do pháp ngài chuyển thành.

Hiểu ra lí này thì chẳng cần phải gặng hỏi, vì tu đắc Bồ Tát thì tự biết mình có do pháp hiện ra tướng tinh, có chi là lạ.
Phần ta hiện đời nay, ta có số pháp tử có cả muôn triệu, không ít, chỉ có Đức Phật ngài thấy, ngoài ra không ai thấy biết.

Tu đắc quả Thanh Văn, Duyên Giác, có quả vật chất, tức là cây sai trái, lúa đậu trổ bông, chớ không có đặng quả tinh thần. Quả tinh thần phải là Bồ Tát Ma Ha Tát mới có nhiều pháp tử. Chư Bồ Tát sơ địa đến thập địa có ít, chưa có đặng nhiều.

Thánh thai pháp tử của Bồ Tát thời gian ngắn đã thành A La Hán. Thời gian năm bảy năm là đủ đạo Bồ Tát, thí như cha sanh con, con sanh cháu, cháu sanh chắt… cứ vậy mà phát triển thêm mãi. Thí dụ Bồ Tát đắc đủ sáu trăm pháp thân Bồ Tát, thì một vị Bồ Tát có ba pháp thân, ba vị sanh ra ba ông pháp tử thành sáu, một thành ba, lại một thành ba … sáu trăm vị Bồ Tát chuyển ra :
2×600 = 1200, rồi 1200+1200 tăng = 2400. Từ 2400×2 = 4800, cứ như vậy mà sanh hóa mãi không ngừng. Cứ bảy năm sau đó có một đợt thành Bồ Tát, cứ hai lớp tăng có một lớp đủ đạo Bồ Tát. Cho nên nói ra ở đây cho đạo nghe mà biết. Thiện Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát có vô số thánh tăng thành đạo Bồ Tát.

Tu đạo Bồ Tát phải khai đặng cửa đãnh mới thành đạo Bồ Tát. Nếu tu đi qua cửa tai, cửa mắt thì thành đạo Thanh Văn, Duyên Giác. Xem học phải ghi nhớ. KẺ ĐI SAI MỘT LY THÌ TU PHẬT THÀNH TIÊN, có người tu tiên lại thành Bồ Tát Phật, tu Phật lại thành Bồ Tát tiên, lý lẽ rất dễ hiểu. Tu đạo đúng pháp Bồ Tát thấy Phật trụ về hư không.

Pháp đi của Thanh Văn trụ về sắc, pháp bay ra hư không, gọi đó là đạo vô thượng.

Nay ta chuyển pháp hoa, trụ giữa hư không. Không có đi thấp 100m mà trên 2km, 4 – 5km cao.


***


ĐẠO VÔ VI

Cái mà không ai thấy, tu đặng Bồ Tát, thì hạnh an lạc bật nhất. không còn món nào hơn, quả vui rất vi diệu. Thấy đóng Thánh là an vui.

Bồ Tát nay độ linh ở thời kỳ tăng độ 2500 năm – Đến 2538 ÂL (1994).
Dứt điểm 01/07/1992, Bồ Tát Ma Ha Tát 1985 – 1994. (Thiện Tấn)

Ở đời mạt pháp, chúng sanh nhơ nặng, bủn xỉn, tham lam, dục vọng cao, làm sao có thể tu vào đạo Bồ Tát. Đời không Phật, không pháp, làm sao vượt qua chúng ma quỉ đông mà tu hành cho đặng pháp lành. Tu mà không gìn căn đạo thì khó tu. Trong tất cả các pháp môn, cũng dùng căn đi hàng đầu, nếu mất căn thì không còn cái sống, có căn mới có sống, thân không có căn thì chết.

Người cầu đạo là cầu sự sống lâu, chớ không có cầu món gì. Cầu sự sống, có đặng nếp sống đều là do nơi pháp, không có pháp, sự sống không lâu, thân căn cạn mỏng. Thiếu pháp, không có pháp bảo bao thân, chúng sanh rơi vô ngục vô hầm. Ví như côn trùng bầy mối, kiến cũng vậy. Đã là người phải có trí suy xét, tỏ rỏ nguyên nhân, các đường hướng. So sánh ta và người thiện ác ..vv..


***

SÁM HỐI

Mọi sự tiến triển đều phải cầu sám hối thân tâm

KINH CẦU SÁM HỐI
Nam mô cầu sám hối chư tôn Tam Bảo
Nam mô cầu sám hối A Di Đà Như Lai
Nam mô cầu sám hối chư Phật, Pháp, Tăng mười phương ba đời
Chứng minh cho các con phát lồ sám hối :
Cầu xin chư Phật xá tội lỗi lầm
Ăn năn gội rửa lòng phàm
Do thân, khẩu, ý việc làm đều sai
Sát sanh hại vật nhiều đời.
Tham lam sân giận miệt mài chiếm thâu.

Ý căn lường gạt dẫn đầu,
Khẩu con ton hót lọc lừa trái ngoay.
Thân con chặt chém. Không tha,
Tạo ra các thức bít bưng tối mù.
Nghe theo hoặc xúi người làm,
Hoặc nghe thấy ác lòng phàm vui theo,
Hoặc lấy của vật đem vào,
Tham lam của vật tự đào hầm sâu.

Lục căn con tạo từ đầu
Che dấu cất giữ biết bao cao đầy.
Ngục sâu đã tạo lâu đời,
Nay con xin sám, ngục này ngã tiêu.
Vì con khờ dại đời lâu,
Si mê lầm lạc từ đầu đến đuôi.
Giờ này con tỉnh giấc mê,
Xin cho sám hối trở về Phật môn,
Nay con tỉnh giấc mê hồn,
Vui về cõi thọ, Thế Tôn đặng gần.
Hiện giờ con sống ở trần,
Trước đây khổ đọa nhiều đời trải qua.
Từ sanh cho đến tuổi già,
Tạo ra các quả nhiều lần a tăng,
Phước phần tổn giảm tội khiêm lại nhiều.
Nay con cầu sám đủ điều
Khai ra các tội con thời đã gieo.

Hoặc chiếm chồng vợ người ta
Chửi cha mắng mẹ mắc vào tội khiêm
Hoặc thâu chiếm đoạt của tiền
Hoặc cướp vàng bạc làm riêng của mình
Hoặc vay không trả lại người
Chiếm thâu lường gạt nên vào hầm sâu.

Vạ tai làm quỷ không đầu
Cũng vì tham dục đọa vào âm ty
Cỏi đây là cỏi A Tỳ
Tối tăm bưng bít biết gì nửa đâu.

Thân con khổ đọa trải qua,
Tam nghiệp con nặng trụ nơi Tam Đồ.
Thân con nằm lẫn côn trùng
Bọ bay mấy cửatrùng trùng như nêm.
Trùng độc cắn rúc thân con
Ăn da hút máu buốt đau đêm ngày
Nay con biết rỏ việc này
Con xin sám hối cho hàng chúng nhơn
Đừng ai khờ dại đảo điên
Lở ra rớt xuống âm cung khó về.
Con xin sám đức Bồ Đề
Ban ân xá tội con về bồng lai.
Con xin ghi nhớ đêm ngày
Đời đời kiếp kiếp con thời không quên.
Nguyện lìa các việc thâm cầu
Con tu thành đạo ngỏ hầu độ linh
Sau còn thân quyến của con
Hằng sa quyến thuộc đủ duyên siêu về.
Con sám cho chúng lìa mê
Quy theo chánh pháp đặng bề lạc an.
Con sám cho đủ các hàng
Âm dương hai pháp thuận đàng quy chơn.
Con sám cho cả chúng sanh.
Nhơn thiên đủ đạo thánh hiền cao ngôi.
Con sám tiêu tắt luân hồi
Diệt trừ phiền não đặng hồi pháp quang.
Con sám cho cả mười phương
Noãn, thai, thấp hóa đồng thanh trở về.
Con sám cho cả cỏ cây
Đất đá tứ đại đồng siêu một lần.

Con sám cho chị cho em
Chư nhơn kiến đẳng giác chơn đủ đầy.
Con sám cho mẹ nhiều đời
Cho cha nhiều kiếp đồng thời đặng siêu.

Con sám cho đủ căn lành
Người người thừa hưởng pháp ban Phật thừa
Chúng sanh đầy đủ căn cơ
Nhờ ơn đức Phật điểm tô pháp mầu.

Đức tin nhẫn nhục làm đầu
Từ bi hạ liệt, là câu sửa mình.
Con sám tất cả đức lành
Quỷ ma dứt nghiệp đều thành đạo chơn
Chúng sanh tiêu tắt nghiệp duyên
Lìa xa ba cõi đảo điên của đời
Trụ về cõi Pháp tam ngôi
Vô sanh pháp nhẫn đặng phần chơn như.

Thành chơn vô lậu con về
Đạo lành đắc giác lìa mê
Nhất thừa đại đạo đủ bề cao thanh
Chơn như đầy đủ đạo lành
Đạo chơn chánh kiến chuyển thành thần thông
Kim thân đủ cứng như đồng
Đủ ba ngôi sáng, tám đường cao ngôi.
Đắc chơn chánh kiến Phật thừa
Pháp mầu mở rộng cao siêu
Mười phương du hí đủ điều pháp thanh.
Con sám đầy đủ duyên lành
Cầu xin chư Phật ban ơn đủ đầy.

Nam mô cầu sám hối A Di Đà Phật
Nam mô cầu sám hối A Di Đà Như Lai
Nam mô cầu sám hối chư Phật, Pháp, Tăng mười phương ba đời.

***

Lời giải độc là lời nói trừ độc, tức là sám hối, ăn năng hối hận, bỏ ác cầu thiện, cải hối lìa các sự tối tăm, độc ác, mà duyên về quả lành, sự thúc đẩy siêng năng tinh tấn.

Mỗi đời được tu đạo phải nhẫn cho cao : Mỗi tháng, năm, đều phải cầu tiến, chớ nên đứng riêng một chổ.

Thí dụ : Đạo là con đường sống.
Đời là con đường nửa sống nửa chết.
Đêm ngày – Âm dương – Sáng tối

Đây mới tu vào đất thiên, chưa nói về thánh địa. mỗi đời cầu lên một nhịp, chớ để rớt.

Người đời tu học có một điều, cần tu tịnh, thâu lấy 4 đại trước đã, rồi mới tính đến việc khác. Vì cần nhất là có đặng 4 đại để nuôi thân, sống ở cõi Trời, rồi mới tu vào các đạo. Không có 4 đại thì tu món gì cũng còn lâu, phải có vật chất nuôi pháp thân đã, rồi sau đó mới tu vào Phật đạo. Đừng có vọng, cao vọng thì bị rớt khổ, phải siêng mà lo cho bản thân trước, có số vốn rồi mới tính đến việc khác.

Loài người chúng nhơn nên suy nghĩ mà lo cho phần linh hồn của mình. Đổi lại bổn tánh hiền hòa, dứt tất cả cả điều ác, từ thân, khẩu, ý phải giữ gìn cho nghiêm túc. Chúng sanh cũng vì không biết giữ ý, thân mà bị cột vào cái thân tối tăm, bít bùng, không đặng ra ánh sáng, cứ ở trong ngục tù, hầm kín, trải qua lâu đời nhiều kiếp mà không biết lý do. Phải biết việc làm, lối đi thế nào. Làm sao cho tâm hồn phải thơ thới, nhẹ nhàng, sạch sẻ mới an vui. Không bị ràng buộc, trói chăn, kìm kẹp là do bản chất lậu, gọi đó là trược, căn mạng trược, kiếp trược, ví như cây mục…vv

Làm người gieo ác, khi đến thời trả quả báo rất là khổ sở, không nói lên được.

Nói về vấn đề thâu pháp và vấn đề thâu tiếng : Người không có pháp

a.    Nghe thâu tiếng pháp âm của chư Phật, hay của Bồ Tát, hay chư Thánh, thì đặng phát nhập tâm.

b.   Còn như nghe tiếng người, thì tiếng lời của người nói không có nhập đặng, lâu rồi tan biến. Nên nghe pháp thì pháp trụ trong tâm, đời đời đặng pháp trợ duyên cho để tu, hoặc trợ duyên cho mạng, căn đặng an vui khỏe mạnh, có thể đặng siêu, khi chết đặng sanh về trời, xa lìa được cõi khổ nạn. Nghe được Bồ Tát nói pháp là có lợi hơn cả, được công đức hơn công đức tích lủy lâu đời cũng không bằng được, chưa nói là được Bồ Tát cho pháp lành, thì lại càng thù thắng cho đời sau, ăn làm thắng diệu không thể nào tính toán được.

Đêm nay sửa về các pháp của giới Ba La Mật, trì giới và bố thí, nhẫn nhục tinh tấn, thiền định trí huệ …

Tu đạo Bồ Tát rốt ráo : Là trì giới, giữ giới, là các phần ác phải nhớ mà lìa dứt, bao nhiêu điều ác chớ cho nhập, phải xa lánh, đó là giới cấm.

Đi trong giới lành toàn thiện, đạo Bồ Tát là trì trong toàn thiện, không có đi vào điều ác, phải lánh xa điều ác, phải trì trong 6 Ba La Mật mới đặng đạo nhứt thiết chủng trí huệ.

Ta vì hành đạo trong sắc pháp này, đến đây mới đặng chuyển Pháp Hoa, loại 4 – 6 – 8 – 10 cánh, loại Pháp Hoa là diệu dụng bật nhất. Pháp này đến đâu các nghiệp lậu đều tan biến rất mau lẹ, pháp nào đến cũng còn lâu nó mới tiêu. Chỉ có Pháp Hoa mới trị được các nghiệp điên đảo, tham sân của chúng mới tiêu.

Chúng sanh xa đọa rơi vô ngục cũng vì tham lam, tạo ác nghiệp mà tự chìm vào hầm sâu, lâu đời nhiều kiếp không ra. Loài người tu được pháp này phải trải qua tu kiếp chứ không phải vài đời mà thắng được pháp đó. Nói đến pháp chúng sanh sao không nghe, không biết, cũng không tin, vì chúng không thấy, chúng làm người mà chúng mê tham, sân, si, cao mạn, khinh khi, chê bai, hẹp hòi, bủn xỉn. Chúng có bổn tánh thể lậu không bỏ được nên dầu bị khổ mà chúng không biết khổ, cũng không hề có cái biết đạo là gì, pháp là gì. Hiện chúng đang thọ, đang hưởng mà chúng nói là chúng không có hưởng. Chúng không hề có cái biết sống, chúng đang thâu nhập mà nói là không có thâu nhập pháp khí. Hỏi chúng đang hít vô thân mà chúng chẳng có hay biết, chúng cũng không biết gì lũ thú cầm, heo, gà, chó, chỉ biết sống mà không biết món gì làm cho được sống. Khi tắt hơi thở, hết được thâu pháp khí là chết, mà chúng cũng chẳng hay, chỉ nói là nó tắt thở, nó chết rồi thôi.

Các chúng nhơn ở trần hiện đời, căn cơ rất mỏng, không hề biết đạo lý là gì, chẳng biết pháp là gì, chỉ biết ăn và làm, ngoài ra không biết gì là đạo, là phước đức, lẽ sống, không hề biết có cái biết của nó. Thí dụ làm món gì mà có đặng nhiều của cải, là mặt chúng vênh lên, coi ai cũng rẻ, cậy tài, cậy có của mà khi chê bạn bè.
Sau đó hết tiền của, bị đói nghèo, thì không dám đến ai, xấu hổ, thẹn mặt. Lúc đó mới thấy toàn là cay đắng, cho nếm mùi chua chát. Ta nói không có chúng sanh nào thoát được vòng tục lụy, là bị đổ rơi nước mắt, sướng lắm khổ nhiều nghe chưa, nhận được phải suy ngẫm cho kỷ.


***


GIẢI NGHĨA KINH PHÁP

Giải Kinh Pháp của Đức Phật

Ngài nói nghĩa và pháp lý, ngài nói ở cửa pháp Đại Thừa, pháp ngài bay ra ở cửa chặn mày, không phải pháp ngài bay ra ở vế dưới. Pháp thật có chứ không như người trần nói, có tiếng lời, mà không có pháp, vì người đời không có pháp, ngài chỉ đâu, định đâu là có pháp tại đó bay ra.

Kinh nói “hầm lửa bỏng nóng cháy

Đó là tâm nghiệp của chúng sanh, có thương ghét, hận thù, nung nấu lâu đời, nóng bỏng hơn vô hầm lửa. Vì chúng sanh có tham sát, ganh ghét, giận hờn mà sanh ra thù oán, vì lòng tham, sân, si, ba nghiệp mà sanh ra nhiều món lậu dơ dáy.

Kinh pháp nói lòng điên đảo của chúng sanh nó vốn tăng cao, đã gá vào một việc nó tăng làm hai. Đã có hai, ba rồi nó tăng lên gấp hai lần bằng  6×2 =12. Nên lên đây việc đó còn nhẹ, thiệt ra nặng hơn núi Thái Sơn. Đừng nói là ta vô tội.

Phải ăn ở cho toàn thiện, giữ gìn cho thiệt sạch, có lẽ còn có cái vảy đen nó rớt vào.

Kinh Đức Phật ngài nói, không thiếu một nét nhỏ nào mà không nói ra cho chúng sanh nghe.

Đức Phật nói Pháp Không

Pháp Không  là pháp trụ về cõi hư không, không có trụ về đất. Thí dụ : Người hiểu được pháp trụ không, ví như ta thâu pháp ở cửa mũi là pháp khí mà mọi loài chúng sanh đều phải thâu pháp khí của Phật mới đặng sống, không có pháp khí là phải chết.

Ta thấy người chết khi ngừng thở là chết. Pháp khí rất là quan trọng, sáu căn pháp của chúng sanh trụ trong thân tàn mà không có ai thấy đặng căn cơ của mình. Các căn cơ này ở nơi tâm chuyển ra, lập thân khi căn cơ rút về, lìa xác là chết, căn chưa rút ra là còn sống.

Sống là do căn thâu pháp khí vô cửa mũi mà sống, và phải thâu rút liên tục không ngừng. Cơm ăn một ngày một bửa, hai hay ba ngày nhịn ăn vẫn chưa chết, như thế mới biết là sống đây phải nhờ cái gì, mới đặng sống, chớ không phải cái sống ở cả nơi ăn, mà là ở nơi pháp khí của Phật thôi.


Lẽ Sống Ở Nơi Pháp Khí

Lẽ ăn uống là Pháp Thụ, trong cơm nước cũng có pháp, ăn uống mới biết no. không có pháp, ăn uống không thấy no. No đủ là ở nơi pháp cả. Cho nên tất cả lẽ sống đều nhờ nơi không, tâm không, căn không, trí suy nghĩ cũng không, tức là ta không thấy tâm và căn, mà pháp cũng đều không thấy, mà chỉ thấy cái tướng trần, có hiện ra hình tướng ở thân trần thôi. Các căn tâm đều ẩn nhập vô căn trần. Thí dụ : Căn tâm rút ra ở căn trần, thân trần đều bất ưng lay động, việc này ai cũng đều rỏ biết mà không rỏ lí do nhờ đâu mà sống. Không có căn pháp là : Không còn sống.

Ta thấy người chết thì rỏ biết vì sao mà chết, tâm lượng chỉ được thâu pháp của Phật có hạn lượng, chớ không phải là muốn thâu bao nhiêu cũng được. Ở đời ta thâu vô có đặng bao nhiêu. Khi hết thâu, chết đi cũng như ta ăn no, về âm ta sống với số lượng của pháp bảo đó. Khi nuôi pháp thân cạn, lại sanh lên làm người mà thân cứ như vậy mà diễn tiếp mãi, đời này qua đời sau.

Cho nên khi ta tu là ta tự tạo ra cái máy mà thâu nhập đặng số nhiều, thì sống lâu, gọi đó là thánh, chư Phật ngài có máy lớn thâu hồi pháp, nên gọi là vua của các pháp, ngài muốn bao nhiêu cũng được cả.

Thế nào gọi là pháp lớn, thế nào là pháp nhỏ ?

Pháp lớn là pháp trụ không vì hư không rộng lớn. Pháp nhỏ là pháp trụ có, là trái đất, là nhỏ. Pháp lớn, đã lớn và còn lớn hơn nhiều vì hư không lớn rộng.

Phần pháp đã rộng lại lớn, còn có một lẽ nửa là thanh tịnh và diệu dụng, có một bụi mà bao chiếm cả Tam Thiên, và theo ý muốn của pháp sư. Muốn sao được vậy, cho nên Đức Phật ngài thọ lượng không có con số nào bằng thọ lượng của Phật. Mỗi một a tăng kỳ, na do tha kiếp, có ai biết đặng con số đó.

Do đó mà người trì pháp, một là Đại Bi, hai là Đại Hỷ, ba là Đại Xả, bốn là Đại Nhẫn.

Do bốn phần này mà phải thọ trì lấy quả trí tuệ mới thấy được pháp Đại Thừa.

1.   Đạo thấy mà không thấy là xa.
2.   Đạo không thấy mà thấy là đạo gần.
3.   Đạo được mà không được là đạo xa.
4.   Đạo không được mà được là đạo gần.


1.   Là Pháp nhỏ, không được pháp lớn.
2.   Đạo qua mức thấp lên mức cao.
3.   Đạo được pháp nhỏ, không được pháp lớn.
4.   Đạo bỏ cái nhỏ qua vào cái lớn.

Pháp lớn là pháp trụ về cõi hư không. Pháp nhỏ là pháp hữu lậu, nên trụ vào cõi đất nhỏ. Người đắc pháp nhỏ, đều trụ vào cõi đất, và dùng danh sắc, tiền bạc, ngọc vàng. Các loại này có lúc no, lúc đói, lúc sướng, lúc khổ, khổ nhiều sướng ít, buồn nhiều, vui ít, giàu ít, nghèo nhiều. Pháp tiểu thừa là như vậy.

Pháp tiểu thừa có sanh tử luân hồi, sa đọa, lâu đời… Người tu hành cầu đạo mà không biết đạo thiệt, các pháp bay ra cửa nào là Đại Thừa, cửa nào là tiểu thừa, thì phải xá mà cầu Đức Phật hoặc Bồ Tát chỉ cho chổ làm. Người tu mà không lìa lòng chấp thì khó tu.

Đạo thì dửng dưng, không nên soi bói việc của người, phá lòng kiêu mạn, ganh ghét, xu nịnh, cống cao, dục vọng, đảo điên của mình, sợ tội lỗi, một lời nói sai cũng có tiêu, lòng hẹp hòi, bủn xỉn, so đo phải xa lìa mà đổi tánh, duyên về đức lành.

Tu hành mà so sánh việc làm người phải và trái, thiện hay ác, để so lường nơi trí suy nghĩ, cái gì còn tưởng vọng là món đó còn, cái gì dứt lìa là không còn có chạm tới. Mỗi lúc ngồi so sánh cái của mình còn bao nhiêu món lậu thì nên niệm mà diệt.

Kiến Ngã : Cái ta
Thính Ngã : Cái ta
Hương Ngã : Cái ta
Vị Ngã : Cái ta
Mạn Ngã : Cái ta
Ý Ngã : Cái ta

Cái ta chán gọi là không ngã.. vv…

Người thế tục không thể biết được cái không, cũng không biết được chánh tà.

Kẻ tà kiến và người chánh kiến ra sao ? Người chánh kiến là hàng trí thức : Gọi là thiện trí. Kẻ tà kiến là chúng ma quỉ ác đạo. Người thiện đạo sống đâu cũng vui vẻ. Kẻ ác đạo sống đâu cũng khổ, vì có cái tham, cái ghét, cái sân si nên thường bị độc giam cầm. Cái án đã tạo ra, thì chính nó làm cho khổ. Ví dụ : Cục đá nam châm ở đâu cũng có sắc vụn chui vô, suy xét cho rỏ vấn đề quả báo, người muốn đặng an ổn cho bản thân là phải sợ tội quả báo. Khi đã tạo ra, không thể giải nó được, mà phải đứng đó mà lãnh phần. Một sát na đã tạo cũng lãnh án tù lâu đời, đừng nói chi là số nhiều. Biết giữ thân thì phải đặt đức nhẫn đi hàng đầu, làm bình phong mà chắn bảo táp kéo đến. Đó là đở cơn sầu lo, lửa cháy đỏ. Một cơn sân giận, một nét giận, nó đốt ta từ năm này qua năm khác, … gọi là nhà lửa đó nó đốt, phải cam chịu quả đó, vì nó ẩn trong thân. Một nét tự ái, đã mất cả tình yêu thương, một ly giận hờn cũng mất tình thương của cha mẹ, con cái, bạn bè, anh chị em, thân quyến. Đó là cái nọc độc đáng sợ.

Chơn tu đạo không lìa nó ắc sẽ bị nó khảo sát nặng nề, làm cho bệnh đau nặng, hoặc trong thân, trong xương, trong gân, máu, ghẻ lở, máu mủ, phù thủng, gan, ruột…vv Bị mắng chửi không thiếu câu nào. Bị đói, làm cho ai cũng bất mãn, chán ghét …vv Nam thì bỏ vợ, nữ thì chồng bỏ, bị đánh đập việc này, không ai là không có. Nếu xuất gia vào chùa cũng bị đuổi ra, không cho tu.

Thế Nào Là Nghiệp Vô Minh ?

Vô là không sáng, là nghiệp thức tối, vì tạo ra cái thức tối, thức đen, gọi là ấm thức, nó bao quanh thân, kết làm nhiều lớp. Thức này tạo ác nghiệp mà biến thành thức độc bao quanh. Khi nó phun ra hơi, thì thân người đời có tánh xấu tham lậu, chấp chê ganh ghét …vv Tham lậu là trược mạng, hay ưa tà kiến, cảm giác ngu si, điên đảo, hung dữ, do đó mà biến thành quỉ dữ. Nói cho ai đó xem đây mà đổi ra tánh sáng, vô lậu, lìa ngục tối tăm. Muốn tạo tánh sáng phải đổi tánh hiền đức, bỏ tánh thô lậu so đo.

Thấy bao nhiêu món đạo pháp khác nhau, từ Nhơn Thiên, thần thánh, Phật, pháp Nhơn Thiên là thiếu, pháp mỏng, như cỏ non, Pháp thánh như cỏ già, Pháp Phật như cây lớn.


NÓI PHÁP

Pháp Đại Thừa của chư Phật, nói cho người đại căn cơ nghe mới ngộ. Người trung căn nghe không được vì pháp lớn, người thiếu phước không nghe được câu nào. Nói pháp người chưa đắc pháp, nói pháp không có ai ngộ. Nói pháp chư thánh nghe đặng pháp của chư Phật, chư thiên nghe được chư thánh nói pháp, chư nhơn trăm người nghe được một, hai người, còn tất cả không có ai nghe được.

Ai có tánh ý thọ đặng chánh pháp Đại Thừa của Phật, các pháp vô lậu của Đức Phật, người có ba đại trí đến bốn đại trí mới nghe được pháp rốt ráo của Đức Phật. Người thiện tri thức mới nghe đặng pháp vô lậu. Nếu hàng học giả tham chấp, có nghe mà không có ngộ. Thí dụ : Có thân mà không ngộ đạo, các pháp không nhập, vì thân tâm họ không chơn. Tâm tịnh tướng thanh, căn chơn, huệ sáng, đó là tu vậy. Phải có cái đức cho lớn.


Nói Pháp Chơn Chánh Vô Lậu :

Là nói cho hàng Bồ Tát bất thối đạo, Bồ Tát mới phát tâm, nghe cũng không nhập tánh ý đạo. Nói về tánh nhu nhược là rất khó đạt đạo quả. Người tu đắc pháp nhất thừa của Bồ Tát, khi nói pháp ra, ai đều cũng ưa nghe, độ tiếp dẫn ai đều cũng được cả, nam hay nữ đều được như ý, không có chướng ngại cũng không dính mắc. Đối với vợ con cũng dứt các lậu nghiệp, không ham, không dục, coi rất thôi thường, cũng không ngó mặt, cũng không ngó thân. Khi đã chứng rồi tự nhiên buông bỏ ái dục, không còn tánh ham muốn. Người xuất gia thì cái lậu trong thân còn dày cộm, qua đời không đặng siêu, mà lập thân có khi lấy đến hai ba vợ, cũng còn chưa đủ, đó là người tu không biết diệt lậu nghiệp. Các lậu nó tiêm nhiễm lâu đời, nó chứa có : Tham, sân, si. Do đó mà lãnh quả báo khổ lâu đời.

Thanh Văn tiến vào Duyên Giác
A La Hán tiến vào Bồ Tát đạo Nhứt Thừa.


VỮNG ĐỨC TIN

Như Lai chuyển pháp độ cho chư thiên ở thời Đức Phật nhập diệt. chuyển Pháp Hoa và hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương, đồng thọ ký đạo cho đệ tử.
Trong hội này, nói Pháp Hoa độ cho chư Bồ Tát và chuyển nói Pháp Hoa cho chúng đệ tử Thanh Văn. Nói pháp Đại Thừa cho các hàng chư thiên nghe. Tùy theo phương tiện giải lý đạo cho phần đạo căn, hạ căn đều không nghe được. Đức Phật giải nghĩa tùy theo căn cơ của mỗi loại chúng sanh mà giải nói. Người thức cạn kém mỏng, khó tin thì không hiểu pháp lý. Từng giai đoạn cho mỗi hàng nhơn thiên, nhận được mà lo tu.

1.   Nói pháp âm mà diễn pháp tướng.
2.   Nói pháp nghĩa, diễn pháp vũ.
3.   Thổi pháp loa và nói pháp chánh.
4.   Diễn pháp cổ, diễn pháp lý màu diệu tịnh.


   CỦA THỜI PHÁP LOA

Diệu âm thể tướng tịnh mười phương
Âm thanh chuyển động, rung rinh bầu trời
Vang ra muôn ngã thì đồng hòa chung
Nhịp nhàng pháp cổ buông theo
Âm vang sóng phát vớt lên nhiều người
Nhờ đây chân bước vào trời
Thọ quy chánh pháp, muôn đời lạc an
Người thấp căn đều chẳng đặng gần
Mùi thanh, mùi tục, khó đồng hòa chung.
Niệm mà dựa pháp nương theo
Niệm câu tịnh pháp, mà vào huệ quang
Nương theo tinh tấn mà chèo
Biển khơi sóng gió, dạt dào nhấp nhô
Biển khơi rước khách giang hồ
Phật thâu chờ đợi, thời giờ đã lâu
Đợi con đón cháu lo âu đêm ngày
Có ai hiểu rỏ Phật thầy
Thích nghi ca khúc cầm chèo đón đưa
Thấy ai tai vạ nhiễm bày
Lòng thương chút lụy, chảy dài quanh năm.

a.    Đức Như Lai diễn Pháp Hoa
b.   Đức Như Lai nói pháp nghĩa
c.    Đức Như Lai dùng sức phương tiện, tùy theo căn cơ diễn bày, làm cho tỏ ngộ Phật pháp.
d.   Đức Phật thí dụ : Chỉ rỏ nghiệp chướng của chúng sanh mà rưới nước Pháp, rửa thân cho chúng sanh là cho dứt nghiệp lậu, vô minh. Ví như trận mưa lớn, mưa xối xuống cõi thế gian, cây cỏ lùm rừng cũng vậy. mọi loài đặng thấm mát, rưới nước pháp cho loài người, cũng như trận mưa ở cõi trần.

Người nghe được pháp, có pháp nhập thân. Tự nhiên ngộ đạo mà hiểu nghĩa kinh, nói ra lời lẽ phân giải rỏ rệt. Sau đó Đức Phật mới diễn đạo cho mà thành quả Bồ Tát. Nghĩa là rà soát lại, mở đạo huyệt cho họ, mới thọ ký đạo quả. Như Lai không mở đãnh cho pháp xuất thế thì không có ai thành đạo Bồ Tát được.


CHƠN TU CÓ ĐƯỢC PHÁP NÀY MỚI AN VUI
QUẢ PHẬT ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT.

***

NÓI VỀ NGHIỆP BÁO

Người trì đạo, cầu pháp phải biết các quả, nghiệp báo dồn về, khi phát tâm cầu đạo ắt phải lo trả các nghiệp báo từ nhiều đời, nhiều kiếp, phải lãnh ấn mà chịu khổ báo, do tam nghiệp và sáu căn đã gây tạo. Nặng nhẹ là tự mình phải suy xét, xem các quả báo đó nhiều ít đều phải gắng mà chịu. Khi các nghiệp đó trả xong, các pháp mới đặng khai thông mà bay ra. Thân còn có nghiệp thì tu không có pháp bay ra, tu có đắc pháp là người đã dứt trả các tội, pháp mới đặng bay ra mà kết pháp tướng.

Người tu xem lìa được mấy lớp lậu vô minh, tùy theo công đức nhiều hay ít tự biết lấy. Nếu công đức dọn đạo ở quả Thanh Văn, pháp bay ra ở cửa tai, hay ở khe mắt ở đạo Duyên Giác, thì gọi đó là đắc quả tiểu thừa. Thí như thiện nam, tín nữ cầu pháp, lấy quả sắc thiên. Như hàng xuất gia tu hành là cầu quả thánh hoặc Thanh Văn hay Duyên Giác. Ai cũng phải tu cầu pháp thiên rồi mới cầu pháp thánh, sau đó mới cầu pháp Phật, thì mới tu từ 12 nhân duyên, qua đạo Nhứt Thừa của Bồ Tát. Gọi tu 6 pháp Ba La Mật để lấy quả Nhất Thiết Trí của Phật. Quả cầu Bồ Tát phát tâm mới đặng nhập sơ địa đạo của Bồ Tát. Có khi ở quả Bồ Tát phát tâm tới 7 – 8 năm mà không đặng nhập Bồ Tát địa. Tùy theo công đức tu hành và nhẫn nhục, tinh tấn, trì giới, bố thí, thiền định, sáu pháp Ba La Mật của Bồ Tát thì mới đi vào trí tuệ của Phật.

Tu pháp thánh tiểu thừa cũng cam go, ở đời mạt pháp rất là vương vấn, chỉ ai tu đắc lớn nhỏ tự mình biết lấy, người ngoài không biết được, việc tu hành phải kín, nếu hở hang ắt bị khảo. Thấy nhiều người tu đạo miệt mài, ngồi lì mà không bước ra.

Đắc pháp tiểu thừa, pháp còn nhỏ hẹp, pháp thân đi ra chỉ có luồng pháp bay tròn, các hột pháp tướng bay quanh thân, chỉ có một vùng ví như bầy ong quân, rộng độ 15m mỗi chiều.

Bồ Tát bay ra số pháp sáng, hột pháp như điện, tràn ngập cả hư không, cả mấy chục cây số rộng.

Đi bằng thân biến, chỉ một cái chớp sáng lóe, là đã qua cõi trời này đến cõi trời kia. Sức thần thông cao rộng như vậy, cho nên ta nói ra ở đây, có ai muốn được sự sống an vui tự tại, có oai phong, thần lực lớn, ắt phải siêng tu thiền, lần lần sẽ được như ý, mà phải đặng mở cửa huyệt cho pháp ra, chớ pháp nằm ẩn trong vô minh thì chẳng có lợi ích gì.

Nói về người tu hành cầu đắc pháp phải là người cao căn, nết hạnh hiền lành, rộng rãi. Có đức cao rộng, ăn nói nhẹ nhàng, thương người mến vật, tánh ý dứt lìa điên đảo, có lòng từ, mới đặng nghe chánh pháp.

Đã nghe chánh pháp mới lìa đặng ác nghiệp.

Các hàng tu thân không đặng nghe chánh pháp, có tu được pháp cũng là tà kiến, đạo pháp đó sự linh ứng không có bén nhọn, có giúp ai cũng không được như ý, sức thần kém, không chơn, ác pháp không có ích lợi gì, dù là bản thân họ cũng không bảo vệ được.

Pháp tà kiến của Ma Vương cũng cao, mà Ma Vương còn không có y áo mặc. Pháp ông Ba Tuần còn có áo đạo mặc. Cõi đất của Ma Vương ở ngang với đất trần gian, đất ông Ba Tuần còn ở cao hơn đất của Ma Vương.

Đất của Quỉ Vương cũng bằng đất của Ma Vương. Đất của Đại Tiên cũng bằng đất trần. Chư thiên cũng ở như trần, cũng có xe ô tô thần mà ít, chỉ có sắc thiên có nhiều xe. Cõi Đại Phạm Thiên giàu có, nhà lớn lầu cao xe rất nhiều.

Cõi Đại Phạm Thiên có vô số Bồ Tát và chư thánh trụ tại đó.

Đất thiên cũng có Bồ Tát và thánh trụ, chư thiên và thiên thần rất là đông. Chư thiên sạch, công đức cao. Người thế gian xấu kém và dơ dáy, chúng sanh ưa thâm độc, tội nặng mà bị rớt xuống ngục Tam Giới. Cõi địa ngục tối tăm, nghèo khổ, bịnh hoạn tràn ngập, hung bạo đảo điên. Chẳng có ai biết ăn ở, không có đức vị tha.

Gia đình vợ chồng chia rẻ, anh em có thù nghịch ganh ghét, giận hờn không có thương nhau. Họ hàng xa nhau, ít có ai tưởng đến nhau. Có đặng chút vốn thì khi chê, coi rẻ mọi người, hèn tệ, ngu si, giữ lòng ác, kiêu mạn, tà kiến, tham sân, cao thù oán nặng, nghiệp điên đảo đầy tràn, nói ra rất là nhiều. Sanh quỷ kế thọ ngục thì ham. Thấy người tu hành thì chê bai, coi rẻ rúng. Đó là tự tạo cái khổ cho bản thân.

Nên bủa lòng thương mến cho cao rộng, đó là thương thân, lìa xa các lòng ham muốn, tham dục thì được an vui. Đạo không có khinh, cũng không có chê, nhẫn đặng thì an vui. Ai gắng nhẫn nhục thì vui, tự do mà trụ vào đức từ bi thì được yên thân.

Đạo này có Đức Phật chuyển nói chánh pháp, chỉ dạy Bồ Tát. Ngài nói vào băng của trần, ở máy casette, từ tháng 7 năm 1994, ở cuốn băng Sám Hối Tam Nghiệp, thường sám ở tịnh cốc. Việc linh diệu chưa từng có, từ trên 2000 năm. Người học đạo ít có ai được nghe ngài nói, việc đây rất khó gặp, người tầm đạo được nghe pháp này thiệt là lợi ích.

Ngày 1/7 âm lịch chấm dứt thời kỳ độ tăng (1992) của Đức Phật Thầy Thích Ca Như Lai. Ngài đến tận chổ hành đạo của Nam Thiên Bồ Tát Thiện Tấn đang chuyển chư linh.

NÊN NHỚ RẰNG : ĐẠO NƠI ĐÂY AI CHỊU NGHE SẼ KHÔNG CÒN CÓ ÁC THỨC, CHỈ CÒN THIỆN THỨC, RỒI TU SẼ ĐẶNG ĐẠO.
AI KHÔNG TIN SẼ BỊ KHỔ LẮM, VÌ KHÔNG HẾT TỘI.


***


ĐẠO TU

THẤY ĐẮC

Tu hành ở chổ thiền và định mới vào đặng đạo. Không có thiền định thì chẳng có cái biết, cũng chẳng có cái thấy. Nên vì đó mà ta nói ra ở chổ tu hành :

1.   Phải xa ấm nghiệp, xa lìa các chướng ngại, đừng che đậy, phải phanh phui ra các việc đã làm, có hay không cũng đều phải khai ra.
2.   An trụ mà niệm diệt.
3.   Tâm lắng không còn vọng dục, bắt đầu vào định, nếu nghĩ có vật, có vật hiện, nghĩ sắc, có sắc hiện, nghĩ không, rỗng ran, không là không cái có, là có hư không.
4.   Định giới, niệm, 36 món khổ phải lìa. Vào sơ nhị, sang tam vv… khi còn ở mức sơ nhị tam thì pháp bay ra từng đám nhỏ, có trên có dưới, các hàng thần cũng thấy rỏ. Qua sang tứ thì pháp có phần rộng hơn và định đi mà bay trong hư không cũng nhẹ, không có mệt bằng lúc ở tam thiền, bay là mệt.

Tu vào đạo qua cửa đảnh thì thấy bén nhọn ở chổ, lúc ta nhập pháp có khác ở chổ trụ không, không có trụ vào chổ có sắc. Nếu tu chuyển pháp qua cửa đảnh, pháp đó chuyển về hư không, nên gọi là pháp trụ không, gọi là pháp Phật thừa của hàng Bồ Tát.

Các pháp kết pháp tướng lúc đầu gọi là A La Hán, thời gian qua một hai năm, đủ số pháp bao thân, từ quả A La Hán vào Bồ Tát đạo, số pháp chuyển ra kín cả cõi hư không, như hột gạo vàng mà bao kín đặc nhiều lớp. Tu đến đây không còn gìn giới luật, gọi là hàng vô học, vô niệm, giải thoát cho tất cả báo thân và quyến thuộc, và lập được thiên quốc cho thân quyến về trụ. Đó là tu đắc quả Bồ Tát Đại Thừa vậy. Từ đó trở đi Bồ Tát chuyển thân ra chỉ giáo, nói pháp cho thân quyến nghe đạo.

Người tu, chuyển pháp, các pháp tướng chuyển ra pháp tướng, các loại : Như cục sắc, cục đồng, hiện ra cái chậu, cái ghế, cái chảo.vv.. đó là pháp chưa có lộc, tu lâu mới hóa thành chơn.

Pháp của Phật chuyển ra, kết thành tướng, hiện ra hoa sáu cánh, tám cánh, mười cánh. Ít cánh cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác nghe, tám đến mười hai cánh cho hàng Bồ Tát nghe pháp mà nhập. Hàng phàm thánh nghe pháp hiện ra bốn cánh..vv

Pháp của Phật chuyển ra nghe rất là vi diệu, cõi đất đều rúng động, hình sắc đều sáu nhịp lung lay. Một cánh hoa hiện ra thành năm cánh, rồi một cánh lại chuyển ra mười, cứ như vậy mà hóa ra đi kín cả mười phương.

Bồ Tát phải trì kinh, có được bộ kinh Pháp Hoa, về vô vi thì qua hai mươi năm mới đặng chuyển ra Pháp Hoa như trên đây.

Chư Bồ Tát chuyển pháp hiện ra như hột đậu, hột bắp, hột thóc là cùng. Bồ Tát Đại Thừa có đặng kinh Pháp Hoa rồi, sau mới có đặng Pháp Hoa hiện ra độ cho chúng sanh.

Người tu đạo cầu pháp rất là lâu xa. Muốn đặng nghe Đức Phật dạy pháp và chuyển pháp luân, cho nhập, biết bao giờ ra đời mà gặp được Phật ra đời.

Đời ta ra đời này, Đức Phật đã diệt qua 2500 năm. Thân ta đặng gặp ngài :

1.   Một lần gặp hai pháp thân Đức Phật Thích Ca.
2.   Một lần ngài chỉ cho trì kinh.
3.   Một lần gặp ở cõi kia hớt tóc pháp và ngài cho chuỗi ngọc.
4.   Một lần ngài đến, hiện thân ra đêm 01/07/1992 tại Nha Trang, khi đang hành đạo dưới chân núi.

Ta đặng chuyển Pháp Hoa từ năm 1990 đến nay 1994 là 5 năm. Xem trong các kinh pháp chưa thấy Bồ Tát nào chuyển Pháp Hoa, chỉ có trì Pháp Hoa mà thôi.

Ta thỉnh kinh pháp từ 1972 – 36 pho tạng kinh gánh qua ruộng phước. Thọ ký Bồ Tát Bát Địa ngày 04/04/1973 cùng Đức Hồng Quân một lần. Đức Phật Tỳ Bà Thy Như Lai thọ ký.

Xem bảng thọ ký Bồ Tát, Đức Phật đã thọ ký rồi, là đạo Bồ Tát không còn sợ mất, còn đạo các pháp khác môn phái không có ai được thọ ký, chỉ có người đã qui y theo pháp của Đức Phật mới được Đức Phật thọ ký đạo cho, từ quả A La Hán cho đến Bồ Tát, mới là thiệt pháp môn, chánh đẳng chánh giác.

Thí sinh thi chuyển lấy quả Bích Chi Phật

1.   Qua phước điền
2.   Qua thân thánh
3.   Giây pháp sau ba cái cầu pháp bằng cây tre. Qua bục gỗ của Bồ Tát (7). Qua ba cầu đinh 8 – 10, qua trước tên thần của chư Bồ Tát, ba hàng đứng bắn ở nhà trào.

Thì được qua cửa này mới tu vào Bồ Tát phát tâm.

Ta thi đạo này từ năm 1969, ta đi hàng đầu, sau đó có hai người đặng quả, gồm có 3.

Thí sinh thi vào đạo Bồ Tát, ai có thi có biết, không ai nào dối đạo được.
   

Từ số 0 qua 10 lớp đất bít của Bồ Tát, lớp có 49m, qua 10 lớp thì vào thập địa đạo của Bồ Tát Nhứt Thừa. 490 thước đất đặc phải thông qua mới đậu, không thông thì rớt, phải tu lại, qua 60 tiểu kiếp mới mở 1 lần cho Bồ Tát thi vào bất thối đạo.

Thiện Tấn đã qua 10 lớp đất của Bồ Tát từ năm 1972. Kế đó có 2 vị Bồ Tát đi sau ta và 2 người đi theo sau. Hiện giờ không biết 2 vị này ở đâu, thi lần này đậu 3 người thôi. Qua hết thì thấy cái suối nước trong, nước pháp này uống rất tốt, còn vật gì trong thân cũng trút ra hết.

Chơn tu đạo Bồ Đề,…
Phải thọ giải các nghiệp
Nặng nhẹ đều phải hoan hỷ mà đón nhận
Việc đã làm rồi không thể cho ai gánh hộ cho được.

Chớ có chê bai người đang chịu quả, mà gièm pha việc khổ của họ đang thọ. Phải nghĩ đến bản thân mà lo cầu được trả, có khi nhẹ, không ai nào có thể tính ra. Nên vì phải sám hối cho nhiều, may ra nhẹ vài phần, các quả đã nhiếp vào tâm.

Trả xong nghiệp rồi, tu mới đặng pháp hồi về, sau đó Điển mới kết bánh xe pháp 4 cánh. Tu từ từ sẽ kết 6 – 8, 10 cánh,..vv

Pháp lớn có thứ lớp mà thọ và có pháp đăng như đèn điện ở trần. Bóng đèn cũng y như bóng đèn của trần, sáng nhiều ít, sáng tối là người tu và nghiệp vô minh, không có thể nào chơn trọn đủ.

Học đạo tu pháp ắt phải có ứng thi, ai không ứng thi là tu dỏm rồi. Pháp đó không dùng được. Phải qua tất cả các cửa pháp mới biết pháp mình chơn hay không. Chớ ai tu đắc pháp mà không có thử pháp, làm sao biết pháp cứng hay mềm, làm sao có thể tự biết pháp mình cứng hơn người khác, ắt phải vào hội đồng giám khảo, đem pháp ra mà đọ cao thấp cứng mềm, sắc bén hay không sắc bén đó mới gọi là tu sửa, sạch dơ, tự có ứng thí mới chắc ăn. Ở đời đừng ai nói nào, nói tài khoe giỏi. Cứ tu rồi đến kỳ thi rồi biết thôi, ai không được thì là tà kiến đạo.

Pháp đó của Ma Vương không ai độ được, có nhứt thời thôi. Không đáng được dự trong đạo, hội đồng các đạo đã nhập hội. Như hiện nay có 360 mối đạo, gồm đủ các đạo :

·       Tiên Đạo
·       Thiên Đạo
·       Phật Đạo
·       Bà La Môn Đạo
·       Gia Tô Đạo
·       Thần Đạo
·       V..v

Các vị đầu não đến ghi tên vào. Cuộc thi lấy điểm chứng quả tùy theo công đức của mỗi tôn giáo.

Phải biết rằng : Mỗi đời tu trọn đặng bao nhiêu lớp pháp, đều có đi qua 3 lớp thân, trọn cho 500 pháp thân có đồng hòa là một lớp hay không. Thí dụ pháp không có đồng hòa làm một, thì lớp 1,2,3 sẽ sai khác nhau. Có lớp đầu lên Thanh Văn, lớp 2 ở phàm thánh, lớp 3 ở Thiên, trong 3 ngôi trụ 3 cõi xa nhau. Cho nên khi họ muốn gặp lại nhau, thân này không nhận ra pháp mình mà cho là người ngoài. Cho nên tu thứ nào cho hòa đồng, 500 pháp thân đồng một y thể, vào một cõi, một cảnh giới. Việc này nếu không ngộ đạo ắt không biết nhận ra quyết thuộc của mình. Thân trước sau đều không nhận ra nhau, lại bảo rằng ngoại đạo, mà chê bai khi rẻ nhau. Có khi lớp 3 tu thành Bồ Tát hội về một mối mà hòa đồng lại, không rỏ nguyên do vì sao.

Hãy xa lìa các ác, tham lam là gốc của ác nghiệp. Tham ác nó sanh ra điên đảo, ham mê phát sanh ra sân giận, si mê, bủn xỉn, nhỏ nhoi độc dữ, hung nộ, chấp chê, khinh khi, kiêu mạn, hờn oán, so đo.

Học đạo từ bi phải lìa các độc trên đây. Không buông bỏ các ác này thì khổ não lâu đời lâu kiếp thọ ngục sâu, khó nói.

Hãy học loại này cho nhuần, mới nhớ mà lánh xa nó. Loại này nó bóp chết hồn linh ta. Tất cả loài người đã rơi vào ngục Tam Giới, đây là do chất đầy túi tham mà bị rơi vào cõi sanh tử, hóa ra sắc, là cầu đầu thai, sanh ra mà thọ, sang tưởng, đến hành, hành đến thức.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là do tham lam mà sanh ra. Có 5 món này và khai hóa phát sanh ra sân si, do điên đảo nó hiện hóa ra vô số món. Nào là chê chấp, có không, được thua, tị nạnh, giận hờn, thù ghét, oán thù, mạn nghi, gian dối, xảo trá, mê đắm, gây gỗ, kiêu tứ, hách dịch, nịnh bợ, có thì vui, không có thì chê bai, giận dữ, lọc lừa, đâm thọc, xúi dục, kết cấu bè phái, chiếm đoạt, hành ác, đánh đập rủa chửi, không biết bao nhiêu món độc, rồi quả báo sau này gánh không hết, sau đó nó đè nặng, trả qua lâu đời, mà chúng sanh không tha, mà còn tạo thêm vô.

Bởi không biết các ác mà sanh tâm vào chổ hung hiểm, gian xảo, quỷ quyệt, tham lậu, ác nghiệp.

Học đạo phải sợ tội mới tu. Lánh xa nghiệp dữ mới tu hành được. Phải xa lìa lòng tham ái : Ý ác – Khẩu ác – Thân ác. Tam nghiệp ác là chết khổ – ý tham ưa – khẩu nó ăn ác – thân làm ác.


TU ĐẠO

Lìa được các nghiệp này tu hành mới đắc.
Không bỏ được thì tu uổng công.
Công phu hành thiện rời ác nghiệp.
Hiền nhu là đức từ bi của Phật.
Ta nên đi vô đức đạo từ bi, nhẫn nhục
Chỉ có một đó mà an vui lâu đời.

Bửa lòng thương bình đẳng tánh, nếu tâm ta dứt lậu thì việc gì cũng thắng. Đừng vọng dục, sanh điên đảo, nó làm cho ham muốn. Dứt lìa cấu nhiễm, đó là tâm không vọng loạn, đó là thiền định, vào chơn huệ, dắt đi để tại đó, độ người là thế ấy. Bồ Tát không còn có tánh dục, bố thí cũng như không bố thí, cho mà không cho, không biết mình cho. Được mà coi như không được, không thấy có được, cũng không thấy có không. Khi quả chơn đã nắm vững, ví như lá môn và nước, tuy gần mà xa, bởi không có dính mắc.

Người tu đạo đối với chúng sanh cũng vậy, chỉ biết độ họ, ngoài ra không biết gì cả. Để làm gì ? Được thua không biết, không có so lường tính toán ít nhiều, gọi là chơn chánh, vô ý thức giới, rồi là an nhiên tự tại. Đến quả vô tư là thế đó. Ta nói diệt mà không diệt, độ mà không độ, đâu cũng bình đẳng cả, còn gì nửa mà phải diệt. Nói diệt là dập tắt hay cắt bỏ,.vv.. Nó tự diệt, tự nó cắt, có ai nào nhúng tay cắt bỏ đâu. Tự nó hủy, tự nó hoại, tự nó thành, chẳng ai nào gá vô. Của ai riêng tư tự nó, hành nó. Cây mọc già, nó tự chết, người sinh ra cũng tự chết, có ai bảo nó chết đâu. Do nhân duyên mà định số.

Đạo nói vậy chẳng phải vậy, không chẳng phải không, có chẳng phải có, có không như nhau, có chi mà tính lường, qua rồi hết. Có đi ắt có lại, không đi ắt không lại, có nhơn là có duyên, nó keo son. Không mà có, có rồi không. Cái vắng lặng là hết, có vô không có ra, có ra không có vô, đến đi lui tới lẽ tự nhiên. Cái sa ngã là do có hoặc, có kiết phải có xử, mà sanh hóa đạo Bồ Tát. Các pháp là tiêu chuẩn. Do pháp định, nên ta nói pháp lý có một không có hai.

Đạo được chẳng phải được
Thua chẳng phải thua
Tự nhiên như hư không lồng lộng,
Có ai thấy hư không lay động
Tâm pháp cũng vậy, không lay động.

Vậy nói pháp ở chổ nào, có chổ nào hở đâu ? Có mấu chốt nào bám vô đâu ? Vậy nên vì các pháp, ai có, ai hay, ai biết, người không có nói ra làm sao ngộ. Học đạo ở chổ, chỉ cho việc làm, làm theo đó sẽ có, sẽ được tất cả. Chỉ gìn đủ đại từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục, nhu hòa là đủ cả các pháp lành. Nhớ đừng phạm vào các điều ác, sẽ khổ đời đời, lâu xa nó đốt nát thân. Tu dọn đường đi, theo chổ xây cất mực thướng, bằng thẳng, là không có dục loạn, thì đi đúng chổ, không bị té, vấp ngã, không bị rằng rịt, có kéo. Thông đạt thẳng đường, không bị ai gìn giữ thân. Cũng không bị ai ngăn che.

Đạo thẳng không quanh co, lên xuống là do có tánh trực giác, trí bền vững. Tùy hỷ, tịnh lạc, an ổn, tự do, không ai kiềm chế.

Cho nên, không nên ăn nói, tiếp đón lời nói của bên ngoài. Sự giao dịch rất là có hại cho bản thân. Người tu hay quen lắng nghe, hay đón lời người ngoài, ưng cùng họ nói chuyện, là bị họ nhốt luôn, hai lời nói đó nó kết vào mà tự chìm chết lâu đời. Ở đây ta thấy đến 90% nó cột nhau mà nó không rõ, chỉ một cái nhìn âu yếm, có thương yêu đâu mà dính vô làm một, không thể nào tháo gỡ. Bọn này chẳng tu được, mà bị chồng con nó trói và tình nhân nó cột.

Có ai nào dám nói ra, là tự chế. Không có ai nào tự chế được bản thân của họ. Tâm độc nó phá. Khắc khổ sẽ qua màn sanh tử, tử vong là mất tất cả linh hồn. Không đặng thọ ứng, chìm sâu vô tam đồ –  lục đạo, mà khô khan – tan nát toàn thân, mạng biến ra côn trùng, rồi chết ra đất. Số đây là có tăng 99%, ngàn vạn, may mới được một người có trí đức, làm đạo cho bản thân không bị hoen ố, lở lời. Biết gìn giữ, đứng đắn, mới có oai phong, đức lớn ai cũng nể, e sợ. Không có đức là kẻ ti tiện – bủn xỉn – so đo. Loại này làm kẻ cho ngoại nhân nó dày vò. Kẻ bần tiện là khổ, đời chẳng có ai nhìn ngó, mà họ không biết khổ, ở bản thân không biết vinh nhục là gì. Kẻ kém đức thì chỉ có làm tay sai, hầu hạ vv…

Không tự giải cứu cho bản thân, cái lậu tối tăm nó làm chủ, là lủ ma quỷ nó ẩn trong đó, nó hành hạ, đêm ngày không rõ, lửa đỏ nó đốt cháy.


VÌ GIÂN HỜN


Nó thiêu thân, đốt chết lâu đời. Lửa nóng là do : Sân – si, thù ghét nó đốt, giận hờn – oán chấp, nó đốt lâu, từ đời này qua đời kia, không có buông tha. Do có sân hận, hun đúc tiềm tàng thành kho đựng đầy cao, mỗi khi ứ đọng nó phun ra nọc độc hơn nọc rắn. Chát chua, ngậm mãi, nếm mãi, mà không kinh, không sợ, làm ham mê, tạo cho nhiều, tích lũy, tàn trữ lâu đời,…

Tự làm, tự khổ, tự thiêu, tự đốt bản thân mà không hay không biết. Lại đổ thừa cho ma quỷ, quả báo đau thương, day dứt trong lòng, nước mắt chảy tràn, lại đổ cho trời làm, chê trách trời đất, thậm chí đổ tội cho ông ba, cha mẹ không phù hộ, lại đổ tội cho ma quỷ, thiệt ra ma quỷ ở thân mà không hay.


NGHIỆP BÁO OAN GIA

Thiệt ra không có oan uổng gì cả. Hỏi tại sao ăn ác, giết xác thân mạng gà heo, trâu bò mà ăn, làm ác, ăn ác, ở ác. Nằm suy nghĩ ra các độc kế là lẽ gì ? Chẳng phải là ma nghiệp nó súi làm. Cái quả báo ác, nó hành cho mà chẳng hay. Đổ tội cho trời, hờn oán của các thú nó oán, chớ ai vô đó làm.

Ở đời, mình có thân phải giữ, chúng sanh cũng vậy. Ai cũng đều sợ chết, ai cũng muốn an ổn cả, không ai muốn khổ đau. Chúng sanh lớn hiếp nhỏ, cậy tài mà uy hiếp, cậy mạnh mà hà hiếp kẻ yếu, là do lòng hung dữ, tàn bạo của họ. Suy đây mà biết đó, cạn lẽ mà ngẩm xem. Cái gì trong ta, cái gì dây ra,… Do chúng sanh lưu giữ –  cái độc – thứ ghét, nọc độc cấu kết gọi đó là tội, do tội báo khổ cho đời. Kẻ ác báo hại ở đời, ai cũng sợ người ác. Người có đức đạo cao, ai cũng mến thương, kẻ gian ác không ai dám đến gần. Lẽ đó rất dễ hiểu.

Ở đời ai cũng muốn an ổn, không ai muốn gây gỗ –  động chạm. Người hiền ở chung sống rất vui vẻ, không có gây ra thủ đoạn, tai tiếng. Tâm lành, tướng tịnh, đó là đức từ mà loài người ai cũng muốn có được cái hạnh an lạc. Tạo được quả lành cũng rất là khó khăn. Người cao căn mới nhận ra được các sự khổ của đời, trụ trong ngục tam giới – tử vong – sanh tử –  đọa lạc – ngu si – tham lam – chém giết. Thọ báo gieo rắc các nghiệp báo đầy tội lỗi, thân mạng gầy gò, bịnh nặng tràn lan khắp nơi nơi, sống đó chết đó. Do đó mà các hàng chơn thiên đã rơi vô cõi này : Phải gắng công tu học, cầu giải thoát vòng sanh tử luân hồi, để quy về thiên giới đặng an ổn.

Trên thiên sống cũng có hạn lượng lâu mau. Như sống ngàn năm, không như ở đây, chỉ có vài chục năm rồi rớt xuống tam đồ. Cõi tam đồ là cõi độc tối tăm, đã vô đó là bị hao tổn lớn, mà bị sanh làm côn trùng – súc sanh – ngạ quỷ,…


TU ĐẠO BẰNG CÁCH THẾ NÀO MÀ GIẢI THOÁT

Phải nhẫn nhục để qua các ngần khổ báo. Đã làm rồi là phải gánh chịu, qua chặng này lại đến chặng kia. Coi mỗi đời tạo ra bao nhiêu món. Phải biết các quả nghiệp nặng nhẹ mà lo trừ diệt. Không có ai nào đến mà diệt khổ cho ta. Không tin mà không lo hành thì bị chết, mà nghiệp mạng nó đè trong ngục ngàn kiếp không đặng ra. Phải tin mà làm. Đời ta tu lâu xa lại. Từ vô thỉ đến nay qua bao nhiêu chặng khổ mà thân ta đã qua các chổ nguy hiểm, không diệt thì tu nó cuốn vô ngục sâu.

Ta thành thánh là Thanh Tịnh Đại Hải. Qua sang lập đời sau là Hải Đăng Bồ Tát, qua chặng này lập thân ở quả Hải Triều Âm Bồ Tát, cũng là thân chánh trí của ta, duyên đi mà làm đạo Bồ Tát. Qua sang ông Tu Bồ Đề tu từ đời Đại Thông Chí Thắng Phật về Ta Bà tu tiên, là Thái Thượng chuyển thân ra, là Bồ Đề Đạt Ma, sang đời sau lại có thân là Tu Bồ Đề ở đời Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, sang đời này là Thiện Tấn ở năm 2500 năm Phật lịch.

Đời nay ta đặng quả Ma Ha Tát. Ta đặng Kinh Pháp Hoa, và chuyển Pháp Hoa : Từ năm 1990 tới đây.

Ta có vô số tăng lữ thánh thai, pháp tử rất là đông. Đời mạt thế ta tu thành Bồ Tát đạo, đặng Phật Tỳ Bà Thy thọ ký cho quả bát địa Bồ Tát từ năm 1973. Độ linh số có hàng tỷ chư linh. Ở trần không có ai biết ta là ai, họ ngó ta bằng con mắt phàm phu, làm sao họ thấy được pháp của Bồ Tát. Mấy kẻ cầm quyền làm thần A Tu La, nó ngó ta là kẻ hành khất xin ăn. Bọn quỷ hung, khi nó chết hồn nó thọ ngục chẳng có ai độ.

Ở trần ta thấy kẻ vô đạo con số 99%. Sau đây nó thọ ngục Vô Gián rất là nhiều… A Tỳ cũng vô số. Không ngục nào mà không có kẻ đọa trong đó. Nghe rồi biết thật rồi, nên tin mạnh vào, chớ có coi thường, lại rớt vô rồi không có ngày ra. Người biết có linh hồn, biết cúng bái cho kẻ chết, tức là họ đã biết họ có linh hồn. Vậy thì phải nên nghe đạo, để chăm lo cho linh hồn là lo cho bản thân.


SÁCH HỌC ĐẠO NAM THIÊN
Ghi số nói về các phẩm ngoại đạo – Tiên đạo – Phật đạo – Thiền đạo. Cho mọi người thấy rõ đạo pháp nào tốt, ta tu theo đó, giới luật cao đạo mới chơn. Nhơn vì có một điều khó mà các mối đạo không khai được cửa chánh pháp, các pháp và công đức không có chổ lên, mà cứ chịu thọ trong ngục.

Đức Như Lai ngài nói :

Nhà ông phú trưởng giả rất là rộng mà chỉ có một cái cửa để ra vào. Cửa nhà lại hẹp nhỏ, trong nhà có rất nhiều người, trong đó có người, thú, chim, tu hú, quỷ, rắn độc, bò cạp, chuộc cáo, chồn,… đủ các loại nằm đâu trong đó, quỷ dạ xoa, quỷ cưu bàn trà, quỷ ngưu đầu, quỷ không đầu.

Xem khung cảnh địa ngục, ở dưới thân, trên bàn lề mặt đất, chỉ có một cái cửa mà lại hẹp nhỏ. Trong cái ngục là tượng trưng cái tâm, nó hiển hiện là cái nhà hầm ở dưới mặt đất. Muốn ra phải đi thông qua thân phàm là cái lối đi ra ở trên đãnh đầu để ra ngoài hư không.

Người tu pháp chỉ bay qua tai, qua mắt, vì không thuận cửa. Cái khung cảnh chân tâm, nó duyên theo tưởng, mình đi đâu nó đi theo đó. Tuy rằng cái ngục rộng lớn bằng mấy cái lồng, mà thân ta đi đâu nó cũng không rời một li khít khao. Khi chết là bị rút vô ngục, ở dưới thân chổ người tắt thở. Coi bộ không phải rằng ai cũng dễ siêu.

Tâm định hướng, nó như con thuyền đi trên biển cả. Nó muốn đi theo cõi nào, nó duyên vô đó tùy thuận. Ai cũng như đây. Chỉ có tu phá được mới đặng siêu.

Xem người và thú ở lẫn nhau, cũng như ở trên trần gian chăn nuôi thú không khác. Số thân dưới ngục khi tu phải chuyển lên cho hết, rồi mới phá cái ngục. Số thân trong đó cả trăm ngàn, còn là ít. Vì ta tạo thân một đời là có một thân, có khi một đời tạo đủ ba pháp thân. Chuyển hết số thân bay ra đầy cả cõi hư không, vì người ta không biết, không thấy, nói có ai dám tin là có. Mọi người họ chỉ biết có thời hiện tại, ngoài ra họ đâu có biết họ có ở đời trước, và từ vô thỉ đến nay, có cả muôn ức triệu pháp thân đâu phải ít.

Có tu hành, tâm có phần ra, 500 đời thì một chặng, rồi tiếp cứ 500 đời, mỗi đời là có một pháp thân. Trong đó gá có 3, một lớn hai nhỏ : Gọi là tam hồn, còn bảy phần vía gạn lại có 10 lấy 1 còn 9 lại gieo đi.Cứ một đời lấy một, ai có tu thì lấy 3, tu đắc đạo thì rút hết, chỉ bỏ lại thú cầm và ma quỷ. Nên Đức Phật ngài diệt các phần xấu không là người, thú và quỷ thì đất – gọi là diệt bỏ.

Việc này ở ngục ta thường đi trong đó. Nói độ là nói vậy thôi, của ai nấy tự độ lấy. Chớ thiệt ra chỉ có Đức Phật độ, mà số ít sạch, dơ là không có độ được. Đức Phật không ai vô được đừng có vọng mà nghĩ rằng ai cũng vô được đất của Phật, ai ở đạo nào thì về cõi đó. Phật độ người thuộc pháp của ngài, Bồ Tát độ cho quyến thuộc của Bồ Tát.

Có người ở đạo Bồ Tát, có người ở đạo thần, có người ở đạo tiên, có người ở đạo Bà La Môn, có người ở đạo Bích Chi Phật, giống nào quy về giống đó, không có lộn xộn, quy theo để tu. Chết đâu thọ đó. Đạo ai nấy lo, tự lo lấy không biết thì hỏi. Chúng sanh không biết gốc đạo, chạy lăng xăng như điên, nghĩ mà hay.

Phải tự tắm gội, may ra được nghe vài câu ngộ. Thế nào là ngộ ? Ngộ có nghĩa là biết được đạo, nhớ lại từ đời trước, đời hiện tại, làm gì ở cõi nào, nước nào, làm nghề gì, tạo ra món gì, cha mẹ anh em có nhớ, có vợ chồng, con cái, có tu và chết bệnh gì,..vv và hiện tại tạo quả thế nào. Có lập gia đình đều biết, và nhớ như hiện tại, và biết được mình có học đạo, nhớ thầy tổ, được các thánh đến hộ trợ cho tu hành.

 Nếu người tu là quyến thuộc của Phật, thì Đức Phật đến tận nơi, xem xét mọi mặt cho tu hành. Các ngoại đạo chẳng có ai đến chăm sóc. Người tu đạo họ ít biết được cội gốc của họ thuộc về đạo nào.

Chơn tu Phật đạo đều phải hoàn toàn thay đổi tính ý, tuốt dứt hết các lậu trược mới tu được. Tu đạo Phật là phải thiền, dùng phép thiền định để chuyển các pháp từ địa ngục lên về cõi hư không.

Đó là tu chánh đạo, mỗi đêm tu từ 6 đến 8 tiếng, phải có từ 26.000 – 28.000 giờ mới thâu đủ các 4 đại, đặng 4 đại đó rồi mới tu vào đạo Duyên Giác và Bồ Tát. Hãy khoan nghĩ đến quả Phật. Phải thành đạo Bồ Tát đã, đủ số lượng sẽ có Phật thọ ký.

Nam Mô A Di Đà Phật
Ngày 10 tháng 08, Giáp Tuất, 2538 ÂL.
Pháp Sư Thiện Tấn.


***


HỒI HƯỚNG

Quả này về pháp giới Nam Thiên
Cầu xin cho cả thảy chư chúng sanh, đồng thành Phật đạo.
Nguyện cầu cho tổ tiên, ông bà nội ngoại, cô bác, các em đều siêu độ.

Nhứt thiết chúng sanh đều thành Phật đạo.
Nam Mô Phật Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Phật Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Phật Thầy Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngày 12 tháng 08 ÂL, 2538 – 1994 (Giáp Tuất)

Ta tu đặng Pháp Hoa năm 1990.

Thiệt là lâu xa, trải qua muôn a tăng kỳ kiếp, ngày nay mới được. Ta cảm thông công đức ta tu hành.

Nam mô Pháp Hoa Kim Cang Tam Muội Tam Bồ Đề.


***


Quả Nhẫn Nhục : Có lợi ích cho các căn thân, 6 căn thân rất là vi diệu, đặng Pháp Thiện Nhẫn, căn mắt rất là sáng, gọi là quả Pháp Nhẫn . Quả Từ Bi, mở rất rộng bao trùm tất cả chúng sanh.

Nơi đây chỉ đạo Bồ Tát tu cho rốt ráo, cho đúng huyệt đạo mới có pháp về. Sau đó chuyển thân trong ngục ra, về loại này, phải chuyển đến 20 năm. Mỗi đêm chuyển 2 giờ, số thân ở trong ngục mới lên hết.

Nêu biết rằng tạo được một pháp thân cũng lâu đời. Chớ có kinh dị mà khổ.

Hãy chăm lo tịnh đạo.
Nếu không tu ắt sa ngục, ắc không lâu.
Coi hàng thú cầm nó khổ thế nào mà tự biết, trước mắt của mọi người .

Tu đạo phải xả hết : Các tham ác. Còn tham ác thì tu không được, bịnh tham dục là đọa sâu, mà chúng sanh nó lại ham mê, không tạm bỏ được. Cứ lìa nghiệp dữ thì an ổn. Còn dùng rượu thịt là phải trả quả báo, phải đau, tự mình ham ưa mà đau, không có ai nào làm việc đó thay mình.

Không nhẫn, ắt phải bị tai nạn.

Ai đặng học đạo nơi đây, ắt phải tự suy xét lấy bản thân mà giữ gìn, thì mới giúp đặng quả báo khổ. Không có ai nào thay thế, mà tự mình gánh chịu.

Chơn tu đắc pháp, mà nghĩ mình không có đắc, mà hòa đồng vào đại chúng. Không phân biệt tốt xấu, nam hay nữ. Chỉ thấy đại chúng đều sẽ thành Phật vị lai.

Biết đặng lẽ đó là đồng hòa vào một khối như anh em một nhà.

Nhiệm vụ làm pháp sư : Là phải cầu cho mọi người cũng đặng thành Phật. Nên coi như ta chẳng có nói pháp, cũng như không có làm. Nên nói làm mà không làm, được mà không được, đến mà không đến, đi mà không đi, phải mà không phải, nhớ mà không nhớ, có mà không có.

Thí dụ : Thiệt ta hay không thiệt ta
Phần hồn là thiệt ta
Phần trần là không phải ta
Vậy phần nào là cho phần hồn, là lo cho cái ta.

Trần làm là không làm, trần không làm, đó là làm. Hiểu ra mới biết đạo, sơ qua cho biết.

Muốn đặng pháp lớn,
Phải biết loại ra các ác độc
Thí như muốn đặng pháp Vô Lậu, phải trừ diệt các tham dục.
Muốn đặng pháp Bất Thối, Như Ý, Trí, phải trừ diệt lòng sân si.

Muốn đặng pháp tổng trì Ba La Mật, Tri Kiến, Huệ Mạng, phải trừ diệt lòng cao chấp, đảo điên.

Muốn đặng pháp Đại Từ Bi, phải diệt trừ tánh bỏn xẻn, hẹp hòi, nhỏ nhoi.

Muốn đặng hòa đồng với đại chúng, đem bản tánh tha độ, pháp mới chống thành Kim Cang, đặng đầy đủ pháp lành. Đạo quả mới chơn, mới đặng chuyển pháp thanh tịnh, độ cho chúng sanh.

Bồ Tát được chuyển luân bất thối, qua thời gian lâu, đủ công đức mới được chuyển pháp luân thanh tịnh, mới đủ 32 tướng tốt, nghĩa là pháp thân được đắp đủ 32 lớp pháp. Tướng tốt do đắp được nhiều lớp pháp mà tốt, chớ lấy gì để trang nghiêm, nghĩa là điểm tô, trang trí cho đẹp.

Chư Phật đạo là thế ấy, 36 món tốt diệt hết thì đặng bồi đắp 32 lớp pháp vào thân.

Bồ Tát Nam Thiên hành đạo
Có đặng Phật này cũng khó lắm.

Đời nay Phật lịch 2538 năm, thời kỳ tăng độ, 1987 – 26/10 có 360 mối đạo ở cõi Ta Bà tham dự để Như Lai ban pháp. Thiện Tấn lãnh công đầu. X –D – 1

26/12/1987 – 2532 ÂL, cũng có 360 mối đạo, Thiện Tấn lãnh 2 phần

Làm cho con đạo Nam Thiên đặng nhập thánh thai.
Nhờ công đức này mà con đạo vào đặng đất thánh. Có đặng trên 12 tỷ linh căn. Đặng 3 bộ kinh Vô Vi Pháp Hoa, mới đặng chuyển Pháp Hoa.

Nhờ công đức 7 năm lập quốc độ Nam Thiên.
Ta tu đắc pháp Vương Tử.
Nam Mô A Di Đà Như Lai.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Như Lai.
Thiện Tấn 2538 (1994).

Phía quý cô, vào pháp nhất thừa có cô : Ngọc Bảo đã độ linh từ 1986 đến nay, ngày 01/07 Giáp Tuất 1994 (9 năm).

Sau đó có Thiện Đà cũng đi bằng pháp thân, đi chuyển linh 15 lần năm 1993. Tương lai sẽ có Thiện Hưng.

Ở đời mạt pháp ít có ai tu đắc pháp mà đi độ linh hồn ông bà về thiên.

Hành đạo tiếp linh ở thế gian có Thiện Tấn từ năm 1972. Thêm vào có cô Ngọc Bảo từ năm 1984 đi độ tiếp dẫn.

Phía các thánh, Bồ Tát dẫn độ đưa linh về cõi Nam Thiên, là Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ huy toàn diện của thời kỳ tăng độ. Đến 01/07/1972 đã mãn. Như Lai đã đến lãnh ấn, chấm dứt thời kỳ tăng độ.

Đức Phật ngài duyên tất cả vào làm một, hòa đồng. Tu đạo diệt pháp và chuyển qua cửa đãnh, lọc để trang nghiêm pháp thân, có một lẽ này mà đủ cho mỗi pháp thân có 32 lớp pháp, gọi là 32 tướng tốt.

***