Đạo Nam Thiên - Tại Gia Xuất Thế

Trang Chủ



Đạo Nam Thiên

Vô Vi Pháp Giới Phật Đạo A Di Đà     

Tại Gia Xuất Thế Độ Về Chúng Linh

 

Phụ Lục

Diễn Tả Nói Thâm Kinh


Tự ta vui với pháp ta, đâu cần ai mới vui – Dương đồng, Âm hòa.

Công đức của ta : 1970 – 71 – 72 – 73 – 74 – 75 – 76 … 1989.

Đến đây độ 20 năm, 12 tỷ chưa xuất cõi trời Nam Thiên cho linh.

Chưa được đừng khoe mép mà bị sa lầy.

Tiến sang năm canh Ngọ 1990, số linh đã được độ đến đây + - = ngàn triệu hiện đời.

Đã được rồi

Đã làm rồi

Đã đến rồi

Tạm đủ rồi.

Ai chưa đắc, chưa được nên gắng làm. Không ai nào cho được, tự làm mới được.

Đây Phật đạo A Di Đà Tây phương.

Còn cười, còn khóc, còn mê.

Hết cười, hết khóc mới qua luân hồi.

֍֍֍

Đạo Nam Thiên Thiện Tấn

Ghi lại công đức của đạo, do chánh bản thân hành đạo đến nay 20 năm của giáo Phật A Di Đà.

Nhật Nguyệt Quang Bồ Tát


Tháng 7 Kỷ Tỵ

Pháp ta trụ lại thành quả tinh tú sáng, tròn hơn mặt trăng, trong suốt đẹp sáng lớn. Cõi nước này đã thành tựu. 1989, Kỷ Tỵ.

7 báu, 4 đại, 9 giải.

Cuốn cẩm nang huyền cơ cho đời thấy rõ.

Lật một tờ thôi sẽ có vô số sự biến chuyển khác lạ.

Đổi đời, đổi vật mai đây có người da xanh ra đời.

Hướng Đông → Gió

Hướng Tây → Đất

Hướng Nam → Lửa

Hướng Bắc → Nước

Ai Có – Ai Vui

Đây công đức tu hành, chuyển pháp luân thanh tịnh.

Có đạo viên thành pháp thân.

Hào quang bay ra 26 – 27 T2

Pháp thân trong vế hào quang, cũng đông mà chưa bằng người ta đâu nhé.

Lúc đang ngồi hào quang bay ra,

Khi nhập vào pháp thân vế hào quang này bao trùm cả một cõi hư không, coi rất là đẹp. Không tính hết được phần công đức này.

Cầu xin cho ai cũng tu đặng quả vô vi – vô thượng này mới no vui.

1- 1 Kỷ Tỵ

 


Trì Chú Hộ Thân

Pháp kim cương trụ đại thừa

Nhỏ nhoi phá quấy tan bay tức thời.

Của Đức Phật Thích Ca –

Như Lai hội hộp chúng về, và nói :

   Đây ta sẽ chuyển pháp luân, các ông coi đây mà nhận phần công đức khó có này.

   Lời Như Lai nói trước hội Đại hội Diệu Pháp Liên Hoa, giáo pháp Bồ Tát pháp, Phật sở hộ niệm.

 

Ở đời nay, khối thanh đi, khối trược đến.

Nay khối trược đi – khối thanh đến, sang qua đây có đạo có pháp, có tự do vui, no đủ. Chúng sanh tạo ác thì ác đến báo, tạo thiện thì có thiện đến báo. Các khảo đi và đến liên tục, lớp này đi lớp kia lại. Nền tảng lành cũng vậy – lành số 1 đến - qua đó lành số 2 đến và số 3. Tiếp ác thì ác đến, lành thì lành đến …vân vân.

 

֍֍֍

Ta sanh ngày 7/7 giờ Ngọ, năm Canh Thân.

Đấng Nhứt Thiết Trí

Nhứt Thiết Kiến

Trí Đạo

Tự tánh vươn lên đạo mới thanh

Các Pháp vãn hồi có tôi – anh.

Đắc pháp đắc quả mới đặng no.

Tu không có đắc ắt bò đi xin.

Đói ăn, rách mặc phải tìm

Bước đi té ngã mà chìm ngục sâu.

 

(coi chừng)

Cẩn thận suy xét so lường

Đừng tự chôn vùi linh hồn

Đứng đây trông kia thì bị liệt, ắt không có chỗ đi.

 

Kéo co, lê lết thì bị phơi khô.

Chẳng ai nào tháo gỡ cho đâu.

Đừng có vọng mơ hồ sẽ bị mục nát, mất linh hồn.

Chơn tu đạo tinh tấn, mới xem đặng trong đây,

Kẻ sơ cơ tiểu mọn xin đừng xem – khinh bỉ, chê bai ắt sẽ … không nên …

 

Phật pháp tinh vi lắm…

Sai một ly khắc thôi cũng đời đời xa pháp, không có ai hỗ trợ cho tu đâu.

 

Ngó đây biết đạo thế nào

Không duyên đầy đủ khó vào pháp quang.

Đừng lơ bỏ hững tay chèo

Thuyền chìm còn biết kêu ai bây giờ.

Xin đừng lãnh đạm thờ ơ

Một mai gầy ốm xác sơ ai gần.

 

Cân nhắc đường tu ngắn hay dài

Xem cân nặng nhẹ biết về ai ?

Hỏi thử chơn tướng còn công đức

ở trần mắc mớ phải kêu ai.

Chớ coi rẻ tiền biến công phu

Sẫy sàng lọt hết có dư đồng nào.

Có ai thấy đạo tại gia

Siêng năng, hèn kém, có tòa ngồi cao.

Dù ai tu đắc thế nào

Đường ta lo giữ ai nào mặc ai.

Tịnh tu tinh tấn mới tài,

Ngày đêm bỏ ngủ miệt mài thiền công.

Pháp về ngó thấy chủ ông

Chỉnh tề pháp tướng diệu thanh sáng ngời.

Biết tu đi đứng nằm ngồi

Niệm chơn chớ có ngừng lời bên âm.

Không hành ắc phải khóc thầm

Tu không pháp bảo vào hầm phải lâu,

Tối đen chẳng biết gì đâu,

Nghiệp đời đưa lại ngút cao bằng trời

Bây giờ than thở ngắn dài,

Có ai nào giúp cho vài ba câu.

Lười biếng suy nghĩ đau đầu

Nghiệp vương cuốn mạnh ai nào thấy đâu.

Làm cho đến phải rơi châu

Âm thầm khổ não biết bao buồn lòng.

Hỏi xem tình vợ nghĩa chồng

Làm sao tháo gở các gông cho mình.

Tu suông cũng phải có thầy,

Không thầy chỉ giáo ai tầy nên thân.

 

Pháp tạng A Di Đà – con cháu tu theo đây để về cõi Tây Phương.

 

֍֍֍

 

Diễn Tả Nói Thâm Kinh

(Quan trọng bực nhứt)

 

Ta nghe như vầy :

Phẩm Kinh tựa đề là chư Phật chuyển Pháp Hoa – độ cho vô lượng chúng sanh trong pháp giới.

Công đức lớn của chư Phật có một không hai, khởi thủy từ vô thỉ. Mỗi lần Phật ra đời là diễn Pháp Hoa thanh tịnh, độ cho cả mười phương, pháp xuất ra từ lông trắng giữa chặng mày – phóng đi qua một vạn tám ngàn cõi nước Phật. Ánh quang của các pháp làm thông bạch từ cõi nước này đều thấy được các chúng sanh ở các cõi kia, các hình sắc tứng mạo, và hành xử của chúng nơi đây đều thấy rỏ, không có ngăn cách. Công đức của các đấng Phật thế tôn là nuôi dưỡng làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh.

Một thời pháp chuyển ra trải lâu hằng 10 – 20 tiểu kiếp.

 

Khi mở đầu khai hội – Đức Phật hội về các chúng đệ tử của chứ thánh, chư Bồ Tát, cùng các chư Thiên Vương, và chư thiên, thiên thần đủ các loại chúng sanh từ nơi nơi hội về, nghe thấy biết tận mắt các công đức Phật đem phô bày cho mọi người tin về công đức của đấng Phật là như thế.

Có các loài chúng sanh đến như : Ca Lầu La, A Tu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhơn và phi nhơn đều đến tham dự, lớp lớp đầy cả mười phương cõi – nên nói là Pháp Hoa – trước đó Như Lai Phật nói pháp âm về việc chuyển các pháp thanh tịnh, sau đó diệu như thế nào và có mục đích gì …?

Tức là ngài chuyển pháp ra làm cho cõi đất mát dịu trở lại, các chúng sanh đặng nhập pháp của Phật mà đặng sống lâu, và tu hành chóng thành quả.

Mỗi thời chuyển Pháp Hoa có vô lượng chư Bồ Tát ở mười phương đều hội đến nghe Pháp Hoa của Như Lai.

 

Khi pháp Phật chuyển ra, hình sắc đều sáu nhịp rúng động mạnh, chư thiên đem hoa bắn về cúng dường, hoa mạn thù sa, ma ha mạn thù sa, rải trên đức Phật đống như núi Diệu Cao đem các hương bắn các đồ quý ngọc châu, chuỗi hột tràng phan, lọng nhiễu, các kỹ nhạc về trời lên xướng ca, cúng dường Phật, thời kỳ lâu cả mấy chục tiểu kiếp.

 

Giảng pháp và chuyển pháp xong đợt đầu, Như Lai quán soi xem xét hình dung công đức, tướng mạo của chư đệ tử để đặng thọ ký đạo quả làm cho chúng thêm vui mừng, có sức tin mạnh vào Phật pháp để trở nên hàng bất thối đạo, vì chúng sanh khó đến, khó vào được các pháp của chư Phật – nên làm cho chúng tin về - mà xa lìa lòng chấp, được dứt trừ tham – trược, đặng vào cõi vô sanh, cứu cánh niết bàn.

 

 Các loại chúng sanh từ vô thỉ tới nay đều là nhờ nơi các pháp của đấng Phật mà đặng sống và tu hành thành đạo, lên đến quả vị Bồ Tát, đại Bồ Tát đều là nhờ ở nơi các đức Phật mà hưởng quả vị thanh tịnh, đều trụ về hư không bằng trăm ngàn sông Hằng chứa cát cũng chưa bằng số chúng sanh tu về đạo của đấng Phật thế tôn, do đó mới có lời diệu nghiệm – Như Lai ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, nhơn thiên sư, thiên thế đều tôn kính, sùng bái, lễ lạy, phụng thờ trải qua hằng sa số kiếp vẫn không dứt.

Về phương tiện, đức tin của chúng sanh đi theo giáo pháp của đấng Phật thì chắc cõi đất không còn chúng ma quỷ chôn sâu vào ngục mà đọa khổ. Chư Phật thấy rỏ nghiệp căn của chúng sanh cấu tạo nặng nề, tùy theo cơ nghi mà giải nói làm cho chúng vững lòng qui theo và tin mạnh vào nơi Phật.

Đấng Như Lai thường làm những hạnh khó có thể so lường. Phật thấy chúng sanh đọa khổ, rồi rớt vào nhà lửa Tam giới nên ngài mới ra đời để dẫn dắt chúng ra khỏi nạn lửa thiêu đốt. Ngài có thể dùng sức mạnh để dập tắt ngọn lửa nhưng ngài không làm, mà dùng phương tiện dẫn dắt chúng sanh ra khỏi.

Khi chúng sanh ra khỏi nhà lửa, Như Lai đem đồ quí mà ban cho, như các thứ xe : Xe dê, xe hươu, xe trâu để kéo dạo đi chơi đặng phần công đức lớn chưa từng có. Chúng đã ra khỏi nạn lửa lại được vật báu và đồ chơi tốt đẹp, và đặng quả báu thọ hưởng dài lâu lại được đạo phẩm cao sang, dứt được nghiệp sanh tử luân hồi đặng phần Phật pháp an lạc, và ngài chỉ giải cho phần tu hành để chứng quả Bồ Đề.

Ngài nói pháp tứ đế khổ - tập – diệt – đạo để xa lìa sự tham sân, xa lìa dục lợi điên đảo mà tu vào đạo nhứt thừa, quả vô sanh pháp nhẫn. Ngài chỉ cho phương tiện tu đạo giải độc của 12 nhân duyên – vô minh, hành, thức, lục, nhập, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử của bi khổ do nhân duyên của pháp sanh tử tạo ra có 12 loại này. Nên hàng thanh văn tăng và duyên giác phải diệt tắt 12 quả này để đắc đạo ngũ thông – Bích Chi Phật.

Đây là đạo thánh, trụ về cõi sắc cứu cánh, gọi là cõi hữu đãnh Cứu Cánh Niết Bàn. Đặng xa lìa nghiệp dữ, để trụ đây mà tu đạo Bồ Tát vào Phật thừa của Như Lai. Trong 12 loại nhân duyên ngài nói diệt tắt vô minh thì hành dứt, diệt hành thì thức dứt, diệt từ danh sắc diệt, danh sắc diệt, lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt, xúc diệt thời thọ diệt, thọ dứt, diệt thọ thì ái dứt, diệt ái thì thủ dứt, diệt thủ thì hữu dứt, diệt hữu thì sanh dứt, diệt sanh thì lão dứt, diệt lão thì tử mất, diệt tử thì ưu bi khổ não dứt.

Diệt được 12 pháp này thì đặng qua duyên giác đạo, Như Lai để lại 3 thừa giáo là thanh văn thừa gọi là đạo tứ đế.

Thừa thứ 2 là duyên giác thừa, thứ 3 là Bồ Tát hay Phật thừa. Như Lai nói nắm vững trong 3 thừa giáo này thì an vui khoái lạc, đặng quả vui đời đời an ổn, đặng thiền định giải thoát tam muội.

Như Lai chia cho 3 thứ xe, như xe Dê là thanh văn thừa, xe Hươu là Duyên giác thừa, xe Trâu là Phật thừa hay Bồ Tát thừa cũng vậy. Ba thứ xe lạ này Như Lai đều có rất nhiều, có thể chia cho chúng sanh cả nước cũng không hết, vì Bồ Tát thừa ví như Bồ Tát Ma Ha Tát đặng xe Trâu mà dạo chơi. Như Lai nói khổ nạn của nhà lửa chất chứa các loại chúng sanh toàn là quỷ dữ, thú dữ, trùng độc chúng cắn xé nhau, ăn thịt lẫn nhau, máu me chảy tràn, đồ bất tịnh, các quỷ dữ gầm la, hét gào chạy đi chạy lại trong đó tìm kiếm của ăn, gầm gừ tìm lối ra mà vẫn không ra được. Như Lai ở trong cửa sổ nhìn ra, nào là quỷ dữ, độc trùng, rắn độc, bò cạp rết, rận hùm, đều là thứ dữ ai bị nó đốt là đau đớn vô cùng. Nên Như Lai dẫn dắt cho qua 3 cõi là Dục Thiên nhơn gian, đặng xa lìa dục nhiễm, đi nhập về thánh giới đặng dứt lìa sanh tử mà thọ đạo thanh văn, gọi đó là xe Dê để qua khỏi nhà lửa. Lại cầu quả duyên giác đặng xe Hươu để ra khỏi nhà lửa cũ mục nát.

Như Lai ngài nói muốn cho chúng vào đạo Bồ Tát cả để trao cho một thứ xe lớn, như xe Trâu, nên tạm chỗ nghỉ chân mà để đó làm 2 thừa, thanh văn thừa và duyên giác thừa.

Nếu chúng sanh lìa được các tham dục, đó là đế thứ 3, đó là chứng diệt đế vậy, để vào hàng nhất thừa – hàng thanh văn tăng, qua đây mà tu vào đạo đế lìa hết các khổ - gọi đó là giải thoát, dứt tất cả sanh tử mới là vào đạo trí kiến của chư Phật – gọi là tu Bồ Tát đạo, tu đủ đạo Bồ Tát đặng 32 tướng tốt, đủ 6 ba la mật, đủ 6 thần thông – có 8 đạo giải thoát, đó mới được diệt độ để thành Như Lai Phật mà trụ cõi niết bàn, pháp lưu ly làm đất, có 8 đường giao thông, có dây vàng băng qua đường, có các loại bông hoa đẹp, vân vân.

Như Lai dặn chư đệ tử của ngài – các ông nên cẩn thận, chớ có vội tuyên truyền kẻ hạ căn độn nghe không kính tin, và hờn oán ganh ghét. Hạng người như vậy chớ nên vui vì đó nói. Kẻ kiêu ngạo biếng lười nghe thấy càng giận hờn, vì đó chúng lại đọa dữ, chết sa vào ngục A tỳ, trải muôn ngàn năm trong ngục. Khi sanh lên thì thọ thân chó, rồi thọ thân rắn trải qua vô lượng kiếp làm thú, sau sanh lại làm người, lại bị thiếu căn và không ai giúp đỡ, hỗ trợ, ai cũng chán ghét… Vì mất giống Phật ở thế gian.

Cho nên kinh này phải giữ gìn, không để lọt vào dân ma và hàng người đa tội, chúng nhạo báng sẽ bị tội khổ cho chúng, nên vì đó mà phải nên cẩn thận dành cho hạng người tâm tốt và tìm cầu học Phật, tâm ý chơn thiệt – mới vì họ mà nói. Người tại gia xuất gia, những người hiền sĩ có trí đức hiền hòa, siêng năng cầu lễ Phật, hàng trí thức tâm thiện, mới nên vì họ nói. Chọn hạng nào nói, hạng nào không nên nói.

 

Phẩm Tín Giải

Mỗi lần Như Lai chuyển Pháp Hoa là sự quan trọng:

A – Là vì chúng sanh tổn hao phước đức .

B – Là chỉ dạy cho chư Bồ Tát để khéo biết duyệt pháp mình và nhận các pháp của Như Lai sang cho các phần công đức, và xem hạnh bố thí pháp của Như Lai thế nào. Xem xét công hạnh để thọ ký quả cho chư đệ tử và chuyển pháp độ chúng sanh – nói pháp và thừa xong nhập chánh định chuyển các pháp ra độ chúng sanh.

Như Lai ra đời để làm cho chúng vững đức tin, nên có người mà Như Lai phải đón đợi ở đó, chúng đâu còn bỏ chạy, mà phải đi tìm gọi về đến 2 lần, chia sớt quả vật cho, và dặn dò chỉ bảo cho làm, chỉ cho chỗ chứa đựng vàng bạc…

Tức là các pháp là mục tiêu chỉ cho các pháp mà thâu góp và bảo cho đường tu hành, gội rửa các chỗ dơ, đặng đi vào huệ của Phật. Lúc đầu chúng đâu biết gì, là đạo gì, là Phật gì, là pháp gì – nên phải có sự chỉ dạy cặn kẻ, hiểu rành rẽ rồi mới giải từ từ vào ngõ ngách – nay dọn chỗ này, quét chỗ kia, siêng dọn hốt đừng lười mỏi bỏ bê, phải siêng năng chăm chỉ… Chắc sẽ được nhiều lợi ích không nhỏ.

Ông trưởng giả đây là đức Như Lai với quyến thuộc của ngài. Ví như cha đi tìm con vậy, các con lâu ngày tạo nghiệp, công đức tiêu mòn thân xác dơ gầy, đen đủi, xấu xa, ghẻ lở rách rưới, không nơi nương ở, đói nghèo… Chỉ lo tìm của ăn vật mặc. Các người con trở về lại dần dần, dạy bảo nuôi cho ăn mặc, dạy giáo điều, khuyên giải chỗ tu thân, tức là lọc tắm gội thân – cảnh nghiệp thức…

 

Dược Thảo Dụ

Như Lai ra thế gian, đem các pháp mình có ra ban rải khắp hết cõi Tam Thiên - Đại Thiên, xả nước tuôn xuống xối xả không bỏ xót hở một ly. Có nước làm thấm mát tất cả cỏ cây, tùy theo sức hưởng thọ của mỗi loại đều được thấm mát tươi đượm, nhánh lá tươi xanh mà đơm bông kết trái.

Thì các pháp của Đức Phật cũng như vậy, Phật chuyển pháp ra hạ xuống cho chư thiên chúng và nhân gian, cả tam đồ lục đạo cũng đặng hưởng pháp ví như cây cỏ lùm rừng, ai cũng được mập tốt, sáng sạch không còn gầy xấu. Như đói đặng cơm no, như khát đặng nước mát, như rét đặng y áo ấm, như bịnh đặng thuốc tốt, như qua sông có đò, như lửa thiêu có nước tắt, như thiếu căn đặng đủ đầy. Chưa tu thì được tu, chưa đắc thì được đắc, chưa chứng quả thì được chứng quả, chưa tỏ thì được tỏ ngộ, chưa đắc pháp thì được đắc pháp, chưa đắc đạo thì được đắc đạo, vân vân...

Đức Như Lai ra đời cũng lại như vậy, dùng giọng tiếng lời vang ra, bao trùm khắp cả Tam Thiên - Đại Thiên, khắp thế giới trời người A Tu La. Như vần mây lớn trùm khắp cõi Tam Thiên - Đại Thiên, Phật ở trong đại chúng mà nói lời nầy “Ta là Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn. Người chưa độ thì làm cho được độ, người chưa tỏ ngộ thì làm cho tỏ ngộ, người chưa an thì làm cho được an, chưa chứng niết bàn thì làm cho chứng niết bàn. Đời nay và đời sau Phật đều biết đúng như thiệt. Ta là bật Nhứt Thiết Trí, bật Nhứt Thiết Kiến, là bật tri đạo, bật khai đạo, bật thuyết đạo. Các ngươi - hàng trời, A Tu La đều nên đến đây nghe pháp vậy.

Bấy giờ có vô lượng chúng sanh đi đến chỗ Phật mà nghe pháp. Lúc đó Như Lai xem xét các căn lợi hay độn của chúng tinh tấn hay giải đãi, các chủng loại nhiều vô lượng, Phật đều khiến vui mừng, đặng nhiều lợi lành, do đạo mà được hưởng quả vui và được nghe pháp. Đã được nghe pháp rồi đặng lìa khỏi các chướng ngại lần lần đều được vào đạo.

Như mây kia mưa thấm ướt tất cả lùm rừng và cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều được đượm nhuần đầy đủ, đều được sanh trưởng. Như Lai nói một tướng một vị, tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt rốt ráo, đến bật Nhứt Thiết Chủng Trí. Có chúng sanh nào nghe pháp của Như Lai, đúng như lời tu hành được công đức tự mình không hay biết.

Chỉ có Đức Như Lai biết chủng tướng thể tánh của chúng sanh đó, nhớ việc gì, nghĩ việc gì, tu việc gì. Nhớ thế nào nghĩ thế nào tu thế nào, dùng pháp gì để nhớ, dùng pháp gì để tu, vân vân...

Như Lai thấy biết rốt ráo đầy đủ. Chúng sanh không biết tánh trung hạ của nó, tướng rốt ráo trọn về nơi không. Tất cả các chúng sanh đã đặng nghe pháp của Phật, không ai là không ăn sâu vào Phật đạo, cũng không còn thối thất.

Như Lai nói các pháp đều là pháp thanh tịnh, vi diệu một vị, một giống, không có hai - ba nào là như ý. Pháp mà làm cho chúng đặng thuần thục, các chư Bồ Tát đều được công đức gấp bội, có chúng sanh nào tu hạnh thiền định trí huệ, lại đặng quả tốt lớn thêm, gọi là cây cỏ thuốc lớn, tu trí huệ bất thối đặng cây nhỏ, trở thành cây lớn tốt, vâng vâng... Có đủ tri kiến thần thông ba la mật. Nếu có vị trụ thiền đủ sáu pháp thần thông, lại đặng ba món minh nghe nói các pháp không dứt, lòng sanh vui mừng, phóng vô số hào quang, độ vô số chúng sanh, đó gọi là cây lớn, lại đặng thêm lớn tốt.

Phật chuyển pháp ví như vần mây lớn, để đượm nhuần hoa người, đều đặng kết trái cả. Phật chỉ bày tùy theo căn mạng mà nói pháp, các Đức Phật cũng thế “Chỗ các ông tu hành là đạo của Bồ Tát, chứ ông chưa đầy đủ nên phải siêng tinh tấn đời sau thành Phật quả”.

Đức Như Lai nói pháp xong vào bảo các chúng tỳ kheo rằng “Các ông nên một lòng nghe, ta lấy Phật nhãn xem ông Xá Lợi Phất đời sau qua vô lượng kiếp sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai thọ 12 tiểu kiếp, có vô số Bồ Tát quyến thuộc và chúng thanh văn số nhiều vô lượng. Đức Hoa Quang Phật lấy đất lưu ly lập quốc độ, cõi đất sáng đẹp. Đức Phật Hoa Quang đó chính là thân của ông”.

Ngài lại bảo “Ông Ca Diếp, đệ tử lớn của ta, sau đây thờ cúng ba trăm muôn Đức Phật, sẽ được làm Phật hiệu là Quang Minh Như Lai ứng cúng, chánh biến tri, thành chánh đẳng chánh giác, nước tên Quang Đức, kiếp là Đại Trang Nghiêm, Phật thọ mười hai tiểu kiếp, cõi nước tốt đẹp sạch sẽ, Bồ Tát và thanh văn đầy khắp cả nước”.

 Phật bảo các thầy tỳ kheo rằng “ông Tu Bồ Đề đệ tử lớn của ta, đến đời vị lai phụng thờ ba trăm năm muôn ức các Phật thế tôn, cúng dường tôn kính ngợi khen, tu hạnh thanh tịnh đủ đạo Bồ Tát, ở thân rốt sau đặng thành Phật hiệu là Danh Tướng Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, kiếp là Hữu Bữu, nước là Bữu Sanh, đất bằng lưu ly, không có gò nỗng, hầm hố gai góc chông. Nhơn dân đều ở đài báu lầu gác đẹp. Đệ tử thanh văn đông vô lượng vô biên không tính kể, thí dụ không thể biết được Bồ Tát đông vô số nghìn muôn ức na do tha. Thọ mười hai tiểu kiếp, Đức Phật đó trụ trên hư không mà vì chúng nói pháp độ thoát vô lượng Bồ Tát và thanh văn. Có ba món minh, đủ sáu thứ thần thông, trụ tám pháp giải thoát. Đức Phật đó nói pháp hiện ra vô lượng món pháp thần thông biến hóa chẳng có thể nghĩ bàn. Các hàng trời nhân dân số đông như hằng sa. Thọ mười hai tiểu kiếp, trụ ở đời hai mươi tỉ kiếp”.

Như Lai Thích Ca Mâu Ni thọ ký cho các thánh A La Hán rồi, và dùng Phật nhãn xem xét công đức của các ông và nói “Ta ghi cho các ông đời vị lai, trải qua nhiều đời thờ phượng cung kính tôn trọng cho nhiều đời Đức Phật, xây dựng tháp bằng bảy báu, cao năm do tuần, bề rộng xứng nhau, tu phạm hạnh thanh tịnh đủ đạo Bồ Tát sẽ thành chánh đẳng chánh giác Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”

Như Lai nói và diễn công đức của đấng Phật và nói các pháp chỉ giải cho mỗi lớp đạo theo đó mà tu lên theo chánh pháp mà diệt tắt các khổ cho bản thân và độ cho vạn loại chúng sanh. Như Lai nói hạnh của chư Bồ Tát đã làm như thế nào, chỉ hạnh của các Đức Như Lai làm như thế nào, các thánh làm như thế nào để tiến về Phật đạo.

Nói việc mình, chỉ việc mình

Nói việc người, chỉ việc người

Nói hạnh mình, nói hạnh người

Cho các đường hướng thanh tịnh để vào đạo tri kiến của chư Phật. Đạo tri kiến thấy xa biết rộng của đấng Phật mà trong mười phương chỉ có đạo Phật là rốt ráo giải thoát, không còn đạo nào trên mà chỉ có đạo Phật là một thể tướng tánh đều trụ về nơi không, các pháp đều nghiêm tịnh vi diệu, là chỉ có chư Phật mới đến đó được. Sau đó đức Thích Ca Mâu Ni thọ ký nhơn cho chúng hữu học tám ngàn người, đây là đời Phật xuất thế của đấng Thích Ca Như Lai, đem các đức cao diệu ra ứng thọ cho chúng, để mọi người tin về mà giữ đạo bất thối.      

Nên ngài nói “Các ngươi đã đặng đạo quả và thọ ký đạo cho đạo vị lai”. Ai ai cũng đều mừng rỡ mà giữ ngôi đạo bất thối đợi ngày thành chánh đẳng chánh giác .

Như Lai nói đạo tứ đế cho người cầu quả thanh văn, khổ tập diệt đạo cho bốn chúng đặng xe dê, đạo mười hai nhơn duyên cho người cầu quả duyên giác, để đặng xe hươu, và nói sáu ba la mật cho hàng cầu quả Bồ Tát, để đặng quả xe trâu.

Loại thanh văn thừa, và duyên giác thừa để trụ cõi cứu cánh niết bàn, đạo quả Bồ Tát thừa trụ cõi niết bàn. Các Đức Như Lai ra đạo, có một mục tiêu là chuyển các pháp lành để độ chúng và chỉ đường cho biết lối đi trở về, chỉ giải giáo lý cho chúng tu hành theo pháp đại thừa, thân căn của chúng đặng nhập vào trụ pháp của hàng thánh mà tiến lên hàng Bồ Tát Phật, đặng đầy đủ công đức trụ vào cõi niết bàn.

Đây là nói ý nghĩa rút gọn các công đức vô lượng của chư Phật. Cõi niết bàn là các pháp sáng trong sạch, gọi là đất lưu ly, sáng như điện, không một hột bụi trần lọt vô, sáng bóng như mặt gương trong, có hương tốt thơm, hoa quí và nhạc cúng đầy cõi nước.

Mỗi lần Đức Phật ra đời đều có một thời chuyển pháp bay ra tưới cả mười phương cõi, làm cho chúng sanh tươi đẹp giác ngộ, sống lâu và đắc đạo. Pháp bay ra qua một vạn tám ngàn cõi nước Phật. Nơi đây đều thấy đặng các cõi nước kia, coi gần như trước mục tiền, các tướng mạo hình sắc đều thấy rõ, và các cõi đó tạo nghề nghiệp lành hay dữ cũng thấy rõ, hiện ra không thiếu. Các đạo của chúng tu hành cũng thấy rõ.

Nói kinh là nói công đức của chư Phật và chư Bồ Tát là vì chúng sanh mà hiện thân ra cứu độ, ngoài ra không một việc gì khác. Nên mỗi thời chuyển pháp bay ra đầy cõi hư không, pháp ấy hiện ra hoa thơm, mà ở trên thiên địa không có các loại đó, ở cõi thiên đem hoa mạn thù sa, đại mạn thù sa, ma ha mạn thù sa về cúng dường chư Phật, chất đầy hơn núi Diệu Cao, nên các trống trời, nhạc trời đến và trỗi kỹ nhạc cúng dường mỗi thời lâu cả mấy tiểu kiếp.

Như Lai nói thời lâu xa vô lượng a tăng kỳ kiếp có Đức Phật Đại Thông Trí Thắng tu mười tiểu kiếp mới thành Phật và chuyển pháp đi độ cả mười phương cõi, xa năm vạn bốn ngàn cõi một thân lực mạnh chưa từng có vậy.

Pháp bay ra rọi vào các cõi thiên, các cung điện đều sáng đẹp gấp ngàn lần ánh sáng của cung điện trời. Nên chư thiên vương rủ nhau tìm đến chỗ Phật để cúng dường, thời gian lâu năm mươi tiểu kiếp. Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai thời còn làm vua có sanh ra mười sáu người con, nay đều thành Phật, đều trụ ở mười phương. Như Lai chuyển pháp vào các cõi của chư thiên, làm cho các thiên chúng đều đắc quả vô sanh pháp nhẫn, có lắm vị không hề thọ một pháp nào cũng đều đắc A La Hán đạo. Các công hạnh từ bi của chư Phật làm cho bốn chúng đều đặng đạo quả, mà dứt được nghiệp tội, dứt sanh tử, dức luân hồi, không phải lăn lộn vào nẻo chết.

Tất cả các đạo duy chỉ có đạo của chư Phật mới giải thoát khổ ách cho chúng sanh, làm tiêu tắt phiền não tham dục, khiến mọi người đều vào pháp tánh vô lậu mà trụ vào cõi Sắc Cứu Cánh niết bàn, dần dần tiến vào đại đạo của Bồ Tát.

Xem kinh tức là hiểu rõ công đức của chư Phật vì chúng sanh tất cả không dành lại món nào cho đạo tri kiến cho chúng sanh tự diệt độ mà thành chánh đẳng chánh giác. Đạo bất thối là không buông bỏ hạnh đại từ bi, đại hỷ xả, đại nhẫn nhục, đại hạ liệt và quên mình vì người.

Có thể coi bản thân mình như là không có, coi bản thân mình thấp bé hơn tất cả, thì các phẩm Pháp nào cũng đến với mình cả. Trong 36 phẩm trợ đạo và 48 Pháp bồ đề tam muội và Đà La Ni đều đến lại với mình, và không hề khó nhọc. Vì Phật Pháp là vì chúng sanh, diệt khổ cho chúng sanh. Nuôi dưỡng cho vạn loài, làm cho tất cả đều thành Phật đạo. Các đức Phật đều quán biết tất cả các loại chúng sanh, loại có phước, loại không phước, loại có tội loại không tội, loại có đức, loại không đức, loại có đạo, loại không đạo, loại ác loại thiện, loại hung dữ, loại hiền lành. Biết cả bổn tánh của chúng ưa muốn vân vân…

Không một vật gì mà đức Phật không biết, đức Phật biết tới vô tận kiếp số, ví như lấy hết đất của ngàn thiên quốc se ra làm mực, với tất cả số đất ấy rồi đi qua hai ngàn cõi nước bèn chấm một điểm đất mực, và cả chỗ không chấm cũng lấy hết rồi se làm bụi, đợi một kiếp lâu mới nhỏ một bụi, nhỏ hết số bụi đó đến đây Phật đều thấy rõ không ngăn cách, và cả cho đời vị lai cũng lại biết hết gốc ngọn vô thỉ, hiện tại, và vị lai vân vân…

Một kiếp là một tỷ bốn trăm triệu năm, đợi hết một tỉ bốn trăm triệu năm mới nhỏ một bụi trần suy ra thấy lâu xa vô tận vô biên không có một mối đạo nào qua được Phật đạo. Thời nói Kinh là thời chuyển pháp lớn, là thời Pháp Loa, là tột hơn hết.

Nên nói Kinh Pháp Hoa là vua của các Kinh, trong đó chỉ có Kinh Pháp Hoa là trên tất cả sáng sạch hơn cả, các Pháp đều không dũng mạnh hơn. Sức thần thông cũng tột hơn tất cả. Sự nhanh chóng mau lẹ hơn tất cả. Gọi là Pháp vi diệu, đức một thể một vị một mầu, không có hai hay ba nào khác. Như nước chỉ có một vị.

 Như Lai nói lại : Đời xa xưa ở cõi Ta Bà này có đức Phật hiệu là Tỳ Bà Thi Như Lai ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn.

Ngài ra đời đi bảy bước, đưa tay chỉ lên trời nói “Trên thượng dưới hạ, duy ngã độc tôn”, có nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có mình ta là được tôn kính. Ngài ra đời độ chúng sanh hết sáu mươi kiếp, chuyển pháp luân cũng 3 thời, mỗi thời lâu xa mười kiếp. Lần đầu tiên có mười sáu vạn đệ tử đặng thọ ký – lần sau mười hai vạn đệ tử đặng thọ ký, lần thứ ba – mười vạn đệ tử thọ ký. Chúng sanh sống tới tám vạn tuổi, tám mươi ngàn tuổi. Ngài nhập diệt lại có đức Phật hiệu là Thi Khí ra đời, chuyển pháp luân cũng ba thời, thọ ký cho đệ tử lần đầu bằng mười vạn, lần thứ hai bằng tám vạn, thứ ba - sáu vạn được thọ ký. Ngài độ lâu mười kiếp. Chúng nhân dân sống bảy vạn tuổi. Như Lai nhập diệt lại có đức Phật hiệu là Tỳ Xá Bà ra đời, chuyển hai thời Pháp độ chúng sanh, thọ ký cho đệ tử sáu vạn lần đầu, bốn vạn lần chót. Nhân dân sống sáu vạn tuổi, ngài độ lâu chín kiếp. Sau đây ngài nhập diệt lại có đức Phật hiệu là Câu Lưu Tôn ra đời, độ năm kiếp, chuyển một thời Pháp thọ ký cho bốn vạn đệ tử. Chúng nhân dân sống lâu năm vạn tuổi.

Như Lai nhập diệt lại có đức Phật hiệu là Câu Na Hàm ra đời độ chúng bốn kiếp, chuyển một thời Pháp độ cho ba vạn đặng thọ ký. Chúng nhân dân sống bốn vạn năm tuổi, ngài nhập diệt lại có đức Phật hiệu Ca Diếp ra đời, độ chúng sống hai vạn tuổi, chuyển một thời Pháp thọ ký cho đệ tử có hai vạn. Ngài nhập diệt lại có đức Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni ra đời độ chúng sanh có một trăm tuổi, một lần chuyển Pháp độ có một ngàn hai trăm năm chục đệ tử. Độ lâu có ba ngàn tuổi, đến nay đã hai ngàn năm trăm ba mươi bốn năm, đây là năm Canh Ngọ, còn 66 năm nửa là chấm dứt của thời Pháp độ. Kể từ đó lại đến đây là chín mươi mốt kiếp, gồm cả ba ngàn năm của Đức Thích Ca Như Lai – Đây là thời Pháp tàn lụn.

Ở đây chỉ ghi cho hàng Phật tử tin nhận, biết được Phật Pháp, siêng năng tinh tấn, lo cầu đạo, tu đạo, gi hạnh đạo, nhận tin đạo quay về…

Cứ mỗi một đợt Pháp Hoa được chuyển ra, trong hào quang phóng ra là có một vạn tám ngàn chư thánh Tỳ Kheo xuất hiện tướng sáng, đi dạo trong Pháp hào quang làm cho chúng sanh được sáng tươi trở lại, các mầm đen tối đều được tiêu tan. Thân và cảnh vật đều được sáng sạch, lẽ ra chúng sanh cũng chẳng biết được.

Đạo Bồ Tát Hãi Trụ tu từ 01/01/1961 đến năm 1970. Là Thiền và Định không ngủ tròn chín năm, mỗi đêm tám giờ Thiền.

Mỗi thời Pháp phóng ra cả hàng tiểu kiếp, nuôi dưỡng chúng sanh và nơi đạo, chỉ giải phương thức tu hành, làm cho các giới chúng sanh đặng ngộ đạo lần về, mà tu theo để đặng giải thoát sanh tử luân hồi.

(hình 23) chuyển pháp luân thanh tịnh

Đạo thần thông của đấng Phật làm cho cả thảy chúng sanh đặng đầy đủ Pháp luân thanh tịnh của Như Lai. Làm sáng sạch các tâm, căn mạng của chúng sanh.

Bồ Tát chuyển pháp luân, xem các Pháp bay vòng quanh châu thân liên tục không ngừng – Bất Thối.

Vòng Pháp bảo này bay chuyển luôn không có giờ giấc, cứ xoay mãi như vậy.

Quả vô lậu của Bồ Tát khi tu đắc Pháp lớn, kết làm một khối mà xoay chuyển, ta ví như trái cầu, hay trái đất xoay quanh.

Thân tu Phật đạo xem ở đây mà hành, có thể thành công.

Thời Pháp Hoa là Như Lai chuyển đại Pháp ra tế độ cho chúng sanh cả mười phương cõi, sau nói Pháp âm chỉ cho chúng sanh biết đường hướng gieo duyên tu hành và thọ ký cho các đệ tử những người tu đắc đạo và kiểm điểm lại mỗi thời chuyển Pháp xem độ được bao nhiêu chúng sanh. Số yếu cho vào Thiên Sắc như quả Bất Lai A Na Hàm, quả vô sanh vào cõi Sắc Cứu Cánh Niết Bàn…

Các loại này là ở các cõi Thiên đắc nhiều, còn trần gian thì cho các Tỳ Kheo và Tỳ Kheo ni - vào Bất Lai hay số ít vào A La Hán đạo, ít có ai đắc quả Duyên Giác. Mặc dù các tăng tu thiền định huệ cũng không vào được quả Bích Chi Phật, nếu hàng Bích Chi Phật vào trần tu vào Bồ Tát cũng rất khó đắc.

Ta thấy đức thầy Minh Đăng Quang là Bích Chi Phật vào đời mà không vào được sơ địa Bồ Tát, còn bị quỷ ma Ba Tuần hạ bệ …

Còn số cư sĩ tại gia ngàn ức người may ra được một - hai người vào đạo Thanh Văn là cao, như số đây phải là quả A Na Hàm vào đời, chớ chư thiên thì không được vậy. Xem đây mà so sánh để cầu đạo tu hành ở trần là khó tu…

Suy xét… Thăm dò, suy nghĩ cho cạn lẽ là tu thế nào cho chúng ma quỷ không biết được khi đắc Pháp lớn, mới đủ sức đối địch với chúng … PHẢI TU KÍN ĐÁO, đắp y mang bát là bị trúng độc của chúng vậy.

Mỗi thời chuyển Pháp Hoa chỉ đạo cho chư Bồ Tát, để vào tri kiến của Như Lai, và thọ ký cho chư Bồ Tát từ thấp lên cao thành chánh đẳng chánh giác, còn các hàng Thanh Văn để thọ ký vào đạo Bồ Tát…

Đó là thời Pháp Hoa của chư Phật chỉ dạy cho Bồ Tát vậy – Tu cách nào cho đủ số Bồ Tát mới được diệt độ để lập quốc độ lưu ly thành chánh đẳng chánh giác.

Đạo của chư Phật là đạo rốt ráo, nghĩa là tám vạn bốn ngàn Pháp môn. Muốn thành Phật Như Lai phải đi hết các độ, mới đủ các pháp độ cho chúng sanh. Còn chúng sanh không mấy ai kham ni, gắng lắm là vào quả vô sanh là cùng, sang được quả Bồ Tát cũng lâu, không dễ gì cho ta đắc quả vị Như Lai Phật.

Ở đây nói giáo lý tu đạo, xem ai kham tu tinh tấn, nhẫn nhục, hạ liệt mới đi sâu được vào đạo Phật, còn các món đạo đều mõng cạn đi ngoài vỏ, không mấy ai đi sâu được vào Pháp tánh để đạt quả vô lậu, nên đạo tiểu thừa họ chỉ tu vào hàng tiểu thánh là cùng (gọi là Phàm Thánh). Loại này còn lưu giữ nhiều món – Danh sắc, tài lợi, vật chất, còn tích trữ cao, còn chấp vọng nhiều …

Trong mười phương cõi hư không, chỉ có đạo của chư Phật là bao trùm kín khắp. Các Pháp của Phật là sáng lớn bao cả mười phương cõi, chư Phật Pháp lớn mà dùng kim Pháp để trang nghiêm Pháp thân, do đó mà không hề bị mòn hao, nên sống vô cực không bị rời rã. Các món đạo khác thì bị vụn vặn, vì Pháp không chơn sạch và mỏng chóng hoại. Ai khéo biết mà tu theo đạo Phật mới có triển vọng cho vị lai.

 

CHÚNG SANH MUỐN VỀ PHẬT

Lời nói ra cứu đời, cho chúng sanh biết lối đi, sửa soạn nơi bản thân, suy xét cho thiệt kỷ.

Tính việc làm thường nhật của hiện đời sanh sống, đem so sánh các việc. Việc nào nên làm, việc nào không làm được. Đó là tạo cái chơn.

Nên dứt các việc ác, đừng đem thân dẫn vào chỗ tối đen. Nắng vào trong việc trong sáng, nên thôi dứt lánh xa các việc ác tối tăm khổ não.

Suy xét ở bản thân, không dính vào việc ác. Đó là duy trì bản thân trong sạch.

Suy xét và giữ gìn khẩu nghiệp, lời nói. Rất chơn thiệt sạch sẽ. Lời nói rất ít, giữ khẩu nghiệp cho trong suốt.

Ý trí -  suy xét việc làm bản thân của lời nói và các sự nghĩ tưởng, dức các vọng tưởng để an trụ bản thân. Thực tập cho quen bổn tánh, làm cho tánh Phật khởi dần mở cửa đạo, làm được các điều lành, pháp trụ thêm tăng trưởng, dần dần thân đặng an trụ, xem hồi pháp lành.

Dứt các sự tham dục, thà chịu chết chớ có tham dục, đó là điểm tối kỵ để dứt các sanh tử, dứt lìa ngục tối tăm, Phật đạo đi trong thuần thiện, nếu ai sống mà làm được các điều thiện, cho đủ trăm tuổi đời.

Không tham dục

Không sân giận oán thù

Không lừa lọc dối trá

Không sát giết, ăn co đánh đập, hành hung cướp bóc, phá tan.

Không say sưa nóng sốt.

Không gần kẻ làm ác.

Dù nói hay làm điều phải trọn gìn giữ, lừa đặng các độc đó rồi mới nhẫn đi vào định huệ, lấy trí dũng mà phân xử làm đạo giải thoát cho bản thân, dứt sự ràng rịn phiền não, sầu lo của ba độc tham sân si khổ não cao, chấp là hèn tệ.

Nếu lìa được các tối này, đó là vào nhứt thừa của Phật quả vô sanh, đặng xa lìa sanh tử, dứt các sự khổ não, xa lìa ngục tam giới, mà trụ về Sắc Cứu Cánh. Tu tịnh của đạo giới là trong mỗi đêm sáu giờ tịnh quán và định tịnh, và niệm giải, dành một giờ sám tâm, cởi mở các tối tăm. Nên biết rằng sắc thân phàm tục cũng 4 đại làm thân : Đất, nước, lửa, gió - vậy vì dứt thân tối mà thâu vào ánh sáng. Trong mỗi buổi sáng nên soi vào ánh sáng lớn gọi là Thị Đại Minh, chăm chú rút tỉa ánh sáng của mặt trời để rọi vào Tâm tối của mình … làm cho thân và tâm đều sạch các lậu vô minh.

Các hoặc đắng tiêu tan, hồn linh dứt mây đen, Pháp bao thân đặng sáng sạch, của phần hồn diệt được 4 đại thì đặng 4 thánh 4 quả, có đặng xe dê, có phước điền rộng, đủ Pháp nuôi thân ở về chơn tâm không còn phải tìm cầu chạy đi tìm của vật, ăn mặc.

Đạo này ở 4 đế : Đất, nước, lửa, gió do vô minh tạo ra gọi là khổ, tập diệt hóa ra tham, sân, si là ba độc, 3 nghiệp chướng đưa hồn vào ngục tối. Nên phải tự chế bản thân, không để lọt các bụi nhơ vào trong ta. Các Pháp có không, sạch dơ ở nơi ta cả, do đó phải tự chế mà đi vào các Pháp đạt đạo quả vô lậu mới gọi là có vốn, sống lâu không còn sầu lo, dứt tất cả trược dơ.

Đạo chánh đẳng chánh giác của chư Phật đều đưa một niềm tin, gieo duyên lành kết vào Phật đạo …

Nơi cõi này có lẫn lộn các đạo đến trụ cả trong đây, cũng cần phải học theo để duy trì theo Pháp này đổi ra thanh tịnh đạo. Có nhiều chúng sanh ở trong Pháp Phật hóa sanh mà bèn quên cội gốc của mình, bỏ chạy lăng xăng, bị rơi rớt vào hàng ma quỷ, thật là đáng thương. Nên vì đó mà ta phải hy sanh, đưa tay đón anh em quyến thuộc, nhiều người bèn không tin nhận bỏ chạy … Rồi chẳng biết họ sẽ đi vào đâu. Ta dùng phương tiện giải nói, chỉ giải họ vẫn không đủ tin. Mà số linh hồn bên Ziêsu lại cầu xin ta chỉ đạo, họ rất tôn sùng, cung kính thọ trì. Kỷ Tỵ sang năm Canh Ngọ, các cha bên âm thường đến cầu xin ta sang độ cho họ ..

Đây là sự báo thâm ân của nhiều đời đã trụ nơi cõi trời Phạm Thiên Vương, từ 90 kiếp trở lại đây. Nay ở đời hiện tại đặng sự giúp sức của Đức Ông mà tạo đặng thiên quốc để trợ duyên cho quyến thuộc về tu. Cõi trời Nam Thiên đã đặng bang ra làm 3 cõi cho 3 lớp để thọ đạo. Một Tiểu Thiên cho nhơn và A Tu La, Trung Thiên cho hàng Thánh Thanh Văn trụ, Đại Thiên cho hàng Bồ Tát trụ. Cõi Đại Nam Thiên số này có phần Quan Âm, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, các quyến thuộc của 3 loại Bồ Tát thuộc Pháp A Di Đà đến trụ về cõi Nam Thiên này. Sự tiếp dẫn của đức A Di Đà là như đây. Anh chị em cô bác thuộc Pháp này, phải nên ghi nhớ nguồn cội để trở về, khỏi phải đi ở nhờ ở đậu.

Ai tin hay không tin thì mãn kiếp số cũng sẽ biết, còn ai cầu tịnh độ về cõi tây phương ở đây không liên lụy, nhứt là kẻ trược mạng căn, cống cao, thì họ không có chỗ đi, để thử xem …

 

Đạo Nam Thiên

Tu vào hàng thánh vô sanh, bắt nguồn từ đó không đi ngoài lề giới luật của Thánh đạo.

Diệt trừ buông bỏ rốt ráo các độc là 3 độc : Tham dục, sân dục, si dục.

3 cao mạng dục, chấp dục, để đứt các quả điên đảo, ban chấp dục, phá mê, phá bủn xỉn kiêu tứ, hống hách kinh mạn, thù oán, đều trừ bỏ dứt 3 độc.

Nội trong đây mà dứt lìa đặng thì đặng quả vô lậu không xa. Tu Phật phải coi ở đây mà hành theo, sau đủ đạo này sẽ đi vào Ngũ Thông, rồi sang Lục Thông, vào hàng Thánh Bồ Tát mà trụ về cõi hư không .

Ở đây ta nói thật, ai chịu tu hành theo thì không uổng vậy. Các loại chúng sanh không ai không muốn an lạc sống lâu, họ đi cũng dè dặt, thăm dò nhiều người, bị lợi dụng lừa gạt mà không giúp họ được phần nào, Kẻ mù dắt kẻ đui, đều bị té ngã, đó là nghiệp, ma quỉ dối trá, lừa lọc, lợi dụng mà lừa gạt. Tội đó cũng quá cao, không giúp người, người khác giúp còn ton vót ngăn gián, bảo đừng giúp nó. Đó là tội khi mạn, thù ghét, không đáng được độ.

Và lòng nó bỏn xẻn hẹp hòi, bỏ ra một muốn thâu vô trăm, là nghiệp tham ngút cao, chết đi đọa vào làm quỉ không đầu, gọi là ngạ quỉ, hay quỉ dạ xoa, hay cưu bàn trà, thân đen mắt đỏ, răng nanh dài nhọn, mặt đen hóp, thân gầy, tóc phủ xuống như ma đói.

Nói những người tội là vô số trọng tội ở trong ngục, chúng hết công đức, hồn không còn hột Pháp nào bảo trợ cho thân. Chúng đói khổ, kêu la gầm thét, lâu đời ở trong ngục tối, thứ lớn hiếp loại nhỏ, cắn xé ăn thịt nhau, máu me hôi thúi bất tịnh chảy tràn. Các khổ nói chẳng hết được.

Nên vì thế mà nói ra ở đây, có chúng sanh nào tin vào mà lo tránh né để đặng xa lìa các ngục. Chưa nói vào các loại ở thập ngục, các loại khổ hơn gấp ngàn lần. Bởi thế nên phải chăm lo bồi hoàn công đức cho nhiều, bồi đắp vào chỗ hao hụt làm cho cảnh tâm sáng sủa bằng thẳng, sạch sẽ, tâm cảnh sạch. Tướng mạng sạch, căn cơ sạch, các Pháp sạch. Bồi đắp công đức cho cao. Nền tảng đế tâm toàn chơn thì quả vị Phật Pháp vững vàn. Dần dần đạo quả trở thành kim cang đầy đủ tướng tốt, gồm 32 tướng, 8 đạo giải thoát, có lục thông, 3 Pháp thân sáng như điện, gọi là 3 món minh, đủ 6 Ba La Mật, 10 trí huệ, 4 trí Pháp tánh dứt lậu, đi đến 80 vẻ đẹp.

Đủ đạo Bồ Tát có xe trâu kéo dạo chơi cả 10 phương. Qua đây thần đế siêu về hư không, gọi là Thánh Đế. Lúc này di sơn đảo hải, chuyển đạo về lập Thiên quốc của Bồ Tát đạo, việc này không ai nào biết vì sao lại có trời, ai làm ra cõi đó…

Đạo lực thần thông ai nào rõ.

Phước trí diệu nghiêm tỏ đạo tông.

Phật đạo cao siêu dùng tế độ.

Phương tiện chỉ bày phải thành công.

Pháp thanh vô úy dạo mười phương.

Diệt khổ tiêu ma giảm ngục hình.

 

CHÚNG SANH CÒN HAM ƯA.

Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Loại này của sáu căn thân tạo, mỗi loại đều có nhiều món khác nhau.

Sắc : Thuộc về mắt, mắt nhìn thấy đủ loại của vật, tiền bạc, châu báu, vàng ngọc, của vật đầy tràn chất lượng cao bằng núi.

Thinh : Tai nghe tiếng lời, tảo tần, mắt ưa theo, cũng rất là nhiều món, người chỉ làm việc này, người chỉ tạo việc kia, do tai nghe được mà tạo,

Hương : Thuộc mũi, thì nào là chất thơm, hương hoa, dầu thơm, bao nhiêu thứ mùi.

Vị : Do lưỡi ham cay, chua, chát, mặn, nồng, đắng, ngọt, bùi…

Xúc : Về va chạm của thân mang vác, gánh gồng, cuốc cày, các của vật thâu vô, phát ra cũng do hai tay khuân vác…vân vân

Pháp : Thuộc ý suy nghĩ, cả quyết duyên về cho căn tạo, so sánh, dụng mưu khôn, chước khéo để tạo ra cho nhiều…vân vân

Không phải một lúc, mà trãi qua lâu kiếp đời đời cấu tạo, chất lượng phải cao bằng trăm ngàn trái núi cũng chưa hết số lượng tạo vật của chúng sanh .

Bao nhiêu vốn liếng tốt mà chúng sanh bỏ vào vò nát mà bỏ đi hết ráo pháp tốt, khi tâm nhả ra rồi biếng ra rác, rồi bỏ đi. Nghèo là chúng sanh ngu dại, do chúng sanh ưa món này, tạo thành đổi ra món kia.

(Loại khác vân vân… chỉ một phát là sáu bảy món sai khác. Bởi chúng sanh điên đảo mà sanh ra tham lam thì diệt, diệt rồi sanh, cứ như thế mà quay cuồng trong sanh tử. Của vật sanh thì tướng mạng sanh, của vật diệt thì tướng mạng diệt)

Diệt hết thì chết, cứ suy ra mà biết tại vì sao? Lại có sống có chết, xem đây để nhận lấy.

 

Tu căn

Trụ Thân trong sạch

Trụ Khẩu trong sạch

Trụ Ý trong sạch

Tam nghiệp trừ các lậu

Thân trong suốt một màu

Dưới trên đều thanh tịnh

Dứt trừ các trược lậu

Khẩu – tiếng lời nhuần Pháp

Dứt các tiếng dơ xấu

Pháp thanh tịnh một mầu

Thông suốt mười phương cõi.

 

Ý thanh tịnh dứt các vọng chấp

Lìa các cấu nhiễm điên đảo

Diệt tắt tham dục tiêu các độc

Suy xét thanh tịnh các pháp chơn như

Xuất phát từ gốc cội nơi thần đế

Băng qua cả mười phương

Tứ duyên qua các cõi chúng sanh

Thông bạch không ngằn mé.

 

Tam nghiệp tịnh duyên về

Trợ lực căn sáng sạch

Nhãn căn thấy cả Tam Thiên

Tai nghe đủ thứ tiếng

Của tất cả chúng sanh

Qua cả cõi Chư Thiên

Không tiếng gì không biết

Mũi trong sạch nghe các mùi

Của trên ba cõi trời.

Dưới đến ngục A Tỳ - cũng đều nghe biết.

Căn miệng nói ra tiếng Pháp sâu mầu

Nơi nơi ai cũng nghe ưa,

Các Chư Thiên, các Thần đều đến xin nghe – Đó là khẩu thanh tịnh trong sạch tiếng Pháp thanh tịnh.

 

Thân Căn

Thân căn thanh tịnh soi cả cõi Tam Thiên, núi Thiết Vi, núi Tu Di, các chúng sanh sống chết đều hiện rõ trong thân.

 

Căn Ý

Căn ý thanh tịnh căn ý suy xét. Nói ra một câu tiếng tăm vang ra qua đi cả mười phương.

Nói một câu qua một tháng đến một năm, đó là ý căn thanh tịnh thông suốt tất cả các Pháp.

Người tu Phật cần kham duy trì gìn giữ thân căn, lục căn, lo lau lọc như ta gìn giữ con người của nhẵn căn.

Tam nghiệp thanh tịnh, lục căn sáng sạch thấy biết thông vào các Pháp chơn đế, tâm cơ trong suốt bay lên qua khỏi các ngục trụ về hư không, đặng xa lìa các chổ tối tăm, khổ não. Đến đặng công đức này mới đi vào Bồ Tát đạo mà trụ về Pháp Đại Thừa .

Đây viết ngắn gọn để suy xét, kham thọ tinh tấn không thối lui. Phải thay đổi “nghề” nghiệp, trọn không hanh nghề ác như :

Chăn nuôi thú vật, mèo chó, heo gà, trâu bò, dê ngựa. Tránh xa không gần gũi giới tạo nghiệp ác. Chỉ trồng tỉa lấy hột để nuôi thân mà hành đạo của mình, việc này ai cũng có thể làm được cả.

Chúng sanh được nghe Phật trong thời chuyển các Pháp.

Chuyển pháp luân hóa độ

Pháp Như Lai chuyển ra

Bay qua mười phương cõi

Làm thông bạch các cõi

Chúng sanh trong cõi đó

Đều dứt cả các lậu

Mà được đạo quả lớn

Đó là nhờ Pháp Hoa của các Đức Như Lai

Phật vì chúng diễn bày

Làm cho chúng tỏ ngộ

Để đi vào Phật đạo,

Dứt sanh tử luân hồi

Dạy các hàng Bồ Tát

Nghiêm trì giử Phật Pháp

Mà chuyển ra các Pháp

Để tế độ chúng sanh

Chuyển pháp luân bất thối.

Và chuyển pháp luân thanh tịnh

Sâu vào cõi địa ngục

Để cứu khổ chúng sanh.

Mỗi thời Pháp chuyển ra

Lâu gồm nhiều tiểu kiếp

Còn chổ tiếp về sau

Dành cho chư Bồ Tát

Kham diệt để độ chúng

Cho cõi đất mát mẻ

Các tướng mang căn củ

Tiêu trừ tất cả lậu

Để trụ đạo nhất Thừa

Vào hàng thánh thanh văn

Suy xét đại tâm cơ, phải làm cho sáng sạch

Thông hết các rằng rịt

Chúng mới đặng trở về

Mà trụ vào đất Thánh.

 

Các đệ tử của Phật, đi theo gương của Phật mà chăm lo diệt đạo, rồi chỉ dạy chúng sanh kham tu và hạ liệt, lìa các chấp có không, để ngăn các ngành khổ, không cho lậu xuất phát.

Phật chuyển Pháp nhứt thừa để tế độ vạn loại. Mỗi thời Phật ra đời đều vì các chúng sanh mà chuyển Pháp Hoa lớn. Có chúng sanh đại phước mới đặng gặp các Pháp của chư Phật ra đời.

Ví như hoa Linh Thoại, muôn kiếp mới trổ bông – Như Lai chuyển Pháp sang gội rửa cho chúng sanh, ví như vầng mây lớn làm mưa lớn xối xả, cho tất cả đất trời chúng sanh đều thấm mát, không còn chổ khô khao, người người lớn tốt thân sáng đẹp tinh vi, hiền diệu đủ nết na, suy lường còn một ý, hết vọng tưởng đắm mê dứt các mầm ân ái, không còn thức tham dục và cũng không đói khát. Thân sạch như bửu châu, như cây khô được nước thấm mát trở lại, luôn kết trái quả lớn tốt.

Pháp xối xuống các cõi nước trên Thiên làm cho các chúng trời đặng quả đạo vô lậu.

Có lắm các cõi trời, lâu đạo phước tổn giảm, bị rơi rớt xuống ngục đọa lạc cũng lâu đời, do đó chúng Thiên Vương tham khảo hội hợp nhau mà đem hương hoa về cung điện của trời để cúng dường đức Phật, xin Phật chuyển pháp luân để cứu độ chúng sanh trên Thiên chúng.

Như Lai nói Pháp xong, rồi chuyển Pháp Hoa đi một vạn tám ngàn cõi cho đệ tử và chư đại Bồ Tát để nhận các công đức của Như Lai, và thực hành Phật đạo – hành theo Pháp Đại Thừa mà chỉ giáo khuyên tu cho các hàng chúng sanh qui theo đại đạo. Và chỉ Pháp đại tạng lưu giữ chánh Pháp. Ví như cành cây nhỏ gìn giử Pháp ở lâu cho chúng sanh tươi mát, dứt tất cả các khổ là nhờ nơi chánh Pháp .

Từ vô thỉ trở lại, chúng sanh đều nhờ Phật chuyển vô lượng đại Pháp mà tế độ chúng sanh. Như Pháp Đại Thông Trí Thắng chuyển Pháp độ mười phương cho các cõi Chư Thiên, diệt tắt các mầm tối. Các chúng trời thành quả đạo vô sanh số đông như cát sông Hằng.

Thời hai vạn đời Oai Âm Vương, Như Lai cũng chuyển các đại Pháp hai vạn lần mà tế độ chúng sanh. Đời Minh Đăng Vương cũng chuyển hai vạn lần ra độ vân vân…

Ở cõi Ta Bà có Phật Tỳ Bà Thi, chúng sanh thọ tám vạn tuổi, chuyển ba thời Pháp Hoa, và thọ ký mấy chục ngàn đệ tử vào đạo Bồ Đề thành chánh giác.

Qua sau đó lại có Phật Thi Khí, chúng sanh sống thọ bảy vạn tuổi ra đời cũng chuyển ba thời Pháp Hoa độ cõi Ta Bà này.

Sau lại có Phật Tỳ Xá Bà ra độ chúng sanh sống sáu vạn tuổi, chuyển hai lần Pháp Hoa ra độ.

Phật kia nhập diệt, lại có Phật Câu Lưu Tôn ra đời, chuyển một lần Pháp Hoa chúng sanh sống năm vạn tuổi.

Kế đến lại có Phật Câu Na Hàm ra đời, chúng sanh sống bốn vạn tuổi, chuyển một lần Pháp Hoa độ chúng sanh. Thời này chúng sanh còn sống bốn vạn tuổi.

Qua đời sau lại có Phật Ca Diếp Mâu Ni ra đời, chuyển một lần Pháp Hoa ra độ chúng sanh, tuổi thọ ở đạo Phật Ca Diếp chúng sanh sống hai vạn tuổi.

Sang qua đời Phật đó nhập diệt lại có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, chuyển một thời Pháp Hoa có một ngàn hai trăm năm mươi đệ tử tham dự, và thọ ký đạo cho năm trăm vị đệ tử thành đạo A La Hán. Trong đại hội Pháp Hoa có tám vạn đại Bồ Tát tham dự, các vị Thiên Vương và Thiên Chúng đến câu hội đông đến muôn ức người tham dự, đến để nghe Pháp Hoa, số chúng sanh đắc quả cũng nhiều, nhờ trong mỗi thời Pháp chuyển ra của Như Lai nói mỗi dụ của các đại Bồ Tát tu hành theo Pháp Hoa mà chứng đạo, mà tùy hỷ chứng đắc không hay biết.

Thời Phật Thích Ca thì Pháp đã cạng mỏng nên chúng sanh sống còn một trăm tuổi – 100 tuổi thọ.

Phật nói sau khi ta nhập diệt quá năm trăm năm sau có thể không còn ai còn lại công đức tu hành Phật đạo, đi tìm năm tháng dài cũng không còn gặp được người tu Phật đạo, cho đến người thọ trì Kinh cũng rất ít có. Nên ngài nói là còn tại thế - nói Pháp Hoa chúng còn thù ghét – oán trách, huống gì khi ta diệt độ thì làm sao còn ai dám trì tụng Pháp Hoa.

Bởi Pháp Hoa là đại Pháp của Như Lai để chỉ dạy cho Bồ Tát, còn chúng thấp căn cơ thì không tin nhận được. Chúng sanh sống nhờ Pháp Hoa nuôi dưỡng nên ai cũng không tin nhận thì Pháp rút về, người đó sẽ bị khô héo chết dần, không còn Pháp bảo thân. Người khôn lanh ngồi lì xin cho được nghe, thì đặng Pháp nhập đầy thân rất là vui mát không thể nói hết … Pháp Hoa là thâm sâu – khó ai biết đến được.

Phật Pháp từng chỉ dạy cho các hàng Phật tử nên nhẫn nhục, từ bi hạ liệt và lễ lạy. Như Thường Bất Khinh Bồ Tát thuở quá khứ hằng lễ lạy cầu xin cho mọi người đặng thành Phật, mà nói lên rằng : Tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều làm Phật – cứ lễ lạy bất cứ ai ngài cũng chấp tay lạy, mà cầu cho mọi người. (nên có tên Bất Khinh)

Đó là hạnh của chư Phật hạ liệt cầu cho chúng để mong thành Phật đạo. Thường Bất Khinh nhờ nghe Pháp Hoa mà sống lại, đời sau đây lúc ngài đang làm vua, bỏ ngôi vua đánh trống ra bốn phương : Ai có kinh Đại Thừa thuận cho ta học, ta sẽ làm tôi giúp việc.

Có vị tiên ông nói ta có Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đại Vương không trái ý ta sẽ cho ông học. Vua rất mừng mà theo hầu tiên ông, hầu hạ một ngàn năm, nay thành chánh giác.

Nhờ vị tiên ông cho kinh Pháp Hoa Đại Thừa mà đắc vô lượng Pháp, 3 Pháp thân sáng, đến lục thần thông, 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. đặng Pháp lớn để trang nghiêm Pháp thân, thần trời đều qui phụng, lể lạy và kính ngưỡng, đặng 5 phần nhãn quang, đặng tam muội Bồ Đề, có 6 Ba La Mật đạo, 18 Pháp bất cọng, vô số Đà La Ni, 4 tướng nhiếp Pháp – thành đại Pháp Vương, có đại trí kiến. Trăm phương tướng sang đẹp đều nhờ ông Đề Bà Đạt Đa tiên ông cả.

Trong kinh Pháp Phật nói đều là Pháp giải thoát. Không có hai ba nào khác, chỉ dùng Pháp Nhất Thừa mà tế độ chúng sanh, giải lý nói bốn đế để dứt các ngằn khổ. Mỗi thời nói ra một dụ đếu đắc quả cho 6 đến 8 vạn Bồ Tát và A La Hán đặng quả vô sanh pháp nhẫn, và đặng thêm trí huệ.

Như Lai nói vì chúng sanh trược quá nhiều, nên phải chia làm ba thừa giáo – thanh văn – duyên giác – Bồ Tát, vì đường xa nhiều chổ hiểm, chúng muốn bỏ cuộc, do đó mà phải dụ để lựa chổ cho chúng thọ.

1/ Như Lai nói trong kinh nầy cho mỗi dụ hoặc Như Lai hoặc Bồ Tát tu đắc lớn – đều là tu Pháp Hoa mà thắng diệu. Như Lai tu Kinh Pháp Hoa mà thành chánh đẳng chánh giác nhờ ông Đề Bà Đạt Đa cho kinh.

2/ Thường Bất Khinh nhờ thâu 2 vạn lần Pháp Hoa được sống lại, tu theo kinh đắc Pháp lớn thêm.

3/ Diệu Âm Bồ Tát nói Pháp Hoa và trì Pháp Hoa mà đặng rất nhiều môn Tam Muội, đắc Nhất Thiết Trí Tam Muội.

4/ Hỷ Kiến Bồ Tát tu Pháp Hoa đặng Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội nên đốt thân cúng dường Kinh Pháp Hoa.

5/ 16 vị Vương tử, con của đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai tu Pháp Hoa đều thành Phật Như Lai. Văn Thù Sư Lợi tu Pháp Hoa thành Pháp Vương Tử, đại Bồ Tát dạy cho các đệ tử tu theo – vị nào cũng thành Bồ Tát, ngồi tòa sen ngàn cánh.

Văn Thù Sư Lợi dạy Pháp Hoa cho con gái Long Vương Tỳ Kiệt La thành Phật trong hiện thời.

Tu Pháp Hoa của Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn tu Pháp Hoa mà đắc Giải Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội, tức là Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tát.

Như Lai nói công đức tùy hỷ của người tu Pháp Hoa, ví ông trưởng giả giàu lớn nuôi 4 loại chúng sanh cả 60 vạn cõi hết 80 năm và chỉ đạo tu hành, số chúng sanh nhiều vô lượng. Công đức không bằng người trì Kinh Pháp Hoa một bài, một kệ một câu.

Ví như người có số vàng ngọc quí đầy cả tam Đại Thiên đem đi cúng dường công đức này, cũng không bằng công đức của người trì Kinh Pháp Hoa. Vì số vàng bạc đó ăn dần cũng hết, còn Kinh Pháp Hoa thì không hết, mà còn nhiều hơn. Vì tu theo kinh mới thành đạo, vì tu thông thường chỉ có nếp sống, có ăn mà đạo thì khó đến được.

Đạo Tiểu Thừa tu lấy phước mà giành của ăn vật mặc, chớ không biết Phật Pháp là gì.

Các Thiên Quốc, chư Thiên Vương biết được đạo Phật mà không biết đường hướng tu hành ra sao.

Ngoại đạo họ làm phước thiện nên họ giành của cải cho đời sau. Số mười người được 3 còn mất.

Các đạo trì thọ kinh Pháp cần phải biết ý mầu mà thọ trì bổn kinh làm cho đạo chóng thành tựu để đắc đạo mà trụ về Đại Thừa.

A/ Phải nhận Kinh Pháp Hoa là tột hơn cả, kinh này bao gồm cả thảy các Pháp (phi Pháp bất thành Phật), tất cả sự sống còn là nhờ ở nơi các Pháp cả, đấng nào được Pháp lớn nhứt, phải biết rằng chỉ có đấng Phật là có đại Pháp, các đạo không có đạo nào trên được đạo Phật, mà đạo Phật là ở nơi Kinh Pháp Hoa là số một vậy.

Muốn được kinh này:

1/ Phải được mười phương chư Phật hộ niệm.

2/ Là được tất cả phần công đức.

3/ Là đặng vào trong chánh định.

4/ Là phát tâm độ cho cả thảy chúng sanh.

Đặng bốn phần này mới đặng Kinh Pháp Hoa thọ vế tâm, gọi là kinh vô vi, chớ không phải ở vế trần gian. Nói ở đây ai xem cũng coi là nhàm, không có bổ ích.

Thiệt ra, đấng Phật , khi một đức Phật thành đạo là sự tu vào đến cực độ mới được nói ra kinh này. Kinh này sâu vào Pháp Trí Kiến (Thiết chủng trí), có đặng Pháp Trí Kiến mới thấy rỏ suốt thấu vô tận kiếp từ vô thỉ và vị lai (hỏi Phật Như Lai trụ và thọ Pháp nào? Nên nói rằng : Như Lai thọ vào Pháp Trí Kiến ngoài ra không thọ ở Pháp nào. Cho đến Tam Muội Nhứt Thiết Trí và Đà La Ni cũng không dùng đến.

 Pháp Tam Muội cũng có 3.600 món, Đà La Ni cũng vậy. Các Pháp của chư Phật tu và khai thác rất đầy đủ, các chất lượng từ đầu chí cuối ngài nắm trọn, bao nhiêu món Pháp đều ở Kinh Pháp Hoa chứa đủ cả.

Kinh Pháp Hoa duyên ra toàn Pháp loại cao, thấy nghe có các vị Phật va Bồ Tát nào lớn có đại danh đắc nhiều Pháp lớn tột. Ta thấy đại Bồ Tát Diệu Âm do trì Pháp Hoa mà đặng sơ Nhứt Thiết Thân Tam Muội gần bằng Phật Như Lai và Đà La Ni có nhiều tòa sen kim cang.

Như Hỷ Kiến Bồ Tát đặng Nhứt Thiết Pháp Thân Tam Muội mà đốt thân Tam Muội để cúng dường Kinh Pháp Hoa cháy lâu đến 1.200 năm mới hết. Kế đến lại đốt hai cánh tay để cúng dường xá lợi của Phật cháy hết 7.200 năm, sau đó mới hết.

Như ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương tử tu theo Pháp Hoa mà đặng tòa sen ngàn cánh, các đệ tử của ngài tu từ quả thanh văn mà đắc đại Bồ Tát, cũng ngồi tòa sen cao.

Đức Thích Ca Như Lai khi còn ở Pháp Bồ Tát ra đời làm vua, bỏ ngôi vua mà tìm Kinh Pháp Hoa, do tiên ông thuận chỉ học, do đó ngài lại thành Phật cho đời – Tăng.

Thích Ca Mâu Ni tu thành thân Phật, rồi sang Bồ Tát thành Phật, đến hàng tăng thành Phật cho đến Pháp tàn.

Thời ngài thành Phật lần đầu chúng sanh đều sống lâu đến mấy vạn tuổi. Sang thời kỳ tăng, ngài thành Phật thì Pháp đã tàn.

Như đức Tỳ Bà Thi độ cho cõi Ta Bà, chúng sanh sống lâu 8 vạn tuổi. trãi qua 6 đời Phật đến chót là Phật Ca Diếp, chúng sanh sống 2 vạn tuổi. Sau qua đời Thích Ca Mâu Ni thì Pháp của Phật Ca Diếp lại ra đời độ cho chúng sanh sẽ sống từ 5 đến 10 ngàn tuổi vì giành chổ cho Thích Ca Mâu Ni lập đạo thâu linh về quyến thuộc của ngài nên đức A Di Đà nhường chổ. Pháp đức Thích Ca Mâu Ni không chuyển ra độ lâu mà chỉ cho 3000 năm – mỗi chúng sanh có 100 tuổi thọ, đến nay chúng sanh còn 70 tuổi thọ. Chớ mỗi đức Phật ra đời kém nhứt cũng độ đến 12 tiểu kiếp – tức là 50 triệu năm, chớ không phải 3 ngàn năm có thấm thía gì đâu. Từ cổ lai đến hiện tại chỉ có lần trót này đức Thích Ca độ 3 ngàn năm mà thôi. Phía đạo của đức Thích Ca về sau chỉ còn có 10 tuổi thọ, còn Pháp A Di Đà sẽ tăng từ 5 đến 10 ngàn tuổi thọ - tiến lên 8 vạn tuổi mới rút về Tây Phương, đó là Pháp A Di Đà hồi, cõi Ta Bà cho đức Di Lặc quản lý.

Trong Kinh Pháp Hoa của chư Phật

A/ Diễn Pháp nghĩa – là nói Pháp cho chúng sanh nghe.

B/ Chuyển Pháp Luân thanh tịnh qua 10 phương (bay ra từ chặn mày)

Thọ ký cho chư Bồ Tát, chỉ đạo tứ đế và 12 nhân duyên cho Tỳ Kheo tu vào thanh văn duyên giác, nói Pháp 6 Ba La Mật cho Bồ Tát tu theo vào lục thần thông và trí kiến của Phật Nhứt Thiết Trí.

Như Lai nói cho hàng hạ căn qui theo để vào đạo tứ đế -  sang 12 nhân duyên, loại này duy trì được mà kính tin bất thối đạo, huống chi chúng sanh tại gia cư sĩ cũng thối, và hàng xuất gia cũng thối, chớ không có ai được trọn từ đầu chí cuối, đó là do không trọn giữ công đức mà phải thối đạo, là bỏ Pháp, bỏ Pháp thì thọ địa ngục – việc này quá rỏ. Pháp là nhứt, không gì so sánh đặng.

Chơn tu Phật Pháp – chay, giỏi bố thí nhẫn nhục để làm căn bản, rồi sau mới đi vào thiền định (trí huệ), vào đề ngồi kiết già – giữ tịnh giới, vào thiền – chuyển Pháp, diệt Pháp mỗi đêm 4 giờ. Quan sát các Pháp, quán cảnh và nhiếp tâm giành cho 4 hướng nhiếp Pháp vô vi. Vào đề, vào vô vi đạo – gọi là tu giải thoát – tu “Huệ”.

Huyệt đạo được mở - chuyển Pháp thông đạt qua đãnh, về diễn đạo tứ đại được chuyển ra kết Pháp thành Pháp đăng, và bánh xe tứ thánh đạo.

Đây nói vô vi Phật Pháp, chớ ở đây không nói vế bên trần, trần không có dính líu vô việc các Pháp vô vi đạo. Ở về phía linh hồn ta, chừng nào thấy các hột Pháp thánh bay dạo ở cửa điển nhiều ít, chớ Pháp thân thì mỏng không rỏ như pháp thánh. Các hột Pháp tròn sáng vùng ra bay kín cửa điển, không khác bày ong vỡ tổ. Các hột Pháp được viên mà hiện ra thân đầy đủ căn cơ gọi là Pháp tử. Từ lúc các Pháp được bay ra cho đến thời được viên thành, tưởng trải qua 20 năm, 20 năm thì trụ thân mới đặng thọ ký Bồ Tát Bát địa đạo. Tu như đây phải trụ tịnh mỗi đêm 6 giờ, trải qua 6 năm, qua 12960 giờ (mười hai ngàn chín trăm sáu chục giờ) đó là người đại căn và tinh tấn.

Còn loại người nghiệp nặng phải gấp đôi số này. Thí dụ có pháp sư nào đủ đức trì tụng Kinh Pháp Hoa cho đủ số công đức, sẽ thấy được chúng sanh trong Tam Thiên Đại Thiên, tai cũng nghe thông đến đó, mũi và tiếng lời nói ra cũng vang xa đến Tam Thiên và cả ngục A Tỳ cũng nghe. Sáu căn đạo đều chơn sáng, căn thân thì trong như mặt gương soi chiếu đến núi Thiết Vi, núi Tu Di. Các núi ấy đều hiện rỏ ở nơi thân của pháp sư. Căn ý – nói đạo vang xa, một câu cải ra vô lượng nghĩa, có thể nói cả năm không hết…

Đây mới nói ở nhục thân cha mẹ sanh ra thôi, chưa nói ra ở nơi Pháp thân. Dụ nói công đức của Pháp sư:

Mắt có 800 công đức,

Tai có 1200 công đức,

Mủi có 800 công đức,

Lưỡi có 1200 công đức,

Thân có 800 công đức,

Ý có 1200 công đức.

Rẻ sang công đức tùy hỷ thì như lời Phật, ngài nói “Ông đại thí chủ nuôi 4 loại chúng sanh, số chúng sanh của 60 muôn cõi, thí chủ nuôi 80 năm và dạy đạo đắc quả cho cho chúng, đem công đức này đối chiếu với người số 50 nghe 1 bài kinh kệ, phước này hơn phước của ông đại thí chủ, chưa bằng 1 phần 10 của người nghe Pháp Hoa. Do đó định biết vế như pháp sư trì tụng trong giảng đường thì không có công đức nào bằng được. Tất cả đều ở trong Pháp Hoa mà bao trùm cả vô lượng cõi vào trong, mà rút gọn vào làm 1 cuốn, 1 thân Phật mà chuyển ra qua 18.000 cõi nhân cho 10 bằng số Pháp qua 180.000 cõi ấy nhiều đến đâu mà chưa hết 1 phần 10 của Phật thiên. Pháp chơn của Như Lai chỉ 1 bụi cũng bao che kín cả Tam Thiên quốc, nên nói nhỏ là lớn.

Các Pháp không có lớn nhỏ, cũng không dày mỏng, cũng không cao thấp, không sạch dơ, nên vì không có chổ để luận bàn vào các Pháp, nên Pháp không có chổ nói, gọi là nói ra Pháp xuất ngôn, Pháp theo ra vào lời nói – theo vào với tiếng. Còn chúng sanh thân không có Pháp thì gọi là nói suông.

Dụ mà các chư đệ tử của 1 trong số 16 vị Vương tử của đức Phật Đại Thông Trí Thắng Như Lai từng theo học đạo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ hồi Phật đó tính lại đến đây là lâu xa kiếp vô số kể, bằng muôn a tăng kỳ kiếp, lâu xa hơn số đó – xét như vậy thì hàng thanh văn sống cũng là vô lượng, do đó mà chư Phật đặt mức đạo cho chúng sanh tu vào Phật thừa, bắt đầu ở quả thanh văn mà nói Pháp tứ đế, khổ - tập - diệt - đạo, cho chứng được 4 đại, vào hàng thánh 4 quả xấp lên đến đạo duyên giác ngũ thông, tu lấy 5 Ba La Mật loại trừ được 12 nhân duyên của các Pháp duyên đi, trong đó có : Vô minh đứng đầu, sang danh thức, danh sắc, lục nhập xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử và ưu bi khổ não. Diệt đầu, thì 2 đoạn diệt, 2 thì ở đoạn, diệt 3 thì 4 đoạn, vân vân… cho đến hết.

Như vậy tu vào Phật có 3 phép tu :

1 – Tu vào tứ thánh

2 – Rồi tu vào ngũ thông

3 – Kế tu sang lục thông là Bồ Tát, là cùng tột.

Đạo Bồ Tát kể từ sơ địa Bồ Tát là Bồ Tát mới phát tâm, sang nhị địa, cho đến 11 địa là đẳng giác Bồ Tát, gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát. Còn quả Phật Như Lai, thì cứ số Bồ Tát có 84 vạn và thinh văn tăng 72 vạn mới có 1 vị trong số thánh Bồ Tát làm Như Lai, ví như ông vua đứng trụ 1 cõi nước vậy.

Cho nên tu vào đạo Bồ Tát đặng thọ ký 8 bát địa Bồ Tát rồi là cứ vậy mà sống an lạc, đó là cục đường của Phật đạo. Chổ đạo Như Lai đâu còn pháp nào tu mà chỉ có tu vào 6 Ba La Mật thì có như :

Trì giới Ba La Mật

Bố thí Ba La Mật

Nhẫn nhục Ba La Mật

Tinh tấn Ba La Mật

Thiền định Ba La Mật

Trí huệ Ba La Mật

Là căn bản, kế theo có từ lúc = Ba La Mật, hỷ xả Ba La Mật = là = thừa dư.

Dạo nào cũng đi đến thành – trụ - hoại – không, thì chỉ có đạo Phật là băng qua trụ về hư không mà không bị hoại.

Khi tạo, kiến tạo đủ chất lượng mới đủ chất lượng, mới được trụ, là đặng mức sống an vui, dần dần hao tổn mòn mục như già bịnh, kế đến hoại là tiêu tan không còn cái gì tồn tại xót lại. cho nên mức sống của đạo nào cũng có hạn, chớ không có thể kéo dài lâu được. Mà chỉ có đạo Phật là kéo dài lâu ra và trí tuệ ghi nhớ từ đầu chí cuối không có thay đổi, 1 trí duyên đi mà biết nhớ ghi nhận không quên.

Nên nói đạo là cho thọ mạng dài lâu không bị chết mất, nên sự sống còn đấy rồi mất đấy, không hay biết. Ở trần khi còn sống biết đủ, chết đi hồn lâu mới tỉnh, hồn cũng có chết khi tứ duyên đi bỏ hồn, thì cũng nằm ra không còn cái biết.

SỰ TỐI QUAN TRỌNG LÀ Ở QUẢ TRI KIẾN đứng trên quả trí huệ.

Hàng thánh thì trí huệ còn kém nhỏ, sang đến Bồ Tát trí huệ đủ lớn, cở vừa. Còn đạo Như Lai thì kết đặc sâu vào, không chổ ngằn mé đó là trí kiến của Như Lai. Nên đức Phật ngài nói ta ra đời không một  việc nào khác, mà có một mục đích để giải bày làm cho chúng sanh tỏ ngộ đủ đức tin vào. Mới đem trí kiến của Phật để dẫn dắt chúng vào đạo trí kiến của Phật, cho chúng sanh thành bật nhất thiết chủng trí, vào đạo chánh đẳng chánh giác của Như Lai, nên nói đạo nhứt thừa mà san ra chia làm ba : Thanh văn – duyên giác và Phật thừa.

Xem đây mà biết đạo huyệt gọi là cửa của các Pháp và linh hồn. Muốn đặng sống lâu phải qua cửa đãnh.

Mỗi huyệt mỗi niệm, từ dưới đưa qua đãnh về điển.

Phần bên dưới thân chứa ấm nghiệp.

Phật đạo chỉ bày nói vô lượng kinh Pháp chúng cũng chẳng ngộ vì chúng mê.

Nếu ai muốn an lạc thì phải tu chứng đắc, bằng không thì cũng bị vào ngục theo chúng ma quỉ.

Ở đây chỉ đạo giải thoát cho hồn người ta để trở về hàng thánh, có 1 không 2. Nếu bỏ lý mầu này thì tìm tu Phật rất khó, chẳng ai nào có thể đến được, rất khó vào được huệ của Như Lai.

 

NGỤC TAM GIỚI

Các chúng sanh và các đạo

Lọt vào 3 ngục này thời là rất đau khổ,

Thọ buồn đau chẳng chổ siêu,

Trong sanh tử mạng thân tiêu.

Tham sân si cùng dục nhiễm

Vào điên đảo, quả báo đau.

Không đạo sư, vào hầm tối,

Bít bưng lâu, thân lạnh đói,

Thân mang trược tánh hung dữ,

Mất đức từ, đọa thêm lâu.

Chúng sanh nào siêng làm lành,

Biết hối hận, bỏ tham sân,

Chắc được phần, siêu 3 cõi,

Long tự hỏi, hỏi cớ sao!

Có sống chết sao không biết,

Tìm cho ra, hết sanh tử

Muốn đặng vậy phải ghi nhớ

Bỏ tham dục thì đặng chổ

An lạc vui không thay đổi

No đầy đủ đặng sống lâu

Tin Phật nói về tham sân

Chúng không biết mà khổ thân

Công đức tiêu phải đói nghèo

Muôn ngàn thứ do tham dục

Biết sợ sệt, phải tránh xa

Dứt đặng nó, vui khoái lạc

Vô tận kiếp sống no đủ

Không còn lại phải đói nghèo

Thân sang đẹp, rất trẻ trung

Sống dài lâu, chẳng hề già.

Tin lời Phật, nhận nơi đây

Đặng nhập đạo, quả báo này

Tột vui hơn, đem so sánh

Chẳng ai bằng, đây dứt khổ.

 

CHỦ BIỆT

 

Ngoài chư Phật, không ai nào bì kịp

Pháp đủ mầu, sáng thanh biết dường bao.

Đường Phật tu, ai đặng đủ đức vào

Pháp vô lậu kết trí đủ mầu cao

Phật thấy biết chẳng ai nào che dấu.

Từ vô thỉ cũng thông thấu 1 dây.

Mãi vị lai, biết đầy đủ không ngại.

Nhân nơi đây rồi chúng ta cũng vậy

Tin nhiều vào cũng đầy đủ như đây

Trụ thân thánh, ta mật tốt chẳng gầy.

Biết thế ấy thì giờ đây nên tiến

Đừng thối lui cố nhịp bước đi lên.

Hết đói nghèo thì du thuyền Bát Nhã.

Loại thuyền thần, sức mạnh rất sâu xa,

Qua đại Dương chỉ một vài sát na.

Tu đặng vậy mới đi xa thấy rộng,

Thấy hư không cũng đồng với thân ta.

Tỉa rút gọn trong ngoài in như một

Thân đầy lớn tràn ngập cõi hư không

Pháp lan ra duyên về làm một cõi.

Ai tu Phật ngó đây mà theo giỏi

Chẳng tìm đâu mà thực hỏi nơi tâm,

Dứt các lậu, nghe biết cả tiếng tăm.

Bửa đức từ mới đặng đủ thái, hư

Lòng bi an như biển

Hỷ lạc ái dường mây.

Chơn phước đặng đủ đầy

Thấy đó cũng như đây.

Ở trong vô lượng kiếp

Mà thấy như hiện nay

Thông bạch san làm một

Không còn chổ ngằn mé.

Pháp diệu tịnh vô biên

Các Pháp hiện đầy đủ

Muốn sao y được vậy.

Pháp chơn thông mau lẹ

Một làn quang  bay ra,

Duyên đến tận hằng sa

Rải xuống như rưới mưa

Tràn ngập vô lượng cõi

Làm sáng sạch các tối.

Vô minh hành thức diệt

Rồi rất sáng đẹp tươi.

Chúng sanh rất an vui,

Lâu đời khó nghĩ bàn.

Trong các cõi mười phương đều cũng sáng thanh tịnh, đất không một vết nhơ, dứt trừ các bịnh não, mọi người bủa đức lành thương nhau như một nhà, đức lớn đại bi tâm, dứt trừ hết tham sân.

Chúng sanh trong các cõi, nơi nơi đều có Phật hiện ra độ chúng sanh, làm cõi đất thanh tịnh, các Pháp hiện ra đủ để nuôi dưỡng chúng sanh lớn tốt đặng giác ngộ, để thành đặng chánh đẳng chánh giác. Phật vì hàng chúng sanh chuyển vô lượng Pháp mà tế độ cho chúng, để loại bỏ chúng ma, để chấm dứt sanh tử.

Chúng sanh thọ chánh Pháp thì dứt các hôi tanh, chỉ dùng hột mà ăn, làm được như vậy đó quả an vui sẽ đến, nhứt định không sai chạy. Trừ khử các nộc độc, không kiến hóa thú cầm, ruồi muỗi cùng rắn rết, cũng đều tiêu tắt cả. Heo gà cùng trâu chó, đâu cũng trừ dứt hẳn, không vật nào hiện ra. Quỉ ma nơi ngục tối cũng lấp vùi đốt sạch, cõi địa ngục không còn.

Đất bình thường trở lại bằng thẳng như bàn tay, không còn gò hố sâu, không còn đất cát sỏi. Các cây thân trổ bông, cùng các cây cỏ thuốc, tất cả đều xanh tốt, kết bông trái chín vàng. Hoa thơm thoảng mùi hương, bay ra khắp cả nước.

Các sự vui về đạo, hưởng Pháp lành thanh tịnh, không ăn cũng không đói. Không ai còn nghĩ tưởng, của ăn đến vật mặc, cũng không ai nghĩ đến.

Nhân dân cùng cả nước, suy nghĩ có một chiều, đi một niệm như nhau, không một ai sai khác. Đó là tịnh một nước, cả quyến thuộc trong đây, ai cũng ham nghe Pháp. Bồ Tát đại Bồ Tát, nói ra các Pháp lành, cho vô lượng quyến thuộc, đồng hội về nghe thọ.

Trên đãnh có Đức Ông, A Di Đà Như Lai, ngồi xem xét hạnh nguyện, của con cháu mình tu, để cùng vào Phật thừa. Cam Lồ Vương Di Đà là Phật tổ chúng ta. Con cháu của Đức Phật, cũng tâm Phật hóa sanh, mà tạo thành tướng mạng, đi tu đạo chứng quả, rồi đồng đặng duyên về, đạo vô sanh Pháp nhẫn.

Phật đạo đi như vậy, bắt nguồn từ cõi đó, mà duyên đi vào mãi, cho đến vô cùng tận, đặng vào nơi Phật huệ, đủ đầy đạo thần thông, đủ ba Pháp thân sáng, có ba mươi hai tướng, và tám mươi vẻ đẹp, tám đạo giải thoát, thần thông Ba La Mật, có Bồ Đề Tam Muội, Đà La Ni vô số, cả triền Đà La Ni, Pháp Phật đà tánh đại bi, cháu con cũng đồng một, không một ly sai khác, đó là Phật Pháp tịnh, của đạo Pháp Di Đà, xem kinh đạo Di Đà, chuyển Pháp 48 nguyện, có 10 trí đạo giải, ban rải độ chúng linh. Mười phương Phật cũng vậy, đức A Di Đà chuyển thân, đến cả mười phương cõi, hóa độ cho tất cả.

Cõi Ta Bà, Như Lai chuyển Pháp Hoa 12 lần qua 7 đời Phật, thọ lượng hết 91 kiếp, đến cuối đời Thích Ca Mâu Ni Phật 2.534 = 1990. Kể từ thời có Phật ra hóa độ, là Phật hóa thân A Di Đà, lấy hiệu Tỳ Bà Thi Như Lai. Đến nay qua 7 vị Như Lai, cộng làm 91 kiếp. Kế sang 89 kiếp, tròn 180 kiếp, hết 1 vòng cung, thành – trụ - hoại – không.


Xem đây biết Phật quá khứ và hiện tại, qua sang vị lai sẽ có 3 đời Phật, 3 nhân 3 bằng 9 đời Phật, Pháp, Tăng, ba đời gồm 9 độ.

 

THÀNH LÀ PHẬT – TRỤ LÀ PHÁP – HOẠI LÀ TĂNG – KHÔNG LÀ PHÁP TÀN

 

Chúng sanh còn hay mất là ở đoạn này.

Đời đức Thích Ca diệt chỉ dài thêm có 500 năm là Pháp diệt. Từ lúc diệt qua đó đến nay là không còn Pháp hóa độ gồm 2034 năm, không có Pháp là 2034 năm, hưởng Phật pháp A Di Đà của đức Thi Khí và Tỳ Xá Bà, tính lường công đức cho đời sau ở cõi này sẽ có 2 đức Phật ra đời, cùng một đời, độ chúng sanh cũng một đời. Cho chúng hưởng quả thọ tăng gấp đôi. Đây Phật Pháp A Di Đà chuyển về độ cháu con, cho đến tròn một vòng đạo là 90 kiếp, cộng thêm nửa vòng thì tròn một vòng, cộng hai nửa lại thành 180 kiếp, 1 kiếp bằng 1 tỷ 342 triệu 40 vạn năm – 90 kiếp là 120 tỷ 816 triệu triệu năm. Trọn vòng bằng 180 kiếp thành 241 tỷ 632 triệu năm. Nay chúng ta sống ở cõi này 1 nửa vòng – 90 kiếp – 120 tỷ 816 triệu năm rồi, từ nay trở đi sống thêm 120 tỷ 816 triệu năm nửa. Cuộc sống ở cõi Ta Bà là như đây, không theo giỏi kinh pháp thì không ai tính biết được cho nhiều đời kiếp lâu xa.

Cõi đại phạm cũng sáng lập trước đó trên 1 kiếp rồi sau mới có Phật ra đời, thì Phật tính từ đời Tỳ Bà Thi Như Lai ra đầu tiên đến nay là 7 đời, là 90 kiếp trước đó, 1 kiếp của Phạm Thiên đã trụ là 91 kiếp số đời. Đời của Phật Tỳ Bà Thi Như Lai chúng sanh thọ 8 vạn tuổi – Phật độ 60 kiếp = 80 tỷ 810 triệu năm 64 vạn, đời của đức Tỳ Bà Thi là tạo 64 vạn thân cộng 30 vạn thân là 90 vạn thân, từ đó lại đây chúng sanh đầu thai lập thân có 1 triệu lần. Nếu ai cũng ra đời từ đời Tỳ Bà Thi Như Lai là thọ 60 kiếp, đời Thi Khí Như Lai 10 kiếp, đời Tỳ Xá Bà 9 kiếp, đức Câu Lưu Tôn 5 kiếp, Câu Na Hàm 4 kiếp, Ca Diếp 1 kiếp là 1334 triệu năm, sang Phật Thích Ca Mâu Ni có vài ngàn năm. Xem mà biết thế Phật kinh bao khó.

Đây nói hạ kinh là các chúng sanh đều vướng vào các khổ.

Lời nói độc, của vật đổ  tràn, cơm gạo đậu mè phí phạm, y áo chăn mùng dày vò, tạo ra đều vung vãi, phá tan. Bất luận của ăn vật mặc, thậm chí có người xé hủy tiền bạc, đốt vò, phá tan của cải đáng sợ, hết rồi thì tham thủ, không được thì hung hăng giận dữ, chửi thề, hành hạ, thù hằn vân vân…

Chửi cha mắng mẹ, quyến thuộc đều kinh mạn, rẻ rúng. Ba nghiệp mà tạo ra bao nhiêu thứ độc khổ, suy xét đây để so lường, chúng sanh bị sa đọa vào ngục, nói sơ qua cũng đã thấy đau đầu.

Phí của ăn thì đời đời đói

Phí của mặc thì đời đời rét

Phí quần áo thì đời đời trần truồng.

Nói tóm lại bỏ món nào thì mất món ấy

Nói lời độc ác thì câm ngọng, môi sứt miệng méo, tai điếc, các căn độn không biết gì.

Chê của ăn thì mũi tẹt cổ nhỏ, cuống họng hay đau, răng gãy. Chê món nào là hết món đó.

Thân hay phá tán thì thân què, lệch không đi đứng được vân vân…

Ý độc thì hết còn biết gì, điên, chết bờ, chết đuối, rất khổ.

Kinh này đọa ai sai lạc vô đây không có ngày ra, nên tu hành phải giữ thân căn, căn mạng làm sai thì mất tất cả.

Viết ở đây, xem mà lo gìn giữ, Phật Pháp chỉ cho biết chổ sai trái để khỏi mất căn thân thì đọa khổ phải đề phòng.

Muốn đặng đủ thân căn

Phải gìn giữ khít khao

Tất cả đồ nuôi sống

Dù mục thối rã rồi

Cũng đều phải lượm lặt

Không bỏ sót một hột

Mà gìn cất giữ kỹ.

Sàn lọc cho sạch sẽ

Mục nát đều phải lượm

Thì công đức không mất.

Y áo chăn mùng mền

Phải giữ gìn cho tốt

Ai làm sai lãnh tội,

Đời đói rét bịnh hoạn

Chết vào ngục A tỳ

Ít ra cũng tam đồ

Chẳng có thể tránh né.

Đây mới nói sơ qua cho ai có duyên thì giử lấy thân, kinh báo khổ có đủ 9 bộ 6 căn tam nghiệp tạo ác. Chúng sanh thôi dứt được nghiệp dữ thì đặng 9 phẩm tốt, và 6 căn, 6 trần, 6 thức đặng thọ về đạo.

Khổ lìa đoạn rồi

Pháp dứt sạch rồi

Diệt tắt các cõi rồi

Đạo độ đây rồi.

Chúng sanh cầu đạo, không biết được mình tu để lấy cái gì?

Lấy Pháp thì Pháp đó ở đâu?

Có bao nhiêu món?

Làm thế nào mới đặng?

Đây nói :

Pháp thì ở nơi tâm sẵn có, vì không tu nghiệp lành nên Pháp loãng. Pháp ấy như hơi nước bay ra, trong đó có nhiều món, món tốt có, món xấu có. Tuy là hơi mà không mòn. Có mãi chúng không hề biết thấy, chừng nào hơi kết thành keo ví như nước đá mới thấy.

Muốn đổi Pháp ra loại nào ta thích thì tự đổi để Pháp trở thành món đó, thí như ta ưa Pháp thành Kim Cang thì ta niệm – Kim Cang – quyến – sách – ái – ngữ.

Muốn làm Đà La Ni thì ta tìm lấy 9 câu mà niệm liên tục không bỏ xót, hoặc theo các bài chú ở kinh Phật.

Muốn Tam Muội thì cầu thầm Kinh Đại Thừa, ai muốn có Tam Muội thì cầu liên tục, Pháp sẽ kết theo, duyên vào, cửa Pháp được khai mở, là niệm diệt cho Pháp thành chơn, ta thâu Pháp mà không ai hề biết.

Đó là hơi thở kết vô tâm chơn mà bay ra, tiếng lời cũng ở đó mà xuất ra tiếng nói, đều là trong chơn tâm cả.

Bao nhiêu nghĩa mầu của câu nói cũng đều ở trong tâm chuyển theo căn mà phát ra tiếng tăm. Chúng sanh Pháp còn non mõng nên chưa kết đặc.

Người già tu cầu đạo lâu đời, Pháp kết thành hột nằm nơi trong ta, xem như bụi cát nhỏ, kết vào thành một khối như cục đất mới. Vì không được tản ra, mà xả hơi độc của thức. Môn Pháp này không có bổ ích, loại này phải hầm lửa cháy tan ra khói, lọc lại mới dùng được.

Pháp ở Pháp âm là Đà La Ni chuyển ra lời nói đâu được đấy, là Pháp Đà La Ni có văn trì, tổng trì Pháp âm Đà La Ni vân vân… thành quả vị, cứ kết đặc đọc niệm cho nhiều không dời giây phút. Khi đọc niệm giải câu:

Tứ tánh cao thâm

Huệ Phật tâm

Sách lược kim mầu

Diệu dụng siêu.

Cũng như ta lấy đường trộn vào bột. Ai hiểu được như đây, ai cũng tu được cả, mà nước Pháp tốt có diệu dụng thì phải ăn ở sạch, không tạo ác, không nói ác, làm ác, ý không nghĩ ác, thì tu đặng quả ngay.

Phật diệt chơn toàn bộ làm một mà độ, đồng hòa hiệp, tâm lành thì không ác khẩu,Trong đó có 6 món đều lành cả mới tu được.

Ta có đủ căn là đủ các Pháp.

Phần thấy

Nghe

Ngửi

Phần nếm lưỡi

Phần hành là thân

Phần suy xét ý.

Cho 6 căn lớn thì niệm 6 câu:

Thí dụ niệm :

Nam mô thần đế Kim Cang Quyến

Nam mô thần trí Kim Cang Quyến

Nam mô thần lực Kim Cang Quyến

Nam mô thần biến Kim Cang Quyến

Nam mô thần huệ Kim Cang Quyến

Nam mô thần túc Kim Cang Quyến

Nam mô thần mạng Kim Cang Quyến

Nam mô thần thông Kim Cang Quyến

Đây là tu chớ ở đâu tu:

Người chơn tu, tâm đạo bất khả xuất

Khẩu ngôn bất khả suy

Ý trí mật hạnh trụ thanh tịnh

Tầm nhứt Pháp, lau lọc

Duyên kinh đi hòa đồng Pháp.

Trì Pháp Kim Cang thì Pháp mình thành kim.

 

 

Đã có rồi chẳng phải tìm cầu

Đã được rồi nơi đâu cũng đến

Đã làm rồi, ngồi mát thọ vui

Đã đến rồi hết còn chử đến

Đã đi rồi không đi nữa

Đã nói rồi còn chi mà nói.

 

Người muốn đặng Pháp màu mình lớn sạch, ắc phải trọn nên gìn giữ mới thâu đặng Pháp tốt.

Trì kim thân Phật.

Pháp Như Lai đẹp – sáng thanh – hóa đến mười phương cõi, thanh tịnh khó nghĩ bàn vân vân…

Các con đều thọ mạng … xin Pháp mầu tổng trí huệ …

 

Khổ Đế

Khổ - tập – diệt

Các hàng tu vào diệt đế trong 3 khổ: Thân khổ - khẩu khổ - ý khổ, diệt tắt 3 đế này đi vào đạo đế.

Chơn tu đạo nhứt thừa để vào đạo thanh văn thừa. Diệt đặng 3 nghiệp rồi đi vào diệt 6 căn để vào đạo đế, tham diệt, thân diệt, si diệt, điên đảo diệt, vọng diệt, chấp diệt. Diệt hết điên đảo thì hết dục nhiễm, đi vào đạo đế, dứt các lậu, mà đi vào pháp tánh, mà lìa đặng 4 tướng. Nhơn ngã chung sanh thọ diệt - vào chơn đế. Dứt lìa 3 nghiệp 6 căn, thì có 9 phẩm sen vàng, suy ra cho tột, gốc ngọn còn chơn không, còn ràng buộc. Các cõi mình đi qua đều tuốt sạch gọn gọi là thông các đạo, cõi nào cũng không còn có nhân duyên gá vào, đó là hết sự ràng buộc, không phải chỉ trọn 1 pháp thân mà nói rằng tôi đã được một đại tâm cơ, ta gieo hột giống trãi qua như cát của sông Hằng còn thua, hà huống chỉ làm có 1 bụi mà nói đã được là phi lý. Nên vì sự tu học mà Pháp phải chơn thiệt để duyên được vào chơn Pháp mà tuỳ theo điểm trụ đặt Pháp của mình, từ Pháp kết từ 1 tiểu kiếp là số Pháp san ra rộng 16 triệu 780 ngàn năm, cho đến 10 tiểu kiếp, 50 triệu kiếp, 100 triệu kiếp mà số Pháp sâu vào gần trí của Phật, nhập vào Pháp đó - thấy từ vô thỉ kiếp số lâu, mà thấy như trước 1 giờ lâu, hay 30 phút lâu mà thọ Pháp chơn như như hiện tại, không thấy hôm qua hay buổi sáng, mà hiện tại đó cũng như đang dọn bửa cơm trưa ăn. Vào đại Pháp là như vậy.

Muốn đặng an lạc - tu hành thành đạo trong thời pháp tắt dứt.

- Người tu hành hạnh Phật phải nhẫn nhục, nhu hoà bình đẳng, thuần diệu đối với mọi người nơi hành xứ chổ ở của mình, đi lại quen thuộc nhiều lần, dần dần tu học đặng Pháp quán, rồi mới đem kinh Phật ra giải nói vânvân... chỉ bảo, chỉ dẫn chúng vào Phật đạo.

Trong thời mạt pháp, người chơn tu Phật phải nhẫn nhục nhu hoà, không gần quốc vương, quan đại thần, không gần quan quân, xa lìa người hành ác, kẻ đồ tể cắt thai, kẻ săn bắn chài lưới, người hung hiểm, bè phái. Những gái trinh gái goá cũng chớ có gần gũi và người bất nam.

Nếu gần, nói pháp trụ tướng thanh tịnh, oai phong như núi Tu Di, không nhiễu cợt, giỡn cười, trang nghiêm, phong độ. Bủa lòng từ nhu hoà như vào nhà Như Lai, từ bi hỷ xả, hoà dịu như mặc y của Phật. Xem xét như ở toà Như Lai, như ta tịnh giải không không. Xem như hư không mà nói kinh cho họ nghe, người trí đến nghe nói Pháp mà không có lòng mong cầu.

chuyển thân ra xa các cõi xem xét có chúng tu học hoặc đúng hoặc sai, cũng mặc không chê bai mà làm cho chúng khi dễ. Chỉ đem Pháp Đại Thừa rốt ráo trí huệ khuyên chúng siêng năng tinh tấn, siêng năng trụ thiền định là xong các đạo để vào tri kiến Như Lai.

Nếu gặp chư Bồ Tát phải hạ liệt lễ lạy, cung kính tôn phụng làm tâm mình được trụ vào huệ Phật, dần dần Pháp lớn mạnh, chuyển Pháp đi độ sâu nhập vào pháp môn nghe đặng chư Phật nói Pháp, và thấy mình ở trong đó nghe Pháp – được Phật thọ ký cho, rồi chuyển Pháp đi diệt quân ma, tiêu vô minh cho các cõi mà đánh rềnh tiếng trống, thổi Pháp loa, đánh Pháp cổ, thổi ốc Pháp, diễn Pháp nghĩa vân vân…

Ví như hình tướng của Phật ra quân thắng trận. Phật ban cho vô số thức quí, có viên châu giữ lâu mà đem cho đó là Bồ Tát tu hành trong đời mạt Pháp được nhiều công đức như vậy.

Thọ theo, cải sửa lại các sự sai trái của mình từ vô thỉ, hiện tại lo sám hối, tâm sửa lại ba nghiệp, 6 căn đạo cho tốt, vào Pháp tánh vô lậu ta nên bủa ra công đức lớn rốt ráo, lìa trượt ngã, kiến ngã, nhớ các Pháp lành, trì Kim Cang.

Các Đức Như Lai thường dẫn dụ chỉ đạo cho chúng sanh đi quảng đường xa, vô tận lâu đời. Như đức Phật dẫn dắt chu đệ tử xuất phát từ đời đức Phật Đại Thông Trí Thắng, từ đó lại đến đây thật là lâu xa, ví ta lấy đất của Tam Thiên Đại Thiên hòa làm mực đi qua một ngàn cõi nước bèn chấm một điểm trần, chấm hết số đất mực ấy lại bắt đầu lượm số đất ở chỗ có điểm và cả không có điểm gom lại se làm bụi, đợi một kiếp lâu bèn nhỏ một bụi, nhỏ hết số đất bụi rồi mà chờ không có nhỏ bụi, đến đây lại còn lâu xa hơn số kia, thì số đệ tử đi theo tu học quá lâu xa như thế đến nay vẫn còn đủ đạo trụ quả thanh văn, nay mới được thọ ký quả Đại Thừa Bồ Tát là bắt đầu dẫn dắt từ chỗ nghỉ chân vào chỗ châu lớn. Xem vào để biết được hướng đi quá lâu xa của các chúng sanh mà vẫn được quả Đại Thừa, không phải là dễ được.

Chúng sanh đi vào đạo vô sanh rất là khổ nhọc, bị rơi rớt giữa đường sa số, đưa đến chỗ nghỉ chân chẳng còn bao nhiêu.

Một sự mài lọc, khảo chat chúa, nẫy lửa, kẻ ác hành hạ chẳng tha thứ vân vân…

Không khác gì qua đường hiểm, biển rộng, nên nhẫn nhục vượt qua, qua đặng chớ rằng rịt, đặng thông thấu các cõi tâm thân, không còn bị nghiệp báo thắt buộc, mà được tự tại dứt lìa được các khổ, mà tự ra khỏi nghiệp báo thân tâm đặng sáng sạch. Qua được cạm bẫy rồi – sự an vui khoái lạc vân vân…

Đức Như Lai nói từ đời vô thỉ, lúc ngài còn làm đại Bồ Tát ở trong hội của đức Phật Oai Âm Vương Như Lai, trong danh hiệu Oai Âm Vương, trải qua hai vạn đức Phật ra đời cũng đồng một danh hiệu là Oai Âm Vương.

Qua đây ngài lại vào giáo hội của đức Nhựt Nguyệt Đăng Minh, trải qua hai vạn đời Phật cũng đồng một danh hiệu Nhựt Nguyệt Đăng Minh.

Về sau còn qua các giáo hội của ngàn muôn đời đức Phật ở đời sau, mà đến nay qua vô tận vô thỉ. Chung, ngài đã làm Phật, và chuyển trí duyên Pháp thân làm Bồ Tát mà ra độ cho vô lượng chúng sanh, chỉ dạy cho vào trong tánh trí của Phật, để cho thành chủng trí huệ của Phật.

Ngài làm Bồ Tát ở đời đức Oai Âm Vương Phật, lúc Pháp tàn các hàng tu đạo thường không thanh tịnh hay chê chấp, ngài đi qua bất cứ ai cũng lễ lạy và lớn tiếng nói lên rằng “Tôi rất quí trọng quí ngài, quí ngài tu đạo Bồ Tát rồi sẽ thành Phật”. Có người bèn chấp, khinh tiện mắng nhiếc, ngài vẫn đi lễ lạy “Tôi chẳng dám khinh quí ngài”.

Nên chúng sanh gọi ngài là Thường Bất Khinh tỳ kheo. Ngài rất là hạ liệt, từ bi hành nghiệp cao cả, làm cho mọi người lìa lòng chấp.

Phật độ dẫn dắt từ đời cổ Phật xưa, đến đời Trí Thắng Phật vẫn làm vị đạo sư dẫn dắt chúng mãi, đến ngày nay mới đặng thọ ký quả vào Phật thừa Bồ Tát, dẫn dắt làm nhiều lớp đưa vào chổ nghỉ chân, đợi đó rồi dẫn tiếp để vào nơi Phật thừa.

Nên nay Phật ra đời xem ai còn xót lại tiếp dẫn vào đợt sau.

Xem đây biết hạnh Phật thương chúng mà trước ra làm Bồ Tát bình đẳng, mà khuyên bảo chỉ bày, tiếp dẫn chia thứ lớp về nơi chổ Hóa Thành là chổ cứu cánh Niết Bàn, nơi đó là chổ nghỉ chân của hàng thanh văn duyên giác đủ đạo mới băng qua về Đại Thừa Bồ Tát .

Từ sơ địa đạo của hàng Bồ Tát mới phát tâm, các Pháp đủ rộng lớn mới duyên qua nhị địa Bồ Tát các Pháp trụ tướng, ta thấy vô số bò vàng từ đó lên tam địa.

Bồ Tát tứ địa thì các Pháp kết tướng như tướng trâu xanh, từ đó qua các địa, sang các địa Bồ Tát mới đem bầy trâu thắng vào cõi âm mà phá vô minh, làm cho sáng trở lại, chúng sanh nhờ đó mới được quả vui mà giác ngộ.

Như Lai chuyển Pháp về các ngục, cho mỗi lần chuyển Pháp Hoa, còn sau đó dần dần vô minh phát khởi trở lại, các ngục đều bị vô minh che lấp.

Bồ Tát hành đạo phải di chuyển đại Pháp mà xuất hành chư thánh và Bồ Tát đi sau, bày thánh Ngưu đi dẫn đầu, chỗ nào có vô minh xuất Pháp ra thành bầy thánh đến bủa vây đưa đầu lấy sừng chém làm cho gò vô minh tan mà sáng trở lại. Đây việc của Bồ Tát Nam Thiên làm gần 30 năm ở cõi Ta Bà này. Đây chỉ cho mọi người biết công dụng mà làm, về sau đều đặng quả Bồ Tát, đều muốn độ chúng sanh thì phải từ NGỤC độ ra dấn thân vào hang hầm sâu mà dẫn dắt chúng ra. Ai không làm như đây, không phải Bồ Tát đạo của đấng Phật.

Công đức đây mới lớn, chẳng ai nào sánh kịp. Đã có ai thấy bầy thánh hiện thân hành đạo, bầy tướng trâu bủa ra chân kim ở sừng sáng như điện, coi đẹp chưa từng có vậy. Bầy thánh hiện ra thành hàng, đồng đi dạo làm tắt dứt vô minh, thức tốt đầu tan rã, các ngục có ánh sáng, chúng sanh đặng hưởng Pháp, mà khao khát mong chờ cầu xin được đặng tha độ.

Chúng sanh đều lìa các độc,

Qui về theo đại đạo,

Loài ma quỉ tiêu tan,

Chúng sanh đặng siêu về,

Các ngục tự tan biến, đất sâu đầy trở lại,

Phẳng bằng và sáng sạch,

Mát mẻ đến lâu đời.

 

PHẬT CHUYỂN PHÁP HOA ĐỘ

Như Lai nói Pháp, rung động cả hình sắc, sáu điệu vang động mười phương. Cả Tam Thiên Đại Thiên, cho đến mười phương cõi chư Phật.

Chư Bồ Tát hội về cùng thánh chúng. Thiên vương chư thiên số nhiều như cát của sáu mươi sông Hằng để làm cho chúng tỏ ngộ tin về các Pháp của Phật.

Hào quang Phật chuyển ra, ánh sáng soi cả mười phương, xa một vạn tám ngàn cõi Phật.

Nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phật Pháp sở hộ niệm, cho đại chúng thấy từ cõi này qua các cõi kia rỏ rệt như trước mặt 50 thước, nhập Pháp sâu hằng 50, 60 triệu kiếp.

Pháp Phật rất sâu xa, suốt thâu vào đạo trí huệ. Chư đệ tử không rỏ Pháp lớn nên hỏi Phật – Các con đặng dự hội từ xưa, chưa từng thấy, đây Pháp lớn này – huệ Phật sáng vô tận xin Phật vì chúng con mà nói nghĩa đó. Như Lai nói – Pháp sâu mầu khó nói, khó hiểu, nói ra chúng sanh nghi nên chưa muốn nói. Chư Bồ Tát đều lên tiếng xin ngài nói cho chúng con đặng nghe.

Như Lai nói, nay ta vì chủ ông mà nói, lóng nghe mà nhớ lấy. Ta lâu xa ra đời một lần, có một dụ là đem đạo tri kiến làm cho chúng tỏ ngộ, để cho chúng sanh đặng vào Pháp Trí Kiến của Phật, ngoài ra không một việc nào khác. Trong các Pháp ở mười phương chỉ có Pháp Trí Kiến của chư Phật là tột sâu mầu, khó tin, khó hiểu.

Vì Pháp sâu mầu vắng bặt tiếng nói năng, đi sâu vào tịch diệt – soi thấu vô tận kiếp của tất cả chúng sanh, không một nét nhỏ nào che dấu. Đem được tất cả chúng sanh vào đạo nầy thời không còn có chúng sanh nào phải rơi vào chổ tối tăm, sanh tử luân hồi, cũng không còn có ngục Tam Giới như hiện nay.

Ngục Tam Giới này cũng không phải ở đâu lại, mà tâm chúng ta tạo ra đó thôi, do chúng sanh cấu tạo dục thiên nhơn gian, Tam đồ địa ngục cũng là tâm tạo, không phải con người tạo.

Số này đưa lên đưa xuống chỉ có một ngôi chủ, gọi là Pháp Vương Tử, hay Pháp Vương chuyển đạt. Nếu không có thì cứ vậy nằm lỳ mà chờ vô tận, chừng loài người dứt lìa tham ác thì tâm sẽ tự nó diệt, tự nó bay lên trở về hư không.

Thay vì chúng sanh còn đắm mê tảo tần, cộng nghiệp tâm bi thô trược, sắc đen bám vô làm cho thêm nặng mờ tối. Đó gọi là tội cho Thân và khổ cho Tâm vậy.

Tại sao không ở trụ trong nguyên thủy của nó, sống lâu 80 ngàn tuổi, mà phải sống có 100 tuổi, thay vì tham dục, chất lượng các  công đức hao tổn mòn mất công đức sẵn có vân vân…

Do đó ngày nay các loại chúng sanh ở đây vẫn còn lăn lộn trong sanh tử, chưa được tháo gỡ, mỗi ngày công đức mỗi mòn hao, thân trược, mạng kiếp kiến ngã trược, đã thế rồi còn thêm điên đảo. Sắc, lực, dục nhiễm, ham mê đắm đuối, nhơ nặng tối tăm, ba món độc kéo co loạn động trí não, si mê …

Các hoạn nạn không hề chấm dứt, bịnh não càng gây cấn và tăng cao. Mọi người xem đây phải nghĩ lại bản thân khô cạn của mình mà hối hận để xám hối giải độc, may ra được bề giải tâm cơ, tướng mạng căn cơ vân vân…

Căn cơ là cần thiết, mất căn cơ như mất tất cả lẽ sống, khó lấy lại được. Đây nói thật không dối.

 

CHƠN TU

Chơn tu đạo nhứt thừa là đạo thánh, thanh văn tăng và đạo duyên giác. Trụ đủ các tướng Pháp hiện ra mà thấy có đủ một tướng Dê – đạo A La Hán, tứ thánh có phước điền đạo tứ đế tâm cảnh sáng sạch, gọi là xe dê mà Phật nói đó.

Quả duyên giác là đạo ngũ thông, Bích Chi Phật có năm đạo phẩm pháp tướng hiện ra – tướng Hưu thuộc 12 nhân duyên, các món đạo này phải trụ thiền mới đặng mau thành đạo.

Nhớ niệm diệt trừ lậu, vô minh, có hành do hành, mới có thức, mới có tên là danh và sắc, có của tên gọi ví như ta trồng ra đậu, mè là tên của vật ta tạo ra. Thân ta tạo tùy theo căn, căn tạo rồi thì thân ta mang vác đủ 6 phần gọi là lục nhập 6 món thâu về, xúc, thâu lượm thọ đem về dùng gọi là thọ, ái là ưa thích, thủ gìn giữ kín, hữu tồn kho là có căn, sanh là tạo thêm, lão già, rồi hết tạo rồi chết, thì thương tiếc là ưu bi buồn cảm lưu luyến vân vân… gọi là khổ não.

12 nhân – quả duyên đi cấu tạo, tu trừ dứt đặng món này thì đủ 12 cửa Pháp, đạo đạt quả không tánh, trước ở phần thanh văn đặng 4 quả gọi là Đại Thân, vào quả thứ 5 gọi là 5 đại, nên nói là thánh ngũ thông (Bích Chi).

Quả duyên giác thừa có tướng Hưu – gọi là xe Hưu, thọ ở quả này cũng sướng no vui. Đạo này trót cao là Ngũ Thông, trở xuống của thân nhiều đời trước thọ quả thanh văn một lớp tùy theo số lượng lại còn loại trụ bất lai. A na hàm lại còn số Pháp thân sau thọ quả nhứt vãng, lại còn số Pháp thân mới nhập Thiên gọi là hàng nhập bửu. Lại có hàng thiên thần, nhơn thần, A Tu La thần vân vân…

Một đạo của một người thôi cũng chia ra vô số lớp Pháp thân, mỗi thân thọ mỗi cõi, có khi 300 thân hay 400 thân trụ vào làm 1 cõi, có khi 500 Pháp thân chia làm 5 cõi Pháp. 100 thân sau đó lại còn vợ con, cha mẹ vân vân…

Tùy theo, có lắm vị hàng đầu, lớn nhứt gọi là đạo sư phải tu cho 500 pháp thân mình có, 500 pháp thân bên em, vợ con mình, và cả cha lẫn mẹ cũng cả 500 thân, thì có cả mấy ngàn pháp thân. Có ai rõ đặng điều này đâu, ai tu cũng chỉ rốt ráo đủ 500 đến 600. Vào đồng 1 cõi Pháp mà trụ thiếu một cũng không được, chớ đâu chỉ tu có một thân thôi đâu nên mọi người lầm to, tưởng tu vậy đã đủ.

Vào đặng lớp Pháp 18 A La Hán, thêm 6 lớp Pháp của quả duyên giác là 24 Thiên Sắc Cứu Cánh vậy. Dọn đủ đây thì Pháp thân lớn nhứt ở quả nầy – vì thiền sâu duyệt đủ các Pháp mới duyên sang Bồ Tát sơ địa đạo của hàng Bồ Tát, mới đặng chuyển đất Pháp của mình bay sang chổ đất trống của cõi Bồ Tát, để chuyển vô đó mà làm đất Bồ Tát, mà kéo dần các Pháp thân đã đủ đạo mà về đó trụ… Cứ chuyển đất liên tục mà lập Thiên Quốc Bồ Tát của mình, cho đến số đất đủ 10 địa đạo Bồ Tát mới đặng thọ ký quả Bát Địa Bồ Tát. Cứ xem đường ta đã làm mà định duyên theo. Nếu ai là quyến thuộc chỉ tu riêng thân của mình để về trụ.

Cõi thật là như đây, lấy Pháp làm đất để nương ở vậy. phải là Như Lai thọ ký cho mới chắc ăn, không có Như Lai chứng minh thì không có chỗ đặt Pháp trụ đâu.

Đạo nhứt thừa đi vào Đại Thừa, là Bồ Tát đạo của Như Lai. Đạo của Phật thừa từ hàng Bồ Tát sơ địa – tu – có lục thần thông và có 6 Ba La Mật – nghĩa là trí huệ sâu gọi là Nhứt Thiết Trí, giới Ba La Mật, thí Ba La Mật, nhẫn nhục Ba La Mật, tinh tấn Ba La Mật, Thiền định Ba La Mật, thì trí huệ là Pháp cao bật nhứt.

Sáu Pháp Ba La Mật gọi là Pháp rốt ráo. Ai tu đạo Bồ Tát mà không rốt ráo thì không đặng Pháp Ba La Mật. Gọi là an trụ trong 6 Pháp rốt ráo là của Phật và Bồ Tát vậy.

Bồ Tát chỉ có 5 Ba La Mật, trí huệ là Như Lai mới có, Bồ Tát Ma Ha cũng có phép Ba La Mật và trí huệ nhưng kém mỏng hơn. Tu đủ có 6 đạo quả Ba La Mật, đây mới là lâu khó đặng lắm vậy.

Đạo lục thần thông

Khi đạo đế thông thì tâm cơ và căn quả đều thông vậy. Đạo Bồ Tát đi hết cục bộ của quả Bồ Tát Ma Ha Tát, ta thấy Pháp ta trụ trong hư không, bầu trời rộng thênh thang thì Pháp ta trụ kín khắp tất cả, không còn chỗ nào là không có Pháp ta trụ. Pháp tướng trụ hiện ra bò vàng, trâu xanh đi dàn từng bầy đua chạy trong đó rất là vui đẹp. Đạo quả là đây, song tu đạo Bồ Tát còn rất nhiều món tu, khi di chuyển đi xa bằng các Pháp duyên về kết tụ làm thành một giải đất rộng, có núi có rừng cây, đồi, ruộng rẫy, đường xá đủ loại. Lúc cần là núi bay lên trút nước Pháp xuống như mưa rào, vừa di chuyển vừa phun nước… để độ cho chúng sanh vậy. Đây việc ta đã làm nên ta biết như vậy, còn ai tu và hành của họ ta chẳng để ý họ làm gì.

Đường đạo của Bồ Tát Nam Thiên đạo đạt đầu cuối đều đi theo đây, nên hiện nay tạo của đời hiện nay tự trang nghiêm pháp thân được 4922 vị đại Bồ Tát, đó là nhờ công đức độ linh căn, nếu không có độ linh căn chỉ giỏi lắm là 3 pháp thân Bồ Tát không hơn. Có lắm vị tu đạo Bồ Tát một đời, chỉ có 1 hay 2 pháp thân, cao lắm là 4 hay 5 vị, rồi còn hàng sau kế nhặt lên thêm vào. Đến đạo này mới đặng như ý Pháp.

 

XEM ĐỂ BIẾT MÀ TU

Chuyển đế

Sau chuyển 4 đại – diệt 6 thức - của 6 căn – 6 trần, lấy 4 đại, thân Đại Quang không tánh.

Đây là đạo cốt – đạo ngũ thông.

Đã có 4 đại rồi, thâu một là ánh sáng của nhựt nguyệt để đủ 5 đại. Bồ Tát cũng có đủ số trên là 5 đại, thêm 1 nửa là quả Đại Kiến là 6. Như Lai thêm 1 cộng 6 trên là 7 quả Đại Thức Giác.

Chơn tu Phật đạo

Mở huyệt đạo nơi thân, chuyển 4 đại Pháp thì kết 4 Pháp tướng, gọi là tướng dê, đạo thanh văn.

Đợt 2 là ngồi thâu ánh sáng để đạt Hưu là quả thứ 5 gọi là Đại Minh (chú), là chú tâm, chăm chú 1 điểm sáng lớn mà thâu cho có tướng Hưu là quả không tánh, đủ đạo nhân duyên.

Tu vào Pháp 6 Ba La Mật để đạt Bò Vàng, Trâu xanh là đạo của Bồ Tát Đại Thừa. Đạo nầy chỉ đem Pháp bố thí rốt ráo cho chúng sanh mà thành quả Đại Kiến – có vô số bò vàng trâu mập, ngàn Pháp tướng như vậy.

Ở đạo Bồ Tát làm giới mà không có hạn ngắn dài – đó là giới Ba La Mật (trí của giới), là trí huệ rộng soi xa qua các cõi.

Bố thí cả thảy các Pháp hạnh này đổi lấy Bò vàng Trâu mập, nhẫn nhục Ba La Mật – loại trí huệ này kham chịu khổ lắm mới có đặng trí huệ loại Nhẫn. Tinh tấn Ba La Mật – quả siêng năng mà có trí tinh tấn. Thiền định Ba La Mật là thiền trí – quả thiền và định trí huệ soi sáng thông bạch.

 

NHẮN EM THIỆN NGỌC

Trí cả gắng lên cầm lèo lái

Định hướng chọn ngay thẳng một chiều.

Qua sông vượt biển sóng gió to,

Lái lèo vững chắc mới vượt qua

Biển cả sóng rền theo bảo táp

Nguy hiểm đừng buông bỏ tay chèo.

 

Trong đời qua lại gắng giữ thân

Biển chông bén nhọn lở bén chân,

Làm sao em bước khỏi lưới trần

Gắng giữ lại đi sẽ có phần.

 

Giải lý sau đây cho đặng rỏ

Đừng nhớ, đừng mê thoát biển trần.

Không giận, không hờn đặng qua sông,

Nhẫn nhục nín thinh đừng gây gổ

Biển lớn ta qua mới dễ dàng.

 

Oán thù, oan trái bởi lòng tham,

Dứt mối dục tham đặng Niết Bàn.

Nợ nần nhiều kiếp cũng đã vay

Hiện đời không trả khó đặng bay.

 

Không nợ, con cái – món nợ to,

Đặng trả xong rồi mới hết lo,

Nợ không hoàn tất phải sâu cày.

Đòn đau nhiếc mắng cả ngày đêm.

 

Khôn lanh nên nhẫn, bịt tiếng hơi,

Giữ cho kín khít mới qua khơi.

Đừng một nét sân đặng thoát ly,

Nếu không nhẫn được, mắt thời rưới mưa.

Trải qua nhiều kiếp không tha,

Có khi án mạng khóc la lâu đời

Biển trần khổ lắm thương ôi …

 

MỤC TẾ ĐỘ VÀ TIẾP ĐỘ CHƯ LINH

 

Từ năm thọ ký đến nay, Ất Sữu năm xưa.

Chuyển Pháp thân dàn bày pháp thánh

Băng qua đất trần vào địa ngục,

Trong đây tối tăm chẳng thấy đặng món gì.

Hàng ngang thành bầy bủa Pháp quang

Lúc này thấy rỏ đủ các hàng,

Hồn linh ngồi yên như tượng gỗ

Thân gầy đầu không còn tóc,

Ngồi đây thọ tội cả muôn năm.

Rưới cho mưa Pháp mới tỉnh dậy

Mọi người đều khóc mũi lòng thương

Thấy chúng khổ lệ lòng ta tràn đầy.

Qua 2 tuần thọ giải cho chúng linh

16 ngày của buổi tháng năm năm đó

Pháp thấm vào chư linh đều ngộ.

Các cụ già giơ tay đứng dậy xưng mô Phật các con tội nặng, xin cứu độ ân sâu khó đền …

Ta lên tiếng :

“Nơi đây khoảng được mấy thiên chư Bác”

Ông thần đáp :

“Kính bạch Phật số đông tới 6 triệu rồi”

Bảo thần ơi gọi tất cả cho lên, ông dẫn đường trên có thánh đợi đó. Nên năm nay độ luôn cả đêm, có trên 2 ngàn triệu chư ngũ linh đặng về thọ học Tỳ Kheo ở cõi Tân Quốc Nam Thiên, đức Ông ta vui mừng, gọi ta lên vuốt đầu ta. Nước mắt ông chảy mãi, ta cũng khóc theo – cam lồ vương A Di Đà Như Lai , ông ta xót thương thân ta chịu khổ cho chúng sanh …

Trong âm phủ tam đồ… thấy tạo được bầy Pháp tướng thật là phước đức. Nhờ Pháp tướng mới khai đặng thông các ngục, chớ riêng pháp thân đi dạo một tuần may đặng vài chục linh là cao.

Bà Tín đem xe thần chở linh về, bà hỏi ba nó ơi mình mệt không, thưa không sao anh khỏe mà, bà hỏi nhiều linh không? Thưa nhiều vài triệu. Ở điểm này xe em chở được mấy người? Bà nói em chở mỗi xe 115 người, là vậy có mấy trăm xe, bà bảo có 6 ngàn ông, mỗi ông 1 xe.

Đức ông ra lệnh trên đó, ta bảo bà Tín : Gắng lên em để trọn độ, bà Tín nói em đi.

Nay là 19/05 ta đi gọi cho chư thần công đức, và bảo các ông gắng đưa linh lên cho Phật, chư ông sẽ đặng quả báo tốt đừng lo, Như Lai không để chư ông bị khổ mãi đâu.

Qua năm nay, sang các năm sau đều đều mỗi năm trăm triệu, chỉ có năm Giáp Tí Ất Sữu 1986 là thâu của năm Giáp Tí có 2 triệu linh, vì bà Tín đau mà qua đời – Chư Bồ Tát chuyển Pháp đè Pháp ta hết 6 tháng, các ngài sợ ta thắng, muốn cho ta ngụp, sau đó ta phản công phá bung Pháp họ ra từng mảnh vụn, ta đại thắng.

Cao thấp mỗi năm có 1 tỷ linh, 2 năm này gồm có 4 triệu lấy ở ngục Hắc Ám mà thôi.

Bính Dần – Đinh Mẹo – Mậu Thình mỗi năm có 6 trăm triệu nhờ đi miền Nam Lục tỉnh sang Cam bốt – Mã Lai – Nam Dương, 3 năm có 1 tỷ tám linh, từ Ất Sửu 1973 đến quý hội đặng 9 tỷ 120 triệu linh. Bính Đinh Mậu Kỷ Tỵ 4 năm nay 1 tỷ cộng 10 tỷ 920 triệu là 14 năm độ linh, sang năm Canh Ngọ tháng này mới có 4 ngàn thôi, kỳ đi Nha Trang đây 03/02 đến 13/02 Canh Ngọ tính số còn thiếu gần 1 tỷ, mới đủ số 12 tỷ linh.

Năm nay xem sao ? Giờ đang khao ngục lấy linh, chưa biết kết quả ra sao. Năm Kỷ Tỵ  thâu 1 số người da xanh rồi, còn số lớn nửa chưa thâu, kể từ số này sắp tới – số nhất định 12 tỷ, còn thiếu 1 tỷ sẽ đóng khuôn và tăng số 1 trở lại…

Bỏ năm Canh Ngọ sang Tân Mùi 1991.

TỊNH HẢI – ĐĂNG THÁI – ĐỀ TRỤ

 

Ta đi qua 1 tướng trụ mà 6 tướng trụ đạo.

Thanh Tịnh Đại Hải – Hải Triều Âm – Hải Đăng – Thái Thượng – Tu Bồ Đề. Là đời hiện tại là Hải Trụ, tên gọi là Thiện Tấn, tại gia cư sĩ, ta làm đặng chút nhỏ cho đời sau. Ta qua là 6 trụ đạo, 6 pháp thân đạo thủ. Mỗi đời ấy sẽ tu cho 500 pháp thân cấu tạo, còn số tồn trữ gấp cả triệu thân, thí dụ như tiểu kiếp 16790 vạn năm ta có, 16790 ngàn đời, là 100 năm 1 đời số thân tạo 1 tiểu kiếp, còn 1 kiếp là 1 tỷ 343 triệu 20 vạn năm, là bao nhiêu đời để biết lấy số đời mình gieo bao nhiêu triệu ức thân, mà chúng sanh cấu tạo ức ức kiếp thì sao?

Nên chỉ Phật Như Lai thấy rõ như ban ngày. Nên muốn thành đạo ta phải có số pháp thân Bồ Tát là 840.000 và 720.000 pháp thân thánh mới đặng quả Như Lai. Một đời tu giới lọc đạo trải qua bảy nhân bảy là 49 đời mới đặng 500 pháp thân Tỳ Kheo tăng mà thôi, một đời lọc đặng bảy nhân 10 là 70, phải 70 đời mới làm được 500 pháp thân. Suy xét cho kỷ mà tu, số tạo ra thì nhiều, 10 đời tu được 1 mà thôi, chớ nói ngoa. Ai cũng cầu Tịnh Độ thì hơi khó vì thân dơ nặng làm sao vào được cảnh Niết Bàn là cảnh Tịnh Độ mà xem ngán đó, không dễ dầu cho ta đặng như vậy đâu. Phật cho mà ta không đến được, tại sao chúng sanh không hề biết trước sau, thay vì chúng ta nhơ nặng, vô minh quá cao đầy nên không biết có đời trước rồi đời hiện tại, qua lại đời sau cũng quên hết. Người chăm tu thường nhận ra, ít ra cũng 3 đời quá khứ, tu đắc Pháp thì biết cả ngàn đời quá khứ - ở đâu – nước nào, thân nam hay nữ, sự làm ăn ra sao cũng biết rõ ràng.

Ta ra đời ở cõi này trước đến nay, không có đời nào là không làm công đức thập lực. Đời ta ở vào Bồ Tát thánh là Thanh Tịnh Đại Hải, cũng lập đặng số công đức, sang đời Hải Triều Âm cũng lập được công đức sánh vào Quán Thế Âm, Diệu Âm Bồ Tát.

Sang Hải Đăng Bồ Tát tuyển linh ở đời Câu Lưu Tôn Phật số nhiều tới 4 – 5 tỷ.

Qua sang đời Thái Thượng thì dạy thuốc tiên cõi tiên, dạy thuốc cho trần bên Trung Quốc, dạy địa lý vân vân… ai cũng biết danh.

Sang đời ông Tu Bồ Đề tu học cũng qua Trung Hoa chỉ đạo Đại Thừa, và sau đặng thọ ký Bồ Tát đạo chỉ đời thành Phật vị lai.

Đời hiện tại tự tu và làm đều ở vào thầm lặng không ai hay biết, mình làm mình hay, phô trương là không hay.

Vì tự tạo tự thành mới vui, đời nay ta ở quả Bồ Tát Ma Ha Tát  thọ ký 04/04/1973 Trí thánh nhập Tiểu thánh thành quả rất là mau lẹ chưa từng có, từ trước tới nay ở đời Pháp tàn mà đặng đạo quả Ma Ha Tát, thọ ký năm Giáp Tý 1984, có Đại Pháp để độ. Nay có Pháp Vương Tử. Có Pháp Tử Kim số nhiều vô lượng, và có 7 núi thánh, vô số ức Thánh Ngưu.

Hành đạo quả Bồ Tát Ma Ha Tát kim thân, chúng quỉ vương chém 8 giờ mà không trúng thì biết Pháp ta rất mạnh vậy.

Đời nay thắng diệu hơn cả, cả phẩm và lượng… công đức 1 đồng lớn, 2 vừa, 1 nhỏ, 1 viên ngọc quí, lập được quốc độ Nam Thiên đưa 1 tỷ linh về độ - Đó là công đức Bồ Tát Nam Thiên đời ta tạo vậy trọn đủ, chưa tính thành Như Lai Phật. Nay đi bằng vô định – Như Lai tự nhiên đến, đó là thần thông đạo lực trí tài theo kịp, ngoài đức Như Lai mà thôi. Ta dạo đi các nước chỉ lễ Đức Như Lai 1 lễ thôi, coi tướng phàm chẳng ra chi.

Mà Pháp thân ta lại không ai dám đương, khó có đạo Bồ Tát nào thắng ta được, Pháp Kim Thừa nay chẳng còn lo sợ, ai khảo, 6 lần khảo rồi…

Thủa xưa ta tu đạo ở cõi đức Sư Tử Tướng, rồi sang quốc giới đức Sư Tử Âm Phật, đặng đạo Bồ Tát, sang Ta Bà ngồi trên ngai phía trái của Đức Tỳ Bà Thi Như Lai, qua đây là 6 đời Phật ra đời, trải qua 91 đại kiếp – đường ta đi cũng trên trăm đại kiếp rồi. Ta thường hiện thân là thầy dạy đạo các Thiên Quốc, theo hạnh của Phật diễn Pháp luân thanh tịnh và rưới nước Pháp độ chúng ở đời nay.

Chơn tu vào hàng thánh chỉ có 1 – 2 vị tăng nhỏ.

Sang đạo Bồ Tát đắc Pháp lớn, hào quang rộng, các Pháp mới kết ra Thánh Thai và Pháp Tử.

Pháp kết tướng tinh có nhiều loại, nhỏ có, lớn có. Như thân Bồ Tát hay như tướng trâu bò, loại này có Thánh Thai ở trong thân.

Ta ở đời hiện ta tu hành được đắc Pháp rồi, mới đặng đi thỉnh 36 pho tạng kinh, gánh kinh Pháp ở cõi Phật về, qua các Thiên Quốc, băng qua và gánh vào đất Thánh, qua phước điền của hàng thánh để độ linh ngã, trụ vào cõi Thánh.

Sau đây số chúng sanh do ta độ số đó thành quả vô sanh A La Hán, lên tới vô lượng vô biên bằng 12 sông Hằng cho tới 36 sông Hằng chứa cát, mỗi 1 lúa cát là 1 vị Thánh, không ai có thể lường biết số Thánh của Pháp hội của ta. Hàng Phật Như Lai đời sau của Pháp A Di Đà số Thánh và Bồ Tát đắc đến vô lượng vô biên.

Viết cuốn Pháp bảo này, đức đầy đủ, các Pháp của hàng thánh vô sanh lưu đức Bồ Tát đạo vào quả Như Lai mà đặng Nhứt Thiết Trí Huệ, mà tu rốt ráo đủ 6 Ba La Mật sẽ có đặng Nhứt Thiết Chủng Trí Huệ, là do đem các Pháp đi độ rốt ráo cho muôn loài chúng sanh mới đặng Pháp này. Thí dụ thanh văn độ chung tỷ kiếp mới đặng 1 Ba La Mật, Bích Chi Phật độ nửa tỷ kiếp mới đặng 2 Ba La Mật, Bồ Tát độ 500 kiếp mới đặng 5 Ba La Mật…

Bồ Tát Ma Ha Tát độ 1 tiểu kiếp mới đặng đủ 6 Ba La Mật có trí kiến của Như Lai…

Tân thử bất khả báo, liễu đắc tri vô ngại

Ngã văn bất khả tư nghì thuyết giảng.

Thị ưng bất khả nhu nhược

Bất tác, thọ bất cấu, văn thử kim giai.

Nhứt nhứt vô nan, tri lực viên mãn.

Như ý hà thủy băng đại hải.

Trang trí, dung nạp đại thể 

Hườn đạo thị minh khan thử

Hà đăng viên đẳng trụ giãi ngộ.

Khai thị ứng cầu bất ư vọng dã.

Tiên hủ đại nhu, đáo lai đại xã

Thể tác đại trí, bi dung vi bổn đại

Thắng bỉ dẹp tắt ma.

Ma sanh, cùng gửi tử - 2 món dữ trên đây.

 

Ngục sâu nó chiếm đầy

Chúng sanh chẳng bỏ buông.

Sanh ma quỉ thú muôn,

Ai cũng buồn vì chúng,

Lại không ngăn ngừa nổi

Một người chết qui theo

Thuận đi vào trong ngục,

Vui vẻ mà hò reo,

Trống chuông đưa đến chỗ

Chư thầy kéo chẳng lại

Chuông mõ kéo không nổi

Đành phải chịu buông suôi.

Còn số chúng sanh qui theo đạo

Do thân ta lãnh trách nhiệm

Độ họ mà trải qua số kiếp lâu xa

Ta vẫn nuôi dưỡng và dạy dỗ.

Cho đến khi thành quả vị,

Đâu phải lãnh ấn đưa lên đã thôi đâu

Họ lấy gì để sống trong lúc đầu, giữa và cuối…

 

Bồ Tát phải lãnh cả song họ qui, mà không y theo cho có chớ họ chẳng cần đến mình độ, nên vì đó họ qui theo để dò lòng với nết xem xét hành vi…

Chấp tại gia dột nát, thật ra họ mù chớ họ không sáng, bởi họ không thấy được Pháp của mình, họ đâu có hiểu gì là Pháp, gì là độ, lấy gì để độ, nên họ rất khinh thường, coi mình như cục đất không hơn không kém.

Nếu họ thấy được Pháp thì họ theo, rất là khít khao. Họ tưởng rằng ta chỉ biết nói đạo chớ không hơn gì họ, do đó họ mới khinh lờn, buông bỏ.

Như Lai xưa cũng vậy, thâu món trược ngã, nên nói đạo mà họ còn bôi bác, nói phải ân cần rằng cớ sao nói đạo mình sâu mầu, nhiệm mầu, rốt ráo, vào chỗ tịch diệt mà họ nghi lầm. Lại không được, bởi họ còn ngoài vỏ, họ đã nói đạo họ đắc và đắc cái gì? Đắc món nào mới là đắc, tu lấy gì, đắc Pháp gì, được Pháp gì… Cứ tưởng họ sẽ thành Phật, thiệt ra chưa được.

Mấy ông tưởng thành Như Lai rồi đã được diệt, nay lại nói chỗ các ông đi, chỉ đặng quả vô sanh chớ chưa đủ đức để diệt độ.

Phải tạo đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, 3 pháp thân sáng, 8 đạo giải thoát, có 840.000 Đại Bồ Tát, có 720.000 thánh tăng, 34 tỷ thần thiên nhơn, có đủ lực thần thông, có đại trí huệ vào đại thức giác, 6 Ba La Mật, 4 trí cho Bồ Tát và tăng, 4 tướng nhiếp pháp, 4 vô úy – có đại Tam Muội, trăm ngàn pháp Đà La Ni, 18 pháp bất cộng thần thông đạo lực.

Thần trời qui phụng lễ lạy cúng dường, 10 phương chư Phật ca tụng công đức. Họa may đặng thành Như Lai. Có pháp thân kim cang vàng đẹp, di chuyển bằng vô định vô niệm, gọi là tự nhiên là như – đến là lai. Đến không thấy đi, không thấy về mà ở tại nhà, sức thần thông bén nhọn như vậy.

Bồ Tát cũng đi như vậy, không đi mà đến, không thấy đi, do chúng sanh niệm, chúng sanh tỉnh si mà tin đủ sẽ đặng phước đức nhiều, ai không tin thì ắc bị nghèo nàn, đây đường tìm đạo khó tin và khó hiểu, người tâm trược ắc khó mà ngộ, ai con cháu Di Đà nên học cuốn đạo này chắc không vô ích vậy.

Tu thế nào được, thế nào không được. Phải suy xét cho ra…

 

TU CHƠN

 

Mở huyệt đạo nơi thân.

Nhất là vấn đề ở giữa 2 chặn mày, ví như đầu cắt làm 2 nửa, cái đế nằm chắn ngang bưng kín 1 nửa, nửa trên là cái nắp úp vào thành cái đầu. Mở cho thành cái lổ lớn mới chuyển 4 đại đất nước lửa gió băng qua đế rồi lên cửa đãnh, rồi duyên về điển để lấy 4 quả đạo thánh là quả Thánh Nhẫn vào Đại Thừa Bồ Tát.

Cửa huyệt này là của Bồ Tát và của Như Lai. Chuyển pháp này xong mới thâu ánh sáng của mặt trời để lấy quả Không Tánh thuộc Bích Chi Phật gọi là Duyên giác đạo.

Đặng quả này rồi mới chuyển hồn ở trong thân phàm đi lên qua đãnh mới thật là giải thoát đạo. Pháp thân được băng qua cửa đế này thì quả vị Bồ Tát đi đến đẳng giác Bồ Tát là 11 địa đạo của hàng thánh Bồ Tát, là cục đường của Đại Thừa.

Tu mà Pháp bay ra ở Cửu Khiếu thì không thành đặng quả Bồ Tát, cửa này của thanh văn tăng. Các cửa huyệt từ theo xương sống thì có sẵn, chỉ niệm đúng huyệt là pháp khí bay ra ta duyên về diễn thánh mà kết thánh thai, pháp tử. Bánh xe lọc Pháp đạo quả đều là tại đó cả.

Có các loại Pháp vi diệu là lọc xong kết đạo quả ta có 6 căn đạo – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý – kết làm 6 quả tròn sáng, gọi là lục bửu, sáu cái báu, kế sau kết quả Pháp tánh gọi là 7 báu, 7 đạo phẩm.

Tu hành nói thì nhiều mà tu đạo chỉ có như đây để vào chánh trí đạo. Quả trí kiến gọi là quả đại kiến.

A La Hán có 4 đại

Ngũ thông có 5 đại

Bồ Tát có 6 đại

Như Lai có 7 đại

Quả của Như Lai là quả Đại Thức Giác.

Quả Tứ Đại, quả Không Tánh, quả Đại Kiến, quả Đại Thức Giác. Đó là đạo quả Phật thừa.

Vào đại đạo Bồ Tát phải trì sắc Pháp Ba La Mật, gọi là Pháp trí huệ mạng, là thân sáng như điện trời, gọi là 3 thân sáng. Giới Ba La Mật là cho đủ cả 6 căn, cho thanh tịnh, bố thí cho tất cả không tiếc 1 món gì, gọi là thí Ba La Mật.

Nhẫn nhục Ba La Mật, phải nhẫn từ lời nói bên ngoài, các lời lẽ hoặc của mình hoặc của người. Các việc làm hoặc mình làm hoặc người làm, ý xét suy cho thật là kỷ lưỡng, ghìm ý tự nhận cho đủ mới dám làm…

Tinh tấn nghĩa là không đặng quên, phải tự che ngăn. Sang thiền và định cho đúng đường đi.

Bồ Tát tu đặng 5 Ba La Mật, Như Lai tu đặng 6 Ba La Mật là quả trí huệ, quả này tột hơn hết.

Như Lai có 6 Ba La Mật, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, 6 thần thông, 4 món vô uý, 4 món nhiếp Pháp, 18 Pháp bất cộng, có đủ 10 trí, 100 phước tướng trang nghiêm, có đại Tam Muội, pháp thân Kim Cang, muôn ngàn tổng trì Đà La Ni.

Có 3 loại Pháp tướng:

Tướng Dê cho Tăng

Tướng Hưu cho duyên giác

Tướng Trâu cho Bồ Tát

Trâu trắng là của Như Lai. Xem để biết mà lo tu chứng lấy.

Muốn đắc quả trí huệ phải thọ 6 Pháp Ba La Mật, mà duyên theo giới: Thí, Nhẫn, Tinh Tấn, Định – mới có đặng Huệ trí chơn rồi mới kết đủ đạo Đà La Ni mới giải được Tam Muội, là lửa mát – lửa Pháp cũng gọi là lửa thiêng.

 

NÓI KINH LÀ NÓI PHÁP

 

Tu đắc Pháp, lời nói có Pháp bay ra theo lời, là Pháp kết thành lời nói, có nghĩa dụ của câu nói, ai nghe Pháp nhập tâm cơ thì nhờ đó mà đặng ngộ, có lẽ là hiểu biết đầy đủ, vì câu nói đã nằm tại tâm và tại căn, mà tự đó chẳng hề quên.

Lời tiếng của chúng sanh loãng mỏng, lời nói của người tu đắc Pháp thì đặc và cứng, không có  thất tán.

Lời nói của chúng sanh ra hư không rời rả vụn vặn, nên nói sai sám hối không hết, vì lẻ tẻ không gọn.

Hàng tu vào A La Hán đạo, gọi là độc giác đạo, chỉ cho số nhiều, hàng pháp sư Bồ Tát, đẳng giác đạo cho nhiều lớp.

Hàng Như Lai – chánh giác đạo, chỉ cho hàng Bồ Tát vào Phật chánh đẳng chánh giác.

Có 4 lớp Phật:

La Hán Phật

Bích Chi Phật

Bồ Tát Phật 

Như Lai Phật

Đời nay ta hành đạo nhờ bầy Thánh Ngưu, đi vào cõi âm, vét hết màn tối tăm mới thâu đặng linh.

Mỗi lần đi đem 15 đến 30 ngàn ông Thánh Ngưu, dàn hàng ngang mà đi xuống ngục Tam Đồ, sừng của chư ông phát ra hào quang sáng như điện trông rất đẹp, vô minh kết vào thành cục như gò mối, chư thánh đưa sừng chém 1 phát là tan.

Xem các thánh đến chổ nào độc nghiệp hiện ra thì ra sức phá, coi như bầy trâu trần trọi nhau. Có ụ lớn thì có 10 – 20 ông xúm lại chém.

Cổ lai chưa có ai hành đạo như ta, hiện nay các kinh đều không thấy nói. Ta đi trong âm địa thường cởi lưng Thánh Ngưu mà đi, nhanh như gió.

Đời nay ta độ số linh lên con số hàng tỷ, là nhờ chư Pháp Bồ Tát hiện ra làm mới nổi đây.

Xưa mỗi vị Bồ Tát chỉ thâu vài chục ngàn linh là cao, đời nay ta độ khác xưa rất xa.

Xưa các ngài tu có chút Pháp Kim Cang đã cho là cao, và nói thao thao, thiệt ra hàng A La Hán pháp nhỏ có làm gì ra việc lớn.

Có cuốn các ngài nói dao bén nhọn, sắc cắt gì cũng được, thực ra chưa chém đã lụi gãy vụn rồi. Xưa lại ta thấy họ tu vào quả thanh văn là cao, không có ai mở cái huyệt đạo chắn ngang mày, để sang Đại Thừa, mấy vị tổ sư cũng là A La Hán chớ có ai thành Bồ Tát đâu, nếu thành Bồ Tát thì số linh cao còn ứ đọng dày đặc hầm như xưa lại chưa ai lên.

Con đạo ta lo tu lấy Pháp lớn mới vui, pháp thân lớn mới khỏe, không ai bẻ gãy ta được.

Tu đắc Pháp lớn chỉ có Phật thấy ngó là đủ rồi, Phật thọ ký cho mới là chơn thiệt. Đời ta tu trọn, thỉnh số kinh Pháp ở cõi Phật 36 pho tạng kinh về độ, phải có 36 tỷ linh mới đủ số để vào hàng thanh văn đạo, đời nay chắc không làm được đủ số.

Đạo ta tu ở thân thanh tịnh Đại Hải cũng đắc Bồ Tát, sang đời sau là Hải Đăng Bồ Tát, đời sang tu tiên, thân ta là Thái Thượng Lão Quân Bồ Tát, đời kế đây là Tu Bồ Đề mới được thọ ký đạo Bồ Tát ở thời Thích Ca Như Lai. Sang đời hiện ta đức ông cho tên là Hải Trụ, ở trần, bà Tín xin ông sư cho Pháp danh Thiện Tấn.

Đời nay ta tu vào Bồ Tát Ma Ha Tát, thọ ký 1984 Canh Tỵ, có Pháp Vương Tử, có Thánh Thai, vô số Pháp Tử.

Hình

3 vế

Chuyển hào Quang.

Thân ta trụ.

Ta trụ chuyển hào quang bay ra in như đây.

Xem cho đủ, hiện ra vô lượng.

Ta có 7 quả báu này và vô số quả khác. Vào hư không rộng bằng trái địa cầu.

Quả Bồ Tát Ma Ha Tát chuyển ra ngày 27/02/1987 Đinh Mẹo.

Đêm nay rất vui.

 Trừ các Đức Như Lai, còn ta không thua ai, bất cứ loại Bồ Tát nào.

Ta – Bồ Tát chuyển đặng Pháp luân thanh tịnh và Pháp luân bất thối.

Vốn đạo của thầy như đây, các đệ tử hãy tin đây mà siêng tu, các em cũng sẽ đặng như đây, các em đừng lo.

 

SỰ TU HÀNH TẠO ĐẶNG CÁC QUẢ NÀY RẤT KHÓ NHỌC.

Quả vô lậu này của Bồ Tát.

Pháp ta đặng, đức ông ta rất hài lòng.

Lấy quả chơn mà độ chúng sanh .

Người tu chơn lọc Pháp

Làm Pháp mình lớn

Chuyển ra độ chúng sanh

Con cháu hệt như vậy

Bồ đề sẽ về ta

Ai cũng làm như đây

Chẳng ai không thành Phật.

27-2 Đinh Mẹo

Nam Thiên

A Di Đà

 

16-08-1987

Ai cũng cầu quả này

Phóng đi mấy chục ngàn cây số.

 

Cuốn Pháp ta viết – Pháp ta.

Nằm kín trong đây

Học xong rồi, gìn giữ để trong nhà.

Làm ăn rất an vui,

Thủ thắng hơn cả,

Con cháu đều an lạc.

Không có các khổ báo.

Không có ma quỉ gần.

Có chơn tu gắn thâu.

Quả vô lậu sẽ đến.

Thấy làm Pháp bay ra

Đạo quả này bao trùm

Cả cõi hư không.

Vái chơn thật là đây

Không có đâu cho quả lớn.

Làm như đây của ăn vật mặc dư thừa.

Thần thông du hí cũng ở đây mà có.


 Phải làm cho có được rồi mới nói ra được, đừng nói chưa được, nói được là dối long, tu không chứng mà sanh khổ cho bản ngã của mình.

Lòng phải chơn thật

Đừng vì dối lòng

Đắc Pháp rồi mới tự do

Tự tại không hề phải luồn cúi.

An lạc vô úy hơn mọi người.

Tu đắc đại Pháp khi các Pháp đã viên, thành tựu Pháp Tử bay ra đầy trong hư không, như cát trụ gia hư không .

Tháp trụ, tháp nhứt trụ, mỗi trụ như vậy đầy khắp không ai đếm hết.

Mỗi trụ 10 vị thánh trụ ở một chơn đế.

Tu hành xem đây mà tìm đạo.

Trụ chánh gia, ngồi đó thấy vô lượng kiếp lâu, mà như ở trong hiện tại, mà thấy cả vô lượng kiếp, coi như trước đó 5 phút, đi lâu xa mới đặng về cội.

Nói Pháp vô lậu thanh tịnh vô úy này. Vô lậu khó nghĩ khó bàn, bất khả tư nghì Pháp, nhứt thiết đều vi diệu, trí huệ sáng, soi thông đi các cõi trong 10 phương, làm thanh tịnh các cõi đất chúng sanh, trong các cõi đó nhận Pháp vui vô úy, đều đặng thêm tin về, mà đắc quả số nhiều đến vô lượng đắc Pháp và giác ngộ. tinh tấn vào đại nhẫn, siêng tu vào Phật thừa, chơn tâm rất thanh tịnh, đắc quả đạo vô lậu, vào đặng quả Pháp tánh, do đức tin nhận thọ vào huệ của các Pháp chơn như, có thần thông, đặng Đà La Ni, chuyển Pháp luân bất thối đạo. Đạo vô thượng tịnh thanh êm diệu, sống lâu mà thọ lượng, vô lậu thông bạch suốt thấu đến vô biên, thấy xa vô tận cõi, xuất nhập rất tự do, Pháp thân rất thanh tịnh, trang nghiêm bằng Kim Cang, sống lâu không mòn mất được, đạo giải thoát chơn như đi vào vô sắc giới mà trụ cõi hư không, vi diệu rất sáng suốt, thân mạng tướng hào quang, không có hiện căn thân, không dùng sắc thinh hương vị xúc pháp, trụ nơi vô sắc tướng.

Pháp thân đều sáng đẹp,

Đi bằng Pháp vô định

Không phải ngồi thần đế

Mà dạo đi mười phương.

Pháp Tử bằng kim cang

Bay ra đầy hư không

Chuyển thân lớn tay dài

Trụ lại tại hư không

Đưa tay đến địa ngục

Mà nâng lấy chư linh.

Lấy thiên nhẵn mà rà soát địa ngục.

Thân đều hiện sắc vàng

Tướng tinh rất đẹp đẽ

Oai đức thuần diệu từ kín khắp

Chơn là đắc đại Pháp – nói Pháp thiên thần

Thiên chúng tin ưa nghe, Phật Pháp đều tin về

Thương mến chẳng tính hết.

 

Thời tu đắc đại pháp

Trí huệ rất sang sạch.

Đi lại bằng thân biến, ch xa đi chỉ một sát na, đã đến tận nơi, gọi là đại thần thông.

Không đi mà đến, có mười phương như gần một bước.

Sự nghe cũng rất là gần mà lại xa, ở đâu cũng đều nghe biết.

Biết tâm niệm của cả thảy chúng sanh, dùng tri kiến phân biệt rất đầy đủ, chẳng món nào che dấu, thấy biết nói như thật lòng chúng sanh, chú vì ưa muốn ta đều biết được đó, lòng suy nghĩ thiệt hay dối đều thấy biết rõ. Quán biết trong trời đất có sự gì, thay đổi sách lược của vũ trụ diễn ra, thay đổi Pháp cũng đều biết trước đó. Đời nay và đời sau chúng sanh thay đổi lớp, sanh lên hoặc sanh xuống đều biết được cả.

Số linh sắp được độ rơi rớt biết bao nhiêu cũng đều biết được cả.

Số thú cầm đặng tăng phước cũng đều biết đủ. Chúng sanh đi trả quả cũng đều biết cả. Người thọ mạng dài lâu, hay hết tuổi thọ sanh về tại cõi nào cũng đều là biết được.

Đạo của Bồ Tát duy trì làm cho vào đạo Nhứt Thiết Chủng Trí huệ của Như Lai đặng vào huệ thanh tịnh của Như Lai, đặng Pháp đó rồi khi nhập vào thì thấy mình chỉ là ánh sáng của hào quang, chớ mình không có tướng, thân không thấy có mắt tai mũi lưỡi gì cả.

Khi đắc đại đạo Bồ Tát y áo tự có vô số Pháp như ý trí hiện ra, vô số kho chứa đầy các thứ vải đủ loại, bánh trái đóng hộp đẹp, thứ lớp đóng hộp đầy tủ, cũng dùng giấy làm thành bao đựng, không ai nào có thể rõ hiểu vì sao.

Không có làm mà sao lại có đặng như vậy.

Nói Pháp vi diệu, chơn ngã, thấy tướng bổn lai.

Thấy thân mình trãi qua vô số đời kiếp, có thể nhiều hơn số cát hột của tám sông Hằng. Như Lai ngài thấy rỏ đời kiếp và hành nghiệp của cả thảy chúng sanh, như ta cầm kính viễn vọng mà soi qua ch kia để biết nơi đó.

Bồ Tát tu hành lâu xa mới đủ định huệ vô thượng ngộ giác – thọ - trí vô biên liễu thị giác bổn lai du hý tự tại viên mãn. Các pháp vị bổn hý lai, nhứt thiết tự tại giác trí liễu kiến ngộ trí Phật. Phật suy so lường liễu ngộ lý tánh.

Khan tập Tam Muội dĩ thọ, dĩ kiến năng khai khám phát từ tâm, diệu thể trang nghiêm vi bổn, thâm uyên thọ dụng, dễ ly trược lậu, khả thủ giai chơn Bồ Đề kiên cố bất ưng vọng thức, thị thinh chơn thiệt – vi tằng hữu – khả vô số sở đắc, nhược hữu nhược vô căn viên nhất giải, hữu trược hữu dã, nan khai kỳ tâm, nhứt thọ kỳ trí, dĩ dung khải minh, thị kiến đằng đẵng, bất khả diễn giả, kim giai thị hiện – kiên có báo thân – vi diệu, tánh quang – Phật đa hữu pháp.

Chúng sanh phi pháp – hữu dã – bất vi thọ chơn – ưng thọ dã – nhu nhược – thọ vô minh – thọ - sanh, thọ tử trí lậu tâm mạng trược sanh nhơ nặng, điên đảo tham lam, thọ báo phiền nảo địa ngục. Đạo phổ hoằng thâm – nhử - cáo – văn giai – như thị tự tại, bất khả thuyết giải.

Định xuất tự tại, bất ưng khai ngôn, sắc danh vi cường, phương tiện tùy nghi, tiên khai đạo sử phóng ngôn dĩ giáo, chúng đại ngộ viên mãn – tự tại bất khả ngôn thuyết – phủ đạo chúng ngộ.

Không còn có danh tự, không còn ngôn giáo.

Còn nói là chưa rồi. Đạo không ch nói.

Nếu hiểu chánh Pháp là bất ưng động tác, hà huống phóng ngôn.

Chơn tu

Gắng thọ đạo, đi sâu vào đạo tri kiến của Phật Như Lai, siêng năng trì Phật thừa. Phải tinh tấn suy xét kỷ càng, mà trì sáu Ba La Mật mới vào được trí Phật.

Trì giới đạo đủ cả sáu căn cho trọn đủ, mà bước vào đạo Bồ Tát rốt ráo.

Không giành lại món gì

Nhẩn nhục rất đầy đủ.

Tinh tấn không buông bỏ

Vào thiền định cao thâm,

Xét lại các lỗi lầm

Suy nghĩ định cho ra.

Siêng diệt cho tắt tiêu

Trọn năm Ba La Mật

Vào huệ Ba La Mật

Đạt Nhứt Thiết Chủng Trí

Huệ mạng cao vô thượng

Lấy trí tướng thanh tịnh

Không dung đến căn mạng

Mà nhập vào chơn tâm

Đây trụ vào vắng bặt

Không trụ cõi Niết Bàn.

Giớ Ba La Mật là kiềm gi vào chánh giữa, không cho đi lệch lạc, tức là không nói dối, đơm đọc, vọng chấp, tham lam, sân giận ngạo mạn, chửi bới, oán thù phá tán, say sưa, lừa đảo thù ghét, hiềm khích, chê bai, tị nạnh, khinh chê, xu nịnh, lăng chạ, mê hoặc, dụ dỗ, đánh đập, gian dối.

Các độc có vô số, kể ra không hết.

Giới này khó lường lắm mới qua, đây nói sơ chớ chưa hết.

 

Khế thủ bao dung có ai làm

Đức đầy đạo quả dứt mối tham

Hạ liệt cho nhiều có cái ta

(cái ta có nghĩa là pháp thân vi diệu, sáng đẹp có đủ 32 tướng tốt)

14/02 Hành đạo tiếp linh ở Nha Trang, đưa về đạo tràng có 840 linh, số còn lại sẽ tiếp sau.

21-22/02 Pháp thân đang giảng đạo tại đó, ta sẽ rút số anh chị em ở tam đồ lên độ 50 người, mỗi một mới lên một thêm còn một lần sau sẽ đưa lên.

20/02 Ta rải Pháp lớn ở biển Nha Trang, ta vì nghèo không ở lâu độ được, các linh lên họ khóc lu bù, vì lâu đời chìm thọ trong ngục, thân hồn chư linh gầy gò đáng sợ, xương bọc da. Ai thấy đặng chư linh cũng phải thương vì gầy xác sơ không y áo, tóc dài, có người già rụng hết cả tóc.

 

֍֍֍

Giải Về Sáu Pháp Ba La Mật :

Để vào trí kiến Phật, giới giữ đủ: Thân, Khẩu, Ý, thêm vào sáu căn thân, giữ tròn bản thân mới đi vào bố thí rốt ráo.

Cho đến thí cả thân mạng, xương tủy, đầu óc, máu, ruột gan…

Nhẫn nhục cho đủ tinh tấn – nghĩa là liên tục.

Thiền định xem xét có lỗi lầm, mới vào huệ trí của Như Lai.

 

֍֍֍

 

Trừ bốn tướng nhơn chúng sanh thọ dã ngã.

Nhơn kiến, chúng sanh kiến

Thọ dã kiến, ngã kiến.

Lìa bốn tướng này mà đắc.

 

Pháp Tử Đại Viên Thông

Vô lượng kiến đời nay

Độ cả thảy chúng sanh

Chỉ Phật biết thấy được.

֍֍֍

 

Lực sách lược cẩm nang của kinh điển thấy từ lúc ban đầu, gia và cuối.

Trong kinh lúc đầu nói: Công đức thành tựu đem ra hành là chuyển Pháp độc cho các cõi và tăng đạo quả cho đệ tử, gọi là thọ ký đạo, rồi nói các loại vào việc tu vào các Pháp cho mỗi lớp Thánh và chỉ dặn theo phương thức đi vào phần sâu, phần rộng và tu phải dng Pháp gì mới loại trừ các độc, rồi đi sâu vào Pháp gì, lấy Pháp gì hỗ trợ để đi sâu vào Phật tánh và chơn huệ.

Thực ra dung danh tự để chỉ cho tu hành, chỉ là phương tiện mà chỉ vậy.

Dung danh tự giả, còn Pháp mới là thật, không có tên gọi.

Lấy Pháp ra mà nói là không có dung vào tên và chữ nghĩa, Pháp không có danh – gọi là Bất Ũng Động Tác, hà huống còn có tiếng tăm.

Cái chơn thì không mất, không hao tổn. Ai xem phải nhận nơi đây mới biết đạo.

֍֍֍

 

Các Pháp không có ngăn ngại, tất cả đều thông suốt.

Thí dụ trái đất này là cục thép đặc cứng mà Pháp vẫn qua lại, không có chướng ngại.

Thí dụ trên đất Thiên, cả tam đại Thiên cũng là cục thép sắt đặt, Pháp cũng băng qua lại không hề vướn mắc. Đó là chơn Pháp, không vật gì qua được các Pháp cả.

Người nói đạo không thể dụng vào Pháp nào mà nói cho được.

Đức Phật chỉ dùng phương tiện để làm như vậy, tu như vậy, diệt như vậy, niệm như vậy, tinh tấn như vậy, thì sẽ được như vậy.

Cho nên nói tu là chẳng phải tu,

Đắc là chẳng phải đắc,

Mới nói là không đắc.

Không có ch nói, lớn cũng không, nhỏ cũng không, sạch cũng không, dơ cũng không, cao cũng không, thấp cũng không, dày cũng không, mỏng cũng không, cng cũng không, mềm cũng không, nóng cũng không, lạnh cũng không, già cũng không, non cũng không, đi cũng không, lại cũng không. Bất động yên trụ cũng không yên trụ.

Nếu ai đi trong Pháp mình có mới thấy được ý mầu của lời nói ra ở đây.

Trụ đây, chúng sanh chỉ một niệm cầu ta ở lại nơi đó mà không thấy ta đi, xong cũng chẳng thấy ta về.

Mà ta lại yên ở trong nhà, bất luận gần hay xa, có ai cầu, họ niệm đến danh mình là có ứng ngay, chưa đầy 1 sát na. Ai có được vậy mới biết lời nói ở đây không dối, nếu ai còn nói đắc thì còn chưa đắc gì hết, nói sơ sơ ví như đứa bé mới tập đi tập nói thôi, chưa ăn nhằm gì cả.

Ai người thọ Pháp lâu đời làm đạo Bồ Tát trải qua lâu kiếp mới biết được việc này, còn các chúng nhỏ mọn, tu chùa được gì mà nói tôi đắc, khác chi mới sanh lọt lòng mẹ rồi nói ra đặt lời, cống cao ngã mạn, chẳng ai muốn nghe.

֍֍֍

 

TA DẶN ĐẠO

Các em trong Pháp nhà tu hành cho thông suốt, đừng nên buông lung, khoe khoang là không nên.

Phải thật là kín đáo, không cho ai hay biết sự tu hành mình có. Nếu ai cần chỉ nói cái hạnh đạo, là ta muốn cầu đạo, phải âm thầm kín mật, xin cho vài ba câu để thọ.

Ta nên nhẫn, kín tiếng, gìn giữ bản thân cho sạch, tránh các ác, không gần ngoại đạo, không học tà đạo, không học giả thuyết của người, không ham ưa bất cứ món gì.

Yên lặng ngồi nhiếp tâm, không a dua đua đòi … ngoại tình, mời mọc.

Hạ liệt cho nhuyễn năng chuyển đạo …

                         ֍֍֍

   

MONG CẦU

 

Mong cầu thành tựu tâm thanh

Mong cầu đạo đủ pháp lành thần thông

Mong cầu gặp lại chủ ông

Mong cầu pháp thánh chuyển về thành kim.

Mong cầu chánh Pháp đủ duyên

Mong cầu liễu ngộ Pháp thiền tiêu diêu.

Mong cầu Phật pháp cao siêu

Mong cầu chánh Pháp diệt nhiều vô minh.

Mong cầu Bồ Tát thánh hiền

Mong cầu dập tắt đảo điên cho phàm.

Mong cầu sanh chúng dứt tham

Mong cầu sanh tử tiêu tan một lần.

Mong cầu cho chúng đủ căn

Mong cầu cầu đặng đạo vô sanh hội về.

Mong cầu pháp tánh dứt mê

Mong cầu đắc đạo Bồ Đề cao thâm.

Mong cầu đạo pháp toàn chơn

Mong cầu độ chúng siêu thăng đủ đầy.

Mong cầu cho các chư thầy

Mong cầu chỉ đạo Phật thầy đã ban.

Mong cầu chánh Pháp phải kham

Mong cầu ghi nhớ đêm ngày không quên.

Mong cầu tu đạt Pháp thiền

Mong cầu đại định, nhân duyên dứt lìa.

Mong cầu toàn giác, không mê

Mong cầu tiêu tắt lời thề ái ân.

Mong cầu lưỡi miệng phải câm

Mong cầu trí kiến cao thâm Phật thừa.

Mong cầu đắc đạo huyền cơ

Mong cầu biết đủ thiên cơ nhiều đời.

Mong cầu pháp tánh cao ngôi

Mong cầu vô định Như Lai diệu từ.

Mong cầu các Pháp chơn như

Mong cầu du hí Phật thừa mười phương.

Mong cầu các Pháp thành công

Mong cầu cho chủ nhơn ông đắc thành.

Mong cầu Pháp tử thành kim

Mong cầu công đức thánh hiền thêm tăng.

Mong cầu cho đấng phước nam

Mong cầu tu đạo bước xa cho nhiều.

Mong cầu thần lực cho nhiều

Mong cầu đắc đạo mà dìu dắt nhau.

Mong cầu vàng thật không thau

Mong cầu chánh đạo lo lau học hoài.

Mong cầu đừng đứng đợi ai

Mong cầu quyết trí miệt mài bước đi.

Mong cầu chớ có phân bì

Mong cầu đạo đủ mới đi độ người.

Mong cầu đừng sợ chê cười

Mong cầu duyên tới người người độ tha.

Mong cầu nhớ lại mẹ cha

Mong cầu cho đắc, cứu bà cứu ông.

Mong cầu nội ngoại, ân nhân

Mong cầu lo lắng cho cân thăng bằng.

Mong cầu tế độ họ hàng

Mong cầu bạn hữu nhà nhà độ lên.

Mong cầu chớ có ngồi yên

Mong cầu hóa độ phải duyên thăm dò.

Mong cầu đắc Pháp khỏi lo

Mong cầu gần lửa nóng đau ch nào.

Mong cầu nước biển dâng to

Mong cầu nước lớn khỏi lo thân chìm.

Mong cầu cho chúng yên bình

Mong cầu bốn đại phải duyên cho đều.

Mong cầu ăn ít nói nhiều

Mong cầu chênh lệch phải thì bịnh đau.

Mong cầu tiền túi không khâu

Mong cầu rơi rớt biết đâu mà tìm.

Mong cầu muốn thuốc không tiền

Mong cầu bịnh não đâu liền khỏi ngay.

Mong cầu tu phải tịnh chay

Mong cầu phước đức trong tay vững cầm.

Mong cầu hết phước khóc thầm

Mong cầu ăn ở lạc lầm phước tiêu.

Mong cầu như bỏ bùa yêu

Mong cầu gần gủi phải siêu mấy hồi.

Mong cầu chung chạ chớ chơi

Mong cầu gạo thóc đủ vơi kho đầy.

Mong cầu chớ vội làm thầy

Mong cầu danh lợi có ngày cũng tiêu.

Mong cầu cõi thế bùa yêu

Mong cầu xa lánh bủa chiều thích nghi.

Mong cầu dọn đạo mà đi

Mong cầu lê lếch có khi ăn đòn.

Mong cầu nghiệp báo có còn

Mong cầu giá đắt phải hoàn bao lâu.

Mong cầu phước đức bao nhiêu

Mong cầu như thế đã nhiều lắm bao.

Mong cầu phước đức dồi dào mới vui

Mong cầu thấy kẻ què đui

Mong cầu vô phước mới ra thân tàn.

Mong cầu ngó thấy nhãn tiền

Mong cầu gìn giữ đạo hiền khít khao.

Mong cầu dù có thế nào

Mong cầu đứng vững chớ siêu lòng vàng.

Mong cầu ngó thấy họ hàng

Mong cầu ăn nói nhẹ nhàng thương yêu.

Mong cầu suy xét cho nhiều

Mong cầu lợi ích ta thời cầu xin.

Mong cầu đạo pháp phải tin

Mong cầu buông bỏ thì chìm vô hang.

Mong cầu dứt mối gian tham

Mong cầu phước báu, không làm ăn dư.

Mong cầu việc ác đừng làm

Mong cầu không cãi, đừng bàn mới vui.

Mong cầu trăm họ qui hồi

Mong cầu thôi đứt cái mồi tham lam.

Mong cầu gìn giữ đức lành

Mong cầu thọ báo đặng thành ấm no.

Mong cầu tại nạn đều qua

Mong cầu phước đức nhà nhà an khang.

Mong cầu trăm họ bình an

Mong cầu dứt bịnh nhà nhà thương nhau.

Mong cầu trinh tiết làm đầu

Mong cầu chung thủy làm người đáng khen.

Mong cầu đứng thiện thế nhân

Mong cầu thăm hỏi ân cần giúp nhau.

Mong cầu tiền túi chất cao

Mong cầu cứu tế cho nhau khi cần.

Mong cầu tình nghĩa tương thân

Mong cầu cô bác một nhà tâm khai.

Mong cầu có đạo Như Lai

Mong cầu học đạo đừng hoài ngủ trưa.

Mong cầu ta nên phải ngừa

Mong cầu dành lấy thì giờ lo tu.

Mong cầu khờ dại thì hư

Mong cầu tu đắc cho hồn đi ra.

Mong cầu lâu kiếp đã qua

Mong cầu làm quỉ, làm ma nhiều đời.

Mong cầu đọa lạc lâu rồi

Mong cầu giác ngộ, đời này siêng tu.

Mong cầu muốn được chơn như

Mong cầu lìa dứt tham sân mới rồi.

Mong cầu trụ thế ở đời

Mong cầu nhẫn nhục chịu nhiều tiếng tăm.

Mong cầu có chúng tị ganh

Mong cầu hạ liệt ăn năn cuối đầu.

Mong cầu nợ trả xong rồi

Mong cầu sám tội tu hành mới cao.

Mong cầu khó nhọc biết bao

Mong cầu đừng nản mới vào chơn như.

Mong cầu có dư thừa nhiều.

Mong cầu đạo cả cao siêu

Tu Phật mà dìu dắt nhau.

֍֍֍

 

Có lắm người tu mới được xuất hồn, thì còn tu nhỏ chưa đủ lớn, mà ham ưa bay nhảy, thường bị ông Ba Tuần bắt mất tiêu, chúng đem về rút hết tinh khí là thân ấy nằm lăn ra chết mất, hồn xác phàm mất chủ cũng chết theo – Ta dặn phải cẩn thận.

Các em đạo lúc tu, lúc muốn đi đâu, dạo vào cõi nào cũng niệm danh thầy để ta về đưa đi, đừng đi một mình chúng thử Pháp là mệt.

Đi có thầy thì không có ai dám quấy, đi sang các cõi kia chúng hay đến làm dữ. Tu cho Pháp lớn, pháp thân lớn, có đạo quả thọ ký rồi mới đi được, Như Lai chưa thọ ký thì đi phải có thầy đưa đi.

Thầy của các em thế này, coi là rất tầm thường, mà chuyển Pháp ra là sông núi cũng bị lở hết, ta đưa cả nước trời đi được.

 

֍֍֍

 

Khán thử kim giai, tâm thọ lượng

Bảo trì vô tự, tức tâm khai.

Bất kiến vô thử bảo Pháp thanh.

Như đắc vô cấu vốn chơn như

Ứng liễu vô biên, tư kiến tạo

Nhứt nhứt vô biên, vô đẳng luân.

Thị kiến vô vi, nhứt trí thành.

֍֍֍

NÓI NIỆM GIÁO – ĐỐN GIÁO

Niệm giáo là cắt rể, đốn là chặt cành.

Trong hai món, món nào rốt ráo là bứt rễ, món nào không bứt gốc là chặt cành, tức là không rốt ráo, làm một bỏ một.

Rốt ráo là buông bỏ hết, không gi lại món gì, đó là tiệm giáo, lèo lái chánh giữa dòng, không qua trái, không qua phải, món gì không hết tức là rẻ sang bên lề. Xem trong sáu Ba La Mật mà so lường để nhận ra, rất là quan trọng.

֍֍֍

 

TU ĐẠO CỦA PHẬT

Lấy bốn quả, diệt bốn đế,

Thâu bốn đại,

Vào vô sanh đạo, A La Hán

 

Tu sang năm đại là thêm quả thứ Không Tánh, ta phải thâu ánh sáng, tức là ngồi yên ch, chú vào ánh sáng, gọi là ĐẠI MINH CHÚ, chăm chú nhìn vào ch ĐẠI MINH, có nghĩa là mặt nhựt (mặt trời) để thâu đó chứ không chi khác. Nên ta đã làm mới đặng tướng hưu, mới qua 12 cửa Pháp.

Đạo này khó tu lắm nghe, không biết nhiều thì tu nhiều a tăng cũng không thắng. Quả này gọi là Không Tánh, là quả ánh sáng để soi nước trời, thuộc Bích Chi Phật, thường làm vua trên trời, gọi là Thiên Vương. Phật ngũ thông, có năm thần thông, kế sang mới tu vào đại thứ sáu là Đại KIẾN THỨC của Bồ Tát, tu sáu Ba La Mật, Đại Hỷ Xã Ba La Mật, Đại Từ Bi, nhứt thiết đều vô ngại Ba La Mật, Phật lấy đức này mà tế độ.

֍֍֍

 

CHƠN TU PHẬT

Chơn tu Phật xét xem, Phật mở hội trên Thiên. Giảng pháp diệt vô minh, chúng sanh nghe biết đủ. Chúng hội vô lượng chúng.

Phật nói Pháp niết bàn chỉ dạy theo lối tắt, tin theo rồi – nhập định.

Hào quang Phật bay ra, băng qua muôn tám ngàn, Pháp thanh tịnh diệt tối cho vô lượng chúng sanh.

Lông trắng giữa chặn mày phóng theo về hướng đông. Hào quang sáng bay ra, thấy các cõi kia gần, thông bạch hầu như một. Nơi đây thấy được kia.

(Phẩm Tín Giải)

Phật nói và chuyển Pháp xong, kế đến Phật thọ ký cho các người cầu đạo, chỉ giải cho phương tiện ý thú của các Pháp, trong kinh phẩm của Phật, trong đó có Pháp Hoa là cao siêu bật nhứt, không còn kinh nào trên, các nghĩa mầu thâm diệu diệt khổ cho tất cả muôn loài chúng sanh, nghiệp tội các mầm khổ nghe kinh đều giải thoát mà không hề khổ ách, lìa tất cả sống chết trụ về Niết bàn.

(Phẩm Phương Tiện)

Như Lai nói Pháp ra các hạng người chứa tội kinh sợ mà bỏ trốn. Ngài thấy biết các căn, lợi căn hay độn căn, mạng thanh hay mạng trược, tâm tịnh hay tâm lậu, nghiệp lành hay nghiệp dữ Như Lai đều thấy đủ. Kẻ trong sạch nghe được tâm thấm Pháp đầy mình, kẻ tâm lậu sai khác liền sợ mà bỏ đi.

Như Lai nói các quả, chúng sanh nghe lậu tận đặng rốt ráo thanh tịnh mà trụ vào Pháp tánh, hiện ra các Pháp lành đều đặng được thọ ký. Tu muôn vạn ức kiếp chỉ một lần nghe Pháp mà đặng quả báo lớn.

Người tu Phật biết lìa các dơ xấu nơi căn và các nghiệp dữ nơi mạng thì tu hành chóng thành tựu, như đặng vào biển nước tắm mát dứt các lậu.

Pháp Phật bủa chiếu khắp, chúng sanh đều tin nhận. Phật nói Pháp, chỉ bày các Pháp tướng, giải lý mầu cao thâm, chúng sanh nhận đủ đặng Phật thọ ký. Ai con Phật thì tin đây.

(Phẩm Dược Thảo Dụ)

Mỗi khi Như Lai ra đời chỉ có một mục đích là đem Pháp ra bố thí cho chúng sanh, bố thí xong rồi về cõi viên tịch.

Tất cả loài chúng sanh đều như cây khô héo vì không Pháp bao thân. Phật đem Pháp ra rải cho chúng tươi tốt lại. Ví như cõi đất khô đặng trận mưa thấm mát lá cành đều tươi tốt, theo mỗi giống chủng tánh của nó lãnh nhận, thọ hưởng không đồng nhau.

Người thọ Pháp cũng vậy, người tin nhận phước lớn thì nhận đủ giải thoát. Người kém phước nhận ít chỉ khỏi khát, do bổn tánh có lậu thô.

Thấy đủ, biết đủ, tin đủ, nhận đủ thì giải thoát đầy đủ. Ai không tin nhận thì mất tất cả giống Phật, chỉ làm thú làm quỉ, hết đặng làm người. Phải sanh vào loài đi nằm như heo, gà, chó, lừa, ngựa, rắn rết chịu các khổ đời đời đặng có thân đi đứng là rất khó vậy.

Tu vào ngũ thường lấy quả nhơn thiên danh cho chư cô, vì hạng này khó tu Thiền vì có 5 lậu nặng nề nên phải cầu kinh sám hối mới tiêu độc để đặng thọ kinh báo, chơn rồi mới đi vào Thánh được.

Nam nữ tu không giống nhau, việc này thầy Bồ Tát Nam Hải có dặn ta rồi.

Xưa ta trụ tại cõi trời Đế Thích, ta giảng đạo tại đó, cũng nói Pháp này. Ở đây rút tỉa gọn, xem kỹ mà hiểu đặng, đã hiểu rồi thì giác ngộ. Giai thì liễu, liễu thì chơn, chơn thì diệu, diệu thì tịnh, tịnh thì trụ viên mãn.

Pháp này trụ Niết Bàn, đại Niết Bàn, vô dư Niết Bàn. Còn số, hết cai, liễu, hết ngộ, hết giác,hết chơn, hết diệu, hết tịnh, gọi là không tịnh, không chơn không diệu ngoài sự đắc, đây gọi là chơn diệt, chơn thiệt diệt thì trụ Tâm Cơ mới gọi là tâm Phật.

Niết Bàn là ch về bật nhứt, và đại Niết Bàn, vô dư Niết Bàn, nhập Chơn Tâm gọi là viên tịch – gọi đó là Hoàn Nhứt Thiết Trí, Nhứt Thiết Kiến. Nơi đây không còn dùng thân tướng, không dùng căn cơ.

Như Lai ngài nói câu Vô Sở Đắc Cố, nếu ai đã nhập chân tâm thử một lần mới nhận ra câu Pháp ấy, chưa nhập được thì hồ đồ không hiểu tại sao. Tu lên bật cao Như Lai cho nhập thử rồi, nói ra Pháp đó thì sở ứng ai cầu nhận đủ vậy.

Dụng Pháp đến đó không còn dụng Pháp, mới nói là Phi Pháp. Quả Giác Chơn Trí Tánh đặng khai thì đó là Chánh Đẳng Chánh Giác, mới nói là Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, đem Pháp này ra giải độc cho thế gian vậy.

 

Pháp khí Phật ban chẳng thể bàn,

Cơm gạo uống ăn trãi qua lâu.

Lửa ấm chúng thâu chẳng phải cầu

Bốn Đại ban ra độ dài lâu.

Trần gian thọ dụng chẳng gìn châu

Hủy diệt phước tiêu chịu đói nghèo.

 

Phật ra đời tháng tư là đem bốn đại ra thí cho chúng, độ chúng.

Mùng tám là tám đạo giải để thọ quả Phật, chúng bỏ ngày tám đạo giải thoát, nên không ai tu đắc ở đời này, về chúng sanh hết nói tám đạo giải thoát.

Như lai ra đời đúng Pháp không sai một tí.

Ngày Phật đãn chúng đã bỏ ngày 8 là đạo, chúng chỉ tu cho ma quỉ hết, hết về đặng đạo.

Ta dặn đạo Nam Thiên phải đãnh lễ tin nhận ngày 08/04 của Phật. Chúng sanh không nhận, Như Lai ngài nói tội chúng sanh quá cao, nên chúng nhận ma làm thầy, chúng biện luận ngày 8 là ngày âm độ, còn đây là ngày 15 âm độ với đây, cách có vài giờ - sáng và trưa, dù lẻ 24 giờ cũng là một Pháp.

Quỉ ma đến phá Đạo ghê gớm.

Con cháu Phật nhận ra…

 

Đời Pháp tàn khối trược làm chủ, qua đây đời pháp tăng khối thanh trở lại, đã đến đây, Thất Bữu Sơn chuyển Pháp.

Phật có 7 núi Thánh sẽ thị ứng ngày sắp tới - Ất Hợi kỳ chót của Long Hoa chúng sanh tăng tuổi thọ Pháp Di Đà tiếp dẫn, cháu con sẽ hết lo…

 

֍֍֍

 

ĐẠO THÔNG

Tu sao mới đặng lục thần thông

Phải dọn đế, chuyển đế về hư không nên gọi là đấng Đại Đế.

Đế về Thiên thì gọi là Thiên Đế

Đế về đất thánh thì gọi là Thánh Đế.

Đạt Lục Thông

Nhãn Nhĩ Thông

Tỹ Thiệt Thông

Thần Túc Thông

Túc Mạng Thông

Tha Tâm Thông

Lậu Tận Thông

Tám đạo giải thoát thì thọ nơi mạng nơi căn.

Chánh ngữ - Lời nói hiền đức không có nét xấu

Chánh mạng – Thân không hề làm việc ác

Chánh nghiệp – Nghề nghiệp nuôi sống đều không có sự va chạm

Chánh tinh tấn – Siêng năng lo gìn giữ

Chánh tư duy – Suy nghĩ việc tốt, không có các dơ xấu

Chánh niệm – Niệm cho ra câu niệm

Chánh định – Định xem việc làm đúng hay sai

Chánh đạo – Mọi việc in đúc, in khuôn, không ngoài, không trong.

Đạt quả này có đặng 3 món minh – là 3 Pháp thêm sáng.

Chánh trí – thân

Chánh pháp – thân

Chánh tăng – thân

Kế đến có Long Thần Hộ Pháp

Có Thánh Thai

Có Pháp Tử, mới có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.

Có Tam Muội và Đà La Ni, Triền Đà La Ni.

Pháp thân thành Kim Cang Tam Muội Bồ Đề

Có 3 loại phép tướng

1 tướng dê

2 tướng hươu

3 tướng bò vàng, trâu xanh.

Đây là tướng Bồ Tát Ma Ha Tát, Như Lai thì trâu trắng.

Các Pháp tướng này đời ta hiện tại mới đem ra dùng, từ xưa lại chưa có ai làm. Thánh ngưu đi vào âm địa diệt tối tăm, 10 lần hành đạo thì đặng bóc da lấy thân Thánh về Tây phương ướp sen ở thành Bồ Tát chơn thân.

Đây đạo ta làm như vậy, các đạo khác ta chẳng hề biết họ làm gì. Trước còn bà Tín, bá mẫu của các em thường đi mổ với ta lấy Thánh thai, việc này trong đời không ai biết làm, chư Tiên gia dù đến Bồ Tát tiên mới có 1 Thánh ngưu, còn số này ta có cả trăm triệu pháp tướng như thế. Nên biết Bồ Tát Phật thừa chơn chánh không ai vược qua được. Pháp ta rải cả 10 phương, ai nào biết ta ở đâu.

Ta chứng để chuyển pháp hào quang đi độ
vế hào quang này ở phía phải phóng ra bay về trụ giữa hư không.

Buổi 20/08/1984 năm giáp Tý.

Thường bay ra trong mỗi tuần 1-2 lần 3-4 lần cũng có.

Nếu định cánh quay có khi quay tròn ở hư không mà phóng ra các tia pháp vuông dài.

Chuyển Pháp này vào địa ngục nhả hào quang sáng rất đẹp.


Tu hành đắc lọai này chơi cũng vui, không buồn nản.

Nhứt thiết pháp mầu thọ lượng.

Ba ngôi Thánh đạo giải thoát trụ - Phật – Pháp – Tăng

Chuyển pháp đúng giờ, niệm đúng mỗi huyệt

Tướng trần chứa có 5 lớp ấm thọ địa ngục nên vì phải băng qua.

Hít hơi thở từ dưới đưa lên theo xương sống, đẩy ra qua đãnh đầu duyên về điễn trụ trước mục tiền.

1 huyệt đãnh (trên đỉnh đầu)

2 huyệt gió (huyệt ở giửa lòng đầu)

3 huyệt lửa (ngay yết hầu)

4 huyệt nước (dưới ngực, ngay giữa)

5 huyệt đất (dưới rốn)


Có 4 đế thần

Tu có đặng thần đế ngồi đạo chơi cũng khoái lạc, khi đạo chứng đắc, thân tâm thấy rỗng lặng, rất mực bình đẳng, thương tưởng với tất cả, kẻ tội, người không tội cũng thương mến đồng nhau, không một tí sai trái. Tâm ta bủa đức thương nhứt là người đa nghiệp lại thương xót hơn. Vì việc làm ăn sanh sống ở đời có ai nào người được các việc làm, nên do đó mà anh chị em đều mắc phải lưới tham lam, si mạn …

Chơn là được phước vược qua rồi, ta nên hết lòng vì chúng mà cứu chữa… chẳng nên hẹp lượng mà phải rộng nới thêm làm cho chúng dứt oan trái, dứt hết vòng sanh tử, dứt nghiệp luân hồi, mà lòng ta không hề mong cầu ân nghĩa đền đáp hay việc gì khác.

Theo hạnh Phật mình làm, có thí đặng thân vàng ta cũng không nghĩ đến. Bồ Tát tại thế gian nên làm rất kín đáo, thầm lặng mà hóa độ, ta chẳng hề khoe khoang như Ziêsu Crist, chúng thấy được phép lạ kéo nhau theo mà nay thâu dỡ, bỏ dỡ chẳng đem lên được đất Đại Phạm Thiên.

Mỗi khi ta đi hành đạo ta hắt pháp đăng đầy cõi hư không, đèn sáng soi cả trời đất, chư Thiên đem xe lớn chở bánh đến cúng dường bày ra cả hai ba cây số rộng, Chư Thiên đem ly đến để ta phát nước Pháp cho họ, số Chư Thiên nhiều mấy chục ngàn, cả trăm ngàn có dư.

Trần gian làm sao biết ta làm việc với linh hồn, không làm với người đời, mà chẳng hề quen biết ai, việc mình tự mình lo, ai sao cũng mặc lòng. Suy nghĩ thế đó mà kín đáo không ai hay biết phước đức tu hành, thành đạo độ chúng sanh đó là quí báu rồi.

Cám ơn lại trời đất và đấng Phật thế tôn, đã vui vì cả chúng cho trọn đạo. Ai người ở thế gian chẳng ai nào biết đạo, họ đi ngoài vỏ, danh sắc, tiền của vật. Buông bỏ nơi linh hồn, khi chết rất đau, phải thọ vào ngục tối mà chịu quả báo khổ cho đến khi rả rời, thể hồn da bọc xương coi rất là thảm thương, đi đứng không vững đói lạnh ở trong ngục chẳng được ra đi lại, ngồi yên để thọ tội đến cả muôn ngàn năm, rời rả cả tay chân, mặt mày đều móp méo. Có ai vô ngục sẽ thấy số nhiều không tính kể, nước biển còn kém xa, ta chỉ nói sơ qua.

Có ai xem đặng biết đạo Phật của Nam Thiên là đạo của của Bồ Tát hoá độ các chư linh, ta là người hoá độ các chư linh, chư linh là em ta, ta chẳng hề bỏ một ai. Ai chết ta thấy được, đưa tay nâng họ lên, rất là mát, tự nhiên, không hề có sợ sệt, bình tĩnh. Kẻ mới chết còn mê, ba ngày mới tỉnh ngộ tự hỏi “sao tôi được ở đây” ! Chư linh khách chỉ tay “Thầy đưa ông chớ ai”.

Mỗi khi về cõi nhà, chư linh thường khóc và kêu gọi “Thầy ơi, nhớ Thầy trông ngóng mãi, xin thầy mau về lại”.

Ta có vô số quyến thuộc, thân ta bay về các linh trông thấy reo hò ầm tiếng vang “Thầy về anh em ơi”, đó là rất an vui.

Nay ở đạo Ziêsu Crist đang khẩn cầu Bồ Tát tham gia để độ các con chiên của họ. Đã hai năm qua, các cha bên âm đều đến xin ta đi độ dùm.

Nhớ năm 1978 Canh Ngọ ta đưa tháp bay lên chỗ đất bà Cữu Thiên chuyển pháp độ cho cõi bà lúc 8 giờ buổi sáng, trên đất bà nghèo lắm, chư thiên chẳng đủ no, đất thiên đầy cỏ mọc rậm rạp, nhà ở lưa thưa, chẳng mấy an vui.

Các nước thiên ta qua chẳng có món nào tốt mà đặng để ý. Các thiên cũng đói nghèo, thay vì đặng chỗ sáng và đặng phước tự do no đủ hơn ở cõi trần khổ, việc làm mồ hôi đổ, thân gầy ốm, sống chẳng lâu.

Thời Pháp chư Phật rút về các nước thiên cũng đói huống gì là nhơn gian mà không đói sao được.

Nay trở đi Đức Phật để Phật có hạn lượng định kỳ, chớ không thể để dài lâu.

Sau đây thất Bữu Sơn Phật chuyển Pháp tế độ chúng sanh sống thêm tuổi, cơm gạo vô số, của ăn vật mặc đều không thiếu.

Nay Pháp tàn đã lâu xa lắm.

2034 năm không Pháp rồi.

Pháp Bồ Tát độ thì sống tạm 2 ngàn đến 4 ngàn năm.

Pháp Như Lai độ 12 tiểu kiếp = 500.000.000 năm.

Bồ Tát Ma Ha Tát độ 8 tiểu kiếp lâu.

Nay Đức Như Lai không phải ngài chủ ý độ, mà ngài thâu quyến thuộc, chớ 2.500 năm như gió thoảng qua thôi.

Ta vẽ lúc đêm sơ lược cho nhớ để biết chỗ tìm, ta viết ra không một ly nào sai.


Xem đây biết đạo

Hai vế Pháp này hiện ra rất là nhiều đều cũng in một thể.

Vẻ đây để các em biết đạo khi tu chứng có lắm đế - 4 ông, 5-6-7-8 ông mỗi trụ Pháp bảo.

Pháp chơn hiện nhiều thân, không chơn hiện ít.

Như Bồ Tát thập trụ thì có 10 ông, cữu trụ thì có 9…

Tu đạo đừng dùng danh sắc

Đừng làm trò khoe khoang

Cứ tự do làm, có rồi tự vui.

 


CUỐN CẨM NANG THIÊN CƠ

Chỉ lật 1 tờ có vô số món hiện ra

Chư Phật nào cũng lập quốc độ nầy cho quyến thuộc về trụ (ảnh)

Chúng sanh trụ trong quả này, không phải bên ngoài như ta tưởng đâu, đó gọi là nhập Niết Bàn.

Trong quả này cũng có 3 lớp Pháp

Phật trụ

Bồ Tát trụ

Tăng trụ

Phật lập cõi đất lưu ly 8 đường giao thông.

Đây là Đại Niết Bàn, vô dư Niết Bàn lại khác hơn.

Cõi đại tâm cơ (xem ảnh hình tròn)

 

(xem ảnh hình cánh quạt)

Tam giới Thiên

Chư Phật lìa nơi 3 cõi Thiên quốc, độ Thiên của Bồ Tát, lập Bồ Tát thành Như Lai, lại bỏ Thiên quốc mà lập Phật quốc.

Xem đây mới hiểu được mình tu làm gì sau đây.

3- Cõi Bồ Tát trụ

2- Sắc Cứu Cánh (thanh văn duyên giác)

Thiên Sắc

   Thiên dục

   Nhơn gian

   Địa ngục.

Nước Thiên chỉ bằng 1 tỉnh nhỏ của nước Phật.

 

֍֍֍

 

NGƯỜI TRONG PHẬT

Người trong Phật thường bình đẳng, không tham đắm, mùi phàm đều không có, lòng chơn thật, không có tưởng vọng cầu. Sống thanh bần, danh sắc đã tiêu mau. Có 6 căn lành, thấy có cũng như không, các tham thủ tiêu tắt tự ban đầu. chẳng hề giữ cái của mình còn mất, thoảng như không, coi nhẹ như cánh lông, có – không cũng như không có vậy.

người trong Phật chẳng hề làm cái quấy, tánh tự nhiên, nhìn ngó ai cũng vậy, tướng phàm phu mà đạo cả vươn cao, hoà đồng tánh, bất cứ ở loại nào, thường hạ liệt đối với người cao tuổi, nhẫn nhẫn hoà, lấy đức để độ tha. Đừng vin vào như đạo quả ta có, dứt tánh cao, đừng cậy mình hơn đó, bỏ khoe khoang là Phật tánh mới cao, không ỷ thế thì các tệ mới rớt rơi.

Đem đức tánh để dẫn đường chỉ lối, mở đầu đề, nhằm chỉ ngỏ qua sông, thọ tứ chúng đặng mở lòng đi tới. Đặng một hai cũng đều là có lợi, lòng nhẫn hoà do đây mà hồ hởi.

Người trong Phật không món gì cất giữ, rốt ráo cho, từ quá khứ vị lai, lòng hoà dịu đến lúc hiện tại, đặng bảo châu cũng dâng cả cho kia. Trong trắng ấy mới là người trong Phật.

16/02

 

ĐẤT CỦA PHẬT

Trong cõi đất lưu ly cũng đều trang nghiêm sáng đẹp, mặt đất trong bóng như ta đi trên mặt gương trong, không có bụi rác, tất cả đều in một khuôn thanh tịnh, có Pháp bao quanh cõi nước như thành cao ngút kết lại thành một quả tất cả đều trụ trong đó.

Như Lai Phật ngự trên cao, ngoài vòng đó là Bồ Tát, vòng thứ 3 là tăng thánh trụ, mỗi mỗi đều có cây song thọ gọi là cây Phật (Bồ Đề).

Có 8 cửa để vào, bên đường hoa Pháp ta trông như hoa đá đủ mầu sắc thơm, ở cõi trần không có mùi hương đó, nếu tỷ căn thanh tịnh thì dù mùi hương xa gần cũng biết ngửi được.

Nói về các chơn tu đắc Pháp phải là hàng đầu, đắc Pháp tuỳ theo mỗi hạnh tu của mỗi người, không có đồng nhau.

Có người dùng mắt làm chuẩn

Có người dùng tai làm chuẩn

Có người dùng mũi làm chuẩn

Có người dùng ý làm chuẩn

Có người dùng lưỡi làm chuẩn

Nếu trong 6 căn Pháp, loại căn nào ra đầu thì căn đó làm chuẩn.

Trong đó đều có 4 đại, mỗi đại đều có đủ cả 4 theo hướng Pháp.

Đất làm chuẩn dẫn đầu, thì đất làm chuẩn, phần nào thì phần ấy làm chuẩn, mà mỗi một làm chuẩn cũng phải có đủ 4 đại chớ không có riêng rẻ.

Đất cũng có nước lửa và gió, mà nước cũng phải có đất lửa gió nhập vô đủ. Lửa cũng có đất nước và gió. Gió cũng phải có đất nước lửa gom vào.

Mỗi mỗi pháp thân cũng đều có Pháp tứ đại cả và 6 căn cơ, thay vì các Pháp loại sạch trong suốt như gương trong đó cũng có 4 đại 6 căn thân cả.

Chơn tu đắc nếu có đức lớn mở được huyệt đãnh thì Pháp lớn.

Đức nhỏ thì không mở được chơn đế ở trên mi, chặn mày, không khoét được cái đế đại đạo, thì phải ra ở cữu khiếu (mũi) Pháp ít nhỏ. Cửa này tu lâu lắm mới đặng quả thanh văn mà sang đặng 12 nhơn duyên thì phải qua lâu đời lắm mới sang đặng quả đó, vì phải trang trí cho đủ 500 pháp thân mỗi ngày, ở đó bằng năm ở trần, tu 1.000 năm không bằng ở đây tu thiền 100 ngày, mỗi ngày 12 giờ tu thôi. Trên đó không theo kịp.

Thay vì ở cõi trần hay bị nhiễm độc:

là vợ con

là xã hội

là tần tảo của ăn vật mặc

là sợ đói rét, nghèo nàn

là sợ bịnh não…

Nên tu đắc Pháp có chánh báo thân xuất ra, lần đầu còn nhỏ, dần dần hưởng Pháp mới lớn, trãi qua đó là 8 năm mới bằng pháp thân Thanh văn mà ta có, mà ta có tam hồn, phải ra làm 3 đợt, mỗi đợt là : 8x3=24 năm thì 3 pháp thân mới bằng nhau, số đây sẽ đứng hàng đầu của 500 pháp thân kia tu, nội lấy quả vô sanh cũng đủ mở được huyệt trên.

Ta tạo mỗi pháp thân có 6 năm : 3x6=18 năm của Pháp lớn, pháp thân chóng mập, số đây có:

1 lớp long thần hộ pháp,

1 lớp chơn tinh,

1 lớp vô uý Pháp

1 lớp nhiếp Pháp

1 lớp điền pháp tử

Còn vô sanh món phải tạo mà chúng sanh chẳng hề muốn biết, cứ ở cõi trần theo vợ con tưởng là no đủ rồi.

Với người nam 3 kiếp không tu, tự mất phước nam – làm thân nữ, nghĩa là mất phần dương, còn lại phần âm.

Nữ 3 kiếp không tu thì bị làm thú cầm, rồi ra cây cỏ, biết ra đất đá là tiêu hết.

Căn mạn người biết tu dù là ăn mặn, biết chuyển Pháp vẫn tu được, nếu Pháp chuyển về chánh đạo, ra hư không tự nó sạch mà kết tướng tinh, có hơi nặng đôi chút mà vẫn có đủ thần lực duyên Pháp đi thủ thắng đạo.

Người ăn chay là tập làm công đức, làm hiền tu phước để nhập thiên đó thôi.

Phật Pháp không có vấn đề ăn hay mặc, mà vì các Pháp tu chứng mà thôi.

Người tu đắc Pháp, lớn Pháp san ra vế tâm cảnh thành ruộng, gọi là ruộng phước, đợi có lúa mọc ở ruộng chín vàng, gọi là đắc quả vật chất, lấy gạo đó nuôi tăng hoá Pháp thân, đắc quả lấy gạo đó làm đường trộn nước…

Trên đất Thiên gọi là đắc đạo, thành Bồ Tát mới có Pháp viên, mà hiện Thánh Thai Pháp tử…

Đây gọi là quả tinh thân, đạo Bồ Tát mới có loại này, còn Thánh chỉ có 1 ông tăng là cao.

Tu Phật phải nhẫn do cái mình lìa được mới nhẫn.

Thí dụ ăn thịt chúng sanh tạo thêm vô minh, thì không nhẫn được mà còn hay sân giận chất cao, oán ghét càng nhiều. Cái chê chấp ẩn nấp nơi tâm do đó mà khó tu, muốn tu thì tự khảo cho đến chết không tha. Nếu người ăn ở nói làm không biết gì cho đời sau, thì qua đời sau tự khảo cho khổ không tính hết được.

Nói ra cái gì ta thấy thì nói, ai xem nên suy xét cho kỷ xem có phạm vào nghiệp dữ không.

Muốn đặng an vui thì phải tu, không tu thì thọ địa ngục chớ không chạy đâu mà thoát được các khổ đã vay tạo.

Người kém đức hay tự cao, khinh mạn, chê bai, vọng chấp, hay tự ái, che dấu các xấu của mình, hay khoe khoang, ai nói đến là thù oán… hẹp lượng và tham sân nhiều…

việc này khó mài dũa lắm, vô minh này cao, quả này khổ đủ mọi mặt.

Ở đây theo cái gì ta đã có ta mới nói.

Chủ mục học đây:

Đắc đạo hay không

Đạo đắc chỉ một sát na

cuốn này viết tắt, chớ viết vào các khổ là dài còn rất nhiều.

viết cho đạo xem học, sau không học thì đốt đi dùm thầy.

Dặn các em trước nhớ đừng xé bỏ thì phạm tội rất nặng vì Pháp nằm cả trong đây.

02.12 Kỷ Tỵ

 

֍֍֍

XEM

Nhẫn nhẫn tin về Phật Pháp Tăng

Dứt lìa tham dục hết nói năng

Vọng tưởng cầu danh phải lìa mau

Muốn lấy thật vàng phải bỏ thau.

Các hoặc ta kiến tham si ái

Quăng bỏ đi rồi mới đặng đi.

 

Đã vào chơn đạo, bố thí không cầu phước đức, quên hết đó mới là phước đức.

Cái không cho mà đem cho mới thiệt là cho.

Không cất giữ vật gì mới tự do.

Làm được vậy đạo quả rất là mau, ví như sông lớn chứa nước, xong duyên về biển cả thì thành Như Lai Phật.

Dặn kỹ:

Phạm luật gì cũng còn tháo gỡ được, mà phạm Pháp là hết tất cả, vì Pháp la nhứt, không Pháp thì chìm đoạ, lấy Pháp để nâng hồn vậy.

Nam Thiên Bồ Tát căn dặn cặn kẽ để mọi giới lo tu về Phật.

Cuốn Pháp A Di Đà này, các em thuộc giống Phật đây phải nên giữ kín.

Đời này chỉ tu hành kiên cố.

Không dùng chùa, không tượng cốt, cũng không dùng kinh, hay chấp kinh cũng khó tu, ta trì một thời gian đủ số rồi mặt khác lo tu huệ.

֍֍֍

Hồi hướng cả thảy về Phật đạo

Cầu xin cho Pháp giới đều thanh tịnh

Cả thảy chúng sanh đều thành chủng trí.

Nguyện các tín thí ruộng phước thêm gieo.

Có tình, không tình đều thành chánh giác.

Nam mô A Di Đà Như Lai (3 lần)

 

Cẩm nang Phật lật một tờ thấy ai tu ai đắc, ai không ai thành đạo, ai thành Phật, bao giờ thành …

Ai cũng có cẩm nang chân tâm cả, ngày giờ tu, ngày giờ không tu.

Ngày giờ lập nghiệp, ngày giờ đi đâu, ở đâu với ai… chỉ rất rỏ ràng.

Khổ chỉ, vui chỉ, nghèo chỉ, giàu chỉ…

Tâm sắc bén hơn máy điện tử của trần, rất xa, không một mét nào sai.

Đừng nói khác, chỉ chỗ cho họ đi bằng ý niệm, tha thiết cầu xin cho tất cả.

Đừng ngại khó, phải vì chúng mới vui.

 

Tự quy y Phật

Đương nguyện chúng sanh

Qui về đạo chánh

Nhứt thiết vô ngại

Qui y Pháp

Đương nguyện chúng sanh

thấu rỏ kinh tạng

trí huệ như hải.

Qui y tăng

Đương nguyện chúng sanh

thống lý đại chúng

hết thảy vô ngại.

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Nguyện tôn nghiêm qui mạng và đãnh lễ,

Ứng cúng thể lòng thương các con.

Xin đức từ bi tế độ và tiếp độ.

Đấng Như Lai cứu vớt cho muôn loài.

Con cháu đều hướng về xin phát lòng sám hối,

Con cháu lắm lỗi lầm.

Xin đấng trên thương xót xá tội.

Nam mô A Di Đà Như Lai (3 Lần)

 

֍֍֍

 

Tu không biết có tu,

Đó mới là thiệt tu.

Lấy đức lớn mà báo lại anh chị các em,

Đó mới là Bồ Tát độ.

 

֍֍֍

 

TÂM CẢNH

Như Lai nói Pháp chỉ tâm cảnh sanh vật.

Tâm thiên vương như la hán và Bích Chi Phật.

Tâm cảnh mọc cỏ.

Phần thân cỏ loại nhỏ thấp.

Thánh cỏ mọc cao.

Bồ Tát mới phát tâm cỏ cở cây lau.

Bồ Tát sơ địa lên đến thập địa, mọc cây loại nhỏ.

Bồ Tát Ma Ha Tát mọc cây loại lớn như cây vú sữa, mít…

Ta thấy trong cảnh cũng vậy, bầy thánh Ngưu đi dạo trong rừng có đủ thứ lớp, loại thấp 1 thước, loại 2-3 thước, loại lớn 4-5 thước.

Tu hành phải quán thấy rỏ tâm cảnh của mình.

Đó là chỗ về của mình vậy, chớ không phải ở đâu.

Tâm san đất, lập thiên, khi tâm siêu rồi là như vậy.

 

RÚT GỌN THẬT KHÔNG DỐI

Chỉ đây là một, chưa tu giỏi đạo chưa về. Tâm thọ địa ngục thì chìm mãi.

Ở đâu chết thì hồn cũng vô ngục, tâm đâu hồn đó.

Như Lai nói tuỳ cơ thôi.

Thọ tâm cảnh là vui mát dịu.

Bồ Tát phải khéo lọc Pháp, giờ Pháp vương trồng cây Pháp đã 4 năm rồi. Nay vẫn còn đang trồng.

Nói đạo Đại Thừa là nói lên về Phật, tin theo mà định chắc, sẽ đặng về nương ở, không còn bị nghiệp dữ hành hạ.

Ai ở đời trải qua nhiều các khổ mà không có chỗ giữ thân, qui về nơi Phật sống nơi tịnh Pháp, không phải lo sợ, không có bịnh não, cũng không chết. Không có sanh tử, ưu bi khổ não cũng không có.

Không còn lo đói khát nghèo nàn, không bị quả báo giận hờn oán than.

Phiền não đều tiêu tan, không có ai nào phá quấy.

Sống rất tự do an ổn bậc nhứt, sống sướng hơn ở cõi của các thánh.

Sống trẻ mãi không già, thân tốt mập ít ăn mà không hề thấy đói…

Y - áo tươi tốt đẹp mới.

Chẳng phải làm lụng

Nơi đây ở không có chán ngấy như ở các cõi kia.

 

CÂY NGƯỜI

Cây người mọc ở đâu?

Chúng sanh không hề thấy cũng không biết, đây ta nói cái có thật:

Mọc theo xương sống về trước, mọc thẳng lên qua đãnh.

Theo cây loại nào khi tu, cây nầy có quả, gọi là đắc quả nhân, quả trái đều rất đẹp lạ, tu đắc lớn thì cây lớn, đắc nhỏ thì cây nhỏ, khi qua đời cây mới nhổ cả rể lên thì hết hơi thở.

Gọi là cây đạo thọ, cây còn mọc thì còn, nhổ rể ta chết.

 

Tu hành tuỳ theo Pháp mình mà trụ, đừng nên hồ đồ vấp té ngã đau. Phải thận trọng siêng cạo rửa, làm cho tâm nhẹ bớt mà trút lên.

Tại gia là đạo đại đồng, bình đẳng với tất cả.

Đạo về chùa là nhiệm vụ của chư tăng.

Chúng sanh câu chấp nên bị ma phá, khổ mà bị tê liệt.

Đạo Đại Nam Thiên Phật Pháp A Di Đà phải siêng lau lọc, đừng để lọt sàn mà khổ thân.

 

Đã sang cảnh tâm trụ của con đạo (NT), nhà hầm sâu xuống đất 150, mái nhà trên mặt đất có 1 thước.

Ta đã lực hết tranh đưa thân chư đạo lên 30/02 và 01/02, trong tuần này đã báo lại công đức của con đạo, nay không còn ai thọ ngục, đặng tự do.

Đức ông đã chứng minh cho ta làm giúp các em ta.

Đây là việc cứu độ quan trọng, về đạo là hơn cả.

Dù vào lửa, anh cũng vào mà đưa ra …

 

TRỤ

Xin chỉ rỏ cho đạo biết:

Các Pháp khi tu chứng đắc rồi, các Pháp đều kết vào thành vế, không có hạt tẻ, rơi rả, đều có tơ, duyên theo làm một vế.

Trong đó có nhiều thứ lớp, mỗi lớp mỗi loại tướng pháp.

Tùy theo mỗi loại mình tu lọc.

Chơn nhiều ít do ta siêng gội rửa.

 

CUỐN NÀY CÓ NGHĨA CỦA KINH PHÁP HOA CỦA NHƯ LAI

Ghi các hồng danh của các chư Phật, hóa độ trong cõi Ta Bà cho đến nay 91 kiếp, trót thời kỳ tăng độ của đức Thích Ca Như Lai, mới có một nửa vòng, còn một nửa vòng là 89 kiếp = 180 kiếp của đức A Di Đà hóa độ.

Sau đây còn 3 đời chư Phật của Pháp A Di Đà.

Sau đây đến đức Di Lặc hóa độ cho tiên đạo.

 

CON ĐẠO NAM THIÊN PHẢI NHỚ

Xem các trụ của thánh Bồ Tát, chỗ ta vẽ các em sẽ cũng đặng như vậy.

Các mục trương chỉ tiêu rõ thấu nghĩa của các Pháp tu theo đây đi vào Đại Thừa Pháp của chư Phật.

Chúng ta là con cháu của chư Phật nên phải một lòng ghi nhớ đạo của đấng tổ thầy, để về nơi đó.

Ta vẽ sơ xem cho rõ, khi các đạo đắc, đạo mới rõ việc hành các Pháp, nói chưa chắc đã hiểu rỏ.

Lòng thanh tịnh nghe rỏ hiểu thấu, đặng các Pháp vào vô lậu Pháp tánh. Có trí đạo duyên xa đi biết rỏ căn mạng của chúng sanh.

Có đặng Pháp thân vô lậu, xuất nhập bằng vô định, đó mới tạm đủ vào Bồ Tát đạo.

Tu đạo ta phải phá hết các ràng rịt, là từ 6 lớp chúng sanh, mỗi lớp có 10 phẩm, cộng có 60 thì trụ về phàm thánh.

Ta phá 2 lớp 2x10=20 cộng vô 60 bằng 80 để về hàng vô sanh đạo A La Hán.

Nếu sang Đại Thừa phải phá thêm 8 phẩm cộng vào thành 88 mới hết cắc hoặc, nghĩa là các trược, lậu đều dứt, vô minh hoặc, kiến sở hoặc, tham trược hoặc, để vào Pháp Đại Kiến Thức, đủ đạo Bồ Tát đến quả Bồ Tát Ma Ha Tát, đi cùng tột vế này rồi tu vào đạo Như Lai để lấy Đại Thức Giác, lấy Pháp tổng trí huệ, gọi nôm là Pháp trí kiến, ta sẽ vào tận cùng nơi chơn tâm mà không còn dùng đến pháp tướng.

Thấy biết từ đầu chí cuối, không sai chạy, bất luận là loại nào cũng không che dấu được.

Đến đây ta đi bằng ánh sáng, gọi là Như Lai. Như là tự nhiên lại đến, đấng Như Lai gọi là đấng tự nhiên đến, mà không phải định gì cả.

Đại Bồ Tát khi giải thoát Tam Muội rồi sẽ cũng đi như vậy, cứ tu được rồi thì việc gì cũng đều được.

Khi tu đắc đại Pháp rồi thì một sát na cũng là cái bất ư lay động, nên nói là được mà không được, đã được rồi còn gì nữa mà không được, đi hết đường còn đường nữa đâu mà đi, nói hết rồi còn đâu nữa mà nói, nên nói mà chẳng nói, làm mà không làm, được mà không được, đến mà không đến, đi mà không đi.

Cứ tu chứng rồi mới thấy lời nói đây là thiệt không sai.

Nên có ai hỏi về Pháp, ta làm thinh bất ư lay động, đó là ta biết Pháp, vì Pháp không có chỗ nói. Không lớn, không nhỏ, không sạch, không dơ, không cao, không thấp, không rộng, không hẹp, không dày không mỏng, không có mầu mè, không đó không đây, làm sao vịn vào chỗ nào để nói. Nên không lay động, không 2 cũng không một, đó là chơn.

Vì muốn cho mọi người về Phật cho nên vì nói, mới đặt ra kinh để chỉ bày đường về vậy.

 

֍֍֍

 

PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG.

Là nguồn công đức rất cao.

Đừng ai cho là thường

Hãy thọ đi thì biết

Ai không thọ một Pháp nào, mà chỉ sáng tối niệm Phật, cũng đặng quả tốt mà không hay.

Theo Pháp này được chư Phật chú ý hộ niệm cho mà được quả tốt.

Ất Mão 1960 trì đạo. 01/01/1960 – 04/04/1966 đến Bính Ngọ đến 1990 Canh Ngọ - 30 năm.

04/04 Bính Ngọ

M. Thân T.K – AL . H

C. Tuất TK. 12 – ND

Q. Sữu TK. 8 – BT

G. Tý TK. Maha                                              

Phật đạo gồm:

Độc giác Phật là A La Hán cũng gọi là thanh văn

Đại giác Phật là Bích Chi Phật gọi là duyên giác

Đẳng giác Phật là Bồ Tát sơ đến Đẳng Giác là Bồ Tát Ma Ha Tát

Chánh giác Phật là Như Lai Phật.

 

֍֍֍

NIỆM PHẬT:

Kính lạy Phật trí tôn, trí thánh

Đặng hoàn toàn đạo chánh xuất thông

Chỉ một mình tìm đạo hết lòng

Đắc chơn lý, thầy không chỉ dạy

 

Kính lạy Phật, ngài ngồi nhập định

Trên bồ đoàn, dùng số tất quan

Trừ quân ma binh tướng tiêu tan

Nên ngài đặng hoàn toàn chánh giác.

 

Kính lạy Phật tròn tâm khẩu ý

Đức từ bi tam giới không bì.

Kính lạy Phật Như Lai quá khứ

Phật hiện tiền cùng Phật vị lai.

 

Kính lạy Phật từ bi tự tại

Bởi tội tình đều thảy dứt xong

Các kiếp xưa tự tánh viên thông

Thảy đều rỏ kiếp trong bá tánh.

 

Kính lạy Phật hoàn toàn đức hạnh

Chứng Niết Bàn đạo thánh cao thăng

Có thần thông xét rỏ tội căn

Chúng sanh tánh đạo hằng sanh quả

Lẽ hư không đều thông thấu cả

Có vật nào ngài chả tường chi.

Biết chúng sanh ai có duyên gì

Tìm đặng độ thoát ly khổ hãi.

 

Kính lạy Phật ân ngài quảng đại

Thấy trời người với loại chúng sanh

Thấy tứ đế là đạo rộng lành

Đem giáo hóa nhân sanh rộng thấu.

 

Kính lạy Phật đạo mầu đắc quả

Đặng siêu sanh khỏi cả Tam Thiên

Khỏi luân hồi dứt mối nhân duyên

Cùng diệt độ hưởng miền khoái lạc.

Đệ tử nguyện một lòng ghi tạc

Cầu qui y chánh giác nào phai.

Xin ơn trên lượng cả Như Lai

Tha tội lỗi từ nay hướng thiện.

Cầu lượng cả ơn trên xin miễn

Thứ lỗi lầm chí nguyện ăn năn.

Mong cầu sự bình an hỷ lạc

Nương Tam Bảo theo đường chánh giác

Cầu ơn trên nước Pháp rưới ban

Khiến đều cho tất cả thế gian

Mọi người đặng theo đường thiện nghiệp.

 

Nhờ lượng cả ơn trên độ tiếp

Đệ tử nguyện trọn kiếp qui y

Ngưỡng bề trên xuống đức từ bi

Thương chứng chiếu lòng thành đệ tử.

 

NIỆM PHÁP:

Kính lạy Pháp dạy đàng bát chánh (Bát Chánh Đạo)

Do kính này chư thánh viên minh.

Đắc Phật đà la hán nhờ tin

Qui chơn lý nên mình khỏi đọa.

Ai muốn được Niết Bàn thì khá

Tu Pháp này dứt cả tham sân

Cùng say mê rửa sạch bụi trần,

Tiêu tam giới được phần giải thoát.

 

Kính lạy Pháp tạng kinh là trước

Phật tổ truyền hiệp các lý chơn

Dạy chúng sanh rõ thấu nguồn cơn

Tu theo đó chư nhơn sẽ hiện

Chư thánh xưa cũng đều y nguyện

Trì kinh này mới được viên minh

Nào phải ai đem đến cho mình

Hễ tự kiến tánh linh thì đắc

Chư la hán phép này gồm chặt

Người chơn tu phải chắc nhớ ghi.

Thật Phật nầy quí báu không bì.

Đệ tử nguyện qui y hướng thiện

Cầu lượng pháp ơn trên xin miễn

Thứ lỗi lầm chí nguyện ăn năn

Cúi đầu xin chịu giữ luật răn

Mong cầu sự bình an hỷ lạc.

 

NIỆM TĂNG:

Kính lạy cả chư tăng tinh khiết

Đáng cho người lành biết cúng dâng.

Bật cao tăng dứt sự vui mừng

Diệt tội lỗi trừ rồi nhơ tánh.

Là tăng đã đắc thành quả Thánh

Tăng quá khứ hiện tại vị lai.

 

Kính lạy tăng y luật Như Lai

Tu chơn lý không nài lao khổ

Dứt tội lỗi thân mình đặng độ

Nhập Niết Bàn khỏi khổ trần lao

Cùng chư tăng chẳng hạn bật nào

Từ sơ quả lên cao la hán

Đều đáng kể cho người xưng tán

Kẻ làm lành nên ráng cúng dâng.

Tăng ấy là ruộng báu cho trần

Nên gieo giống ân cần chớ muộn.

Bố thí chỉ được y dạ muốn

Quyết một lòng kính dạ nhớ ghi

Thật tăng này quí báu không bì

Đệ tử nguyện qui y hướng thiện

Cầu lượng cả ơn trên xin miễn

Chư lỗi lầm chí nguyện ăn năn

Cúi đầu xin chịu giữa luật răn

Mong cầu sự bình an hỷ lạc.

 

04/04/1966 Bình Ngọ

Người không tu gì cả, cứ mỗi ngày đêm 3 biến niệm Phật, Pháp, Tăng cũng siêu về chỗ lành, có thể vào hàng Thánh.

(Hình 136)

pháp thân

Chánh Pháp trụ

3 Bồ Tát

Tăng lữ gồm 500 pháp thân cho 1.

Trong đời tu được 500 thân, vào quả vô sanh mới vui.

Trong tam thân ta chứa chừng nầy pháp thân.

 

Cần xem trong mỗi lớp Pháp mình tạo, thân, khẩu, ý tạo đủ 3 pháp thân trụ trong đây, gom đủ của mỗi pháp thân có 175 pháp thân, cộng 3 thành 500 pháp thân, 3 ông thành Bồ Tát, số mỗi ông có 175 pháp thân vây quanh nghe Pháp.


Di sơn đảo hải là vị này.

Vế Pháp quang của Pháp Vương Tử Bồ Tát ai cũng như đây.

Chư tăng từ hư không hạ xuống vây quanh Pháp sư.

 Xem một vị Pháp sư Bồ Tát tánh trụ, đem theo bao nhiêu tăng chúng, quyến thuộc từ hư không hạ xuống, rồi vây quanh mà nghe Pháp.

Ai cũng phải tu được như đây, xem để biết đạo.

 

֍֍֍

SÁM HỐI

Con kính lạy mười phương chư Phật

Con kính lạy đức A Di Đà Như Lai

Con kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời.

Con Pháp danh là : …

Chứng minh cho con cầu xin phát lồ sám hối.

 

Cầu xin chư Phật xá tội lỗi lầm

Ăn năn gội rửa lòng phàm

Do thân, khẩu, ý việc làm đều sai

Sát sanh hại vật nhiều đời.

Tham lam sân giận miệt mài chiếm thâu.

 

Ý căn lường gạt dẫn đầu,

Khẩu con ton hót lọc lừa trái ngoay.

Thân con chặt chém không tha,

Tạo ra các thức bít bưng tối mù.

Nghe theo hoặc xúi người làm,

Hoặc nghe thấy ác lòng phàm vui theo,

Hoặc lấy của vật đem vào,

Tham lam của vật tự đào hầm sâu.

 

Lục căn con tạo từ đầu

Che dấu cất giữ biết bao cao đầy.

Ngục sâu đã tạo lâu đời,

Nay con xin sám, ngục này ngã tiêu.

Vì con khờ dại đời lâu,

Si mê lầm lạc từ đầu đến đuôi.

Giờ này con tỉnh giấc mê,

Xin cho sám hối trở về Phật môn,

Nay con tỉnh giấc mê hồn,

Vui về cõi thọ, Thế Tôn đặng gần.

 

Hiện giờ con sống ở trần,

Trước đây khổ đọa nhiều đời trải qua.

Từ sanh cho đến tuổi già,

Tạo ra các quả nhiều lần a tăng,

Phước phần tổn giảm tội khiêm lại nhiều.

Nay con cầu sám đủ điều

Khai ra các tội con thời đã gieo.

 

Hoặc chiếm chồng vợ người ta

Chửi cha mắng mẹ mắc vào tội khiêm

Hoặc thâu chiếm đoạt của tiền

Hoặc cướp vàng bạc làm riêng của mình

Hoặc vay không trả lại người

Chiếm thâu lường gạt nên vào hầm sâu.

 

Vạ tai làm quỷ không đầu

Cũng vì tham dục đọa vào âm ty

Cỏi đây là cỏi A Tỳ

Tối tăm bưng bít biết gì nửa đâu.

 

Thân con khổ đọa trải qua,

Tam nghiệp con nặng trụ nơi Tam Đồ.

Thân con nằm lẫn côn trùng

Bọ bay mấy cựa trùng trùng như nêm.

Trùng độc cắn rúc thân con

Ăn da hút máu buốt đau đêm ngày

Nay con biết rõ việc này

Con xin sám hối cho hàng chúng nhơn.

 

Đừng ai khờ dại đảo điên

Lở ra rớt xuống âm cung khó về.

Con sám xin đức Bồ Đề

Ban ân xá tội con về bồng lai.

Con xin ghi nhớ đêm ngày

Đời đời kiếp kiếp con thời không quên.

 

Nguyện lìa các việc tham cầu

Con tu thành đạo ngỏ hầu độ linh

Sau còn thân quyến của con

Hằng sa quyến thuộc đủ duyên siêu về.

Con sám cho chúng lìa mê

Quy theo chánh pháp đặng bề lạc an.

Con sám cho đủ các hàng

Âm dương hai pháp thuận đàng quy chơn.

Con sám cho cả chúng sanh.

Nhơn thiên đủ đạo thánh hiền cao ngôi.

Con sám tiêu tắt luân hồi

Diệt trừ phiền não đặng hồi pháp quang.

Con sám cho cả mười phương

Noãn, thai, thấp hóa đồng thanh trở về.

Con sám cho cả cỏ cây

Đất đá tứ đại đồng siêu một lần.

 

Con sám cho chị cho em

Chư nhơn kiến đẳng giác chơn đủ đầy.

Con sám cho mẹ nhiều đời

Cho cha nhiều kiếp đồng thời đặng siêu.

 

Con sám cho đủ căn lành

Người người thừa hưởng pháp ban Phật thừa

Chúng sanh đầy đủ căn cơ

Nhờ ơn đức Phật điểm tô pháp mầu.

 

Đức tin nhẫn nhục làm đầu

Từ bi hạ liệt, là câu sửa mình.

Con sám tất cả đức lành

Quỷ ma dứt nghiệp đều thành đạo chơn

Chúng sanh tiêu tắt nghiệp duyên

Lìa xa ba cõi đảo điên của đời

Trụ về cõi Pháp tam ngôi

Vô sanh pháp nhẫn đặng phần chơn như.

 

Thành chơn vô lậu con về

Đạo lành đắc giác lìa mê

Nhất thừa đại đạo đủ bề cao thanh

Chơn như đầy đủ đạo lành

Đạo chơn chánh kiến chuyển thành thần thông

Kim thân đủ cứng như đồng

Đủ ba ngôi sáng, tám đường cao ngôi.

Đắc chơn chánh kiến Phật thừa

Pháp mầu mở rộng cao siêu

Mười phương du hí đủ điều pháp thanh.

Con sám đầy đủ duyên lành

Cầu xin chư Phật ban ơn đủ đầy.

 

Nam mô cầu xám hối thập phương chư Phật (3 lần)

Nam mô cầu sám hối A Di Đà Như Lai (3 lần)

 

(Kinh sám này dành cho con đạo đã qui y Phật Pháp A Di Đà)

1959

 Chư đệ - các em cần Pháp Đà La Ni thì trì Đại Bi Chú mỗi đêm 108 biến cho đủ 6 lần, cho 6 căn thân.

3x6=18, 6x18=108

Sẽ đặng Pháp Đà La Ni, ngữ ngôn Đà La Ni, tổng trì Đà La Ni…

Chuyển Pháp Luân 24/02 của Bồ Tát.

Ai gắng đạt quả này cũng vui.

 

֍֍֍

ĐẠO QUẢ VÀ PHÁP BẢO

 Chơn tu đắc quả

Tùy theo mà được nhập Pháp Bảo

Pháp Bảo đều có đẳng cấp, có thứ bật.

Từng lớp Pháp mà trụ.

Thí dụ:

Ở cõi dục Thiên thì làm Thiên Pháp, chúng sanh sống tùy theo đạo phẩm và công đức.

Dục Thiên bao năm tính theo cõi đó, ở cõi trần 100 năm tính theo ở đây, cõi Thiên Sắc từ 500 năm đến 800 năm tính theo cõi đó.

Ở đây ta sống trong cái tối, làm qua là quên lãng, không thấy món gì.

Có cõi 10-20-50 tiểu kiếp, Pháp đặc, ta làm gì vẫn hiện ở trước, như vừa làm xong, nhưng đã lâu, quá xa mà coi như hiện tại, vì cái làm nó không có mất đi, trăm năm ngàn năm cũng như hiện tại.



 Ngày 27/01 năm Kỷ Tỵ ta phóng về cõi hư không lâu 1h32 phút, trụ phía đông lúc 10h30 phút.

 

SỐ ĐÂY KHÔNG THEO TÀ

ĐÃ CÓ DANH HÀM Ở HỘI ĐỒNG TAM BẢO

Ta không dụ dỗ đệ tử của các đạo, ai thuộc Pháp ta thì ta lãnh.

Ai qui đâu thì về đấy, một số còn lại thuộc Nam Thiên ta đón độ.

֍֍֍

 XEM CON CHÁU PHẬT THÌ VỀ PHẬT

Ai theo đồng bóng thì đừng đến lại đây.

Đạo ta không hề có bóng tà ma.

Ngoại đạo, tà thần, thì theo nhau, ta không thèm dụ dỗ ai đâu nghe…


TRANG CHỦ