CÁC BÁO ĐỘC HẠI CỦA CHÚNG SANH

 Trang Chủ

CÁC BÁO ĐỘC HẠI CỦA CHÚNG SANH

Chúng sanh tạo đủ căn phải trải qua sáu a tăng kỳ kiếp thọ mạng trong các sắc tướng, đi nằm từ loài không vãy, không lông, cho đến loài có vãy, có lông dẹp tròn. Mãi lâu xa mới có đặng 6 căn thân.

Căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đặng đủ công đức này mới đặng sanh lên loài đi đứng, từ đi đứng cũng phải trãi qua nhiều kiếp mới sanh vào hàng nhơn. Biết tạo đủ công đức mới ngộ biết được thiện ác, sau mới biết theo đạo mà lập công đức tu hành lìa xa các cấu nhiễm, dần dần mới biết thọ Pháp mà tu vào đạo A Na Hàm, và tư 2 đó mới có trí lớn mà tu đạo vào vô sanh nhẫn, đạt đủ đạo bốn đế này mới dứt đi thai nghén, tạo thân dứt trừ các tham trược, mà an trụ quả thanh văn tăng.

Tới đây trải qua 60 muôn ức tỷ đời lâu mới đến đặng quả này. Trong số thân mạng của Pháp thanh văn số ứng pháp thân có đặng đủ 500 thân về loại nầy, lại còn có 500 ứng thân về loại thấp hơn như A Na Hàm.

Lại có 500 ứng thân ở lớp dưới như chư thần vv… còn có đủ loại thú, quỉ ma khác.

Nên ai tạo đến quả thinh văn thì số này trụ đó tu lên hàng duyên giác đạo, đem số này sang vế đó rồi kéo vế dưới lên vế thinh văn …vv

Cứ như vậy mà tu cho đủ Pháp đến quả đạo Bồ Tát, duyên cho đủ số 500 Pháp thân lớp đầu thinh văn sang duyên giác và duyên từ duyên giác sang Bồ Tát sơ địa. Cứ vậy mà tu lọc pháp mãi, tạo lâu mới đủ số 84 vạn bốn ngàn Bồ Tát ở vế thanh văn duyên giác, là 72 vạn thánh hiền còn chưa kể đến số Pháp ở phàm thánh và nhứt vãng thiên chúng và chư nhơn cùng A Tu La , La Hầu La, Khẩn Na La, phi nhơn, dạ xoa, la sát cùng chúng ma quỉ, tùy theo mỗi loại tâm cơ của chúng sanh đều có thứ lớp như vậy cả. Người không biết tu Phật lâu đời họ cũng chuyển lên gọi là ma vương, quỉ vương, A Tu La vương, Ca Lầu La vương cùng quyến thuộc của họ.

Đó là loại tâm không tu theo Phật đạo, họ cũng tự chủ, tự tạo nhưng Pháp họ uống sạch, hành ác, như thiên ma và Ba Tuần chẳng hạn.

Nếu có chúng sanh ở loại này, có bạn dẫn đi theo học Phật, dần dần họ tu theo Phật, sau họ cũng thành Phật. Người tu đạo học Pháp diệt được các mầm cấu nhiễm trong bốn đế Khổ - Tập – Diệt xong mới đủ bốn đại đất nước gió lửa, đạt đủ bốn đại là sang đại thứ 5 là Không Tánh, cũng gọi là quả vô lậu 12 nhân duyên, gọi là quả Thánh Duyên Giác hay đạo Ngũ Thông gọi là Ngũ Phật. Quả Ngũ Phật tu cho 500 pháp thân để đạt quả Đại Kiến đắc được Lục Thông : Nhãn,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đều thông. Thần Túc Thông, Tha Tâm Thông, Lậu Tận Thông thì sang đặng Bồ Tát đạo. Từ sơ địa Bồ Tát để tu cho 500 pháp thân này đủ đạo Bồ Tát thì vào đạo sáu Ba La Mật.

Trì giới – bố thí nhẫn nhục – tinh tấn – thiền định – trí huệ, hay là huệ kiến cũng vậy. Bồ Tát tu hết 6 phẩm đạo này mới chuyển đủ pháp thân của 500 vị sang sơ địa, lại trụ đó tu cho lớp dưới 500 vị sang duyên giác, 500 vị từ dưới lên vào A La Hán (Thinh Văn Tăng). Cứ tiếp tục tu mãi, chuyển Pháp độ mãi cho tới số Bồ Tát từ sơ địa lên 11 địa, đủ 84 vạn Bồ Tát bao từ sơ địa xấp lên, mỗi địa có đủ 70 ngàn vị Bồ Tát, còn cõi Bồ Tát Ma Ha Tát là 140 ngàn vị. Bồ Tát Ma Ha Tát y theo Phật đạo là sĩ số từng ấy mới được diệt độ thêm vào bên tăng 72 vạn.

Học đạo là tìm đường đi và tìm đường sống.

Có đặng thân đủ căn làm người, tìm phương kế trì Pháp diệt nghiệp, diệt được nghiệp báo rồi lo lau lọc thân căn đặng đủ chơn rồi diệt đế, diệt sạch đế chuyên bên hư không, kế đến rút tứ đại đất nước gió lửa chà sạch chuyển về trụ vào đế nương vào đế làm chổ cho tứ đại trụ, sau rộng làm thiên quốc, lập tiểu thiên cho Pháp trụ rồi lập trung thiên cho Thánh trụ, lập Đại Thiên cho Bồ Tát trụ, thì thân mình làm chủ cả.

Tam thiên thống trị 3 thiên quốc, trong đó có quyến thuộc của mình đều về trụ tất cả trong đó.

Bổn phận chơn tu đạo là làm những công việc đó.

VÀO PHÁP TÁNH

Trong nơi có, chẳng phải là cái có.

Nói không cũng chẳng phải không = Lý trung dung

Nói thật chẳng phải thật

Nói như chẳng phải như

Nói phải là không phải

Nói không phải là phải

(Lý trung dung là chơn, thiệt mà không thiệt)

Nên nói nếu là sang kia đủ thấy biết, lại không tướng thể - đó là tánh biết, gọi là chơn tánh.

Chơn tánh vô lậu ấy là tánh liễu ngộ của các thánh tính chơn như, mới gọi đó là Diệu Tánh, tánh Như Lai, Như Lai không dùng đến tướng thế hay cụ túc mạng, nên nói chẳng phải tướng, Như Lai vô tướng, là Phật thể, bổn lai tánh.

Như Lai có kiến giác trí mà chẳng dùng đến, bổn tánh hữu chiếu hư không, mà không dụng nơi hư không.

Tu chơn như có đặng phần thánh thai mới thấy đặng quả vui. Mài dao cắt các khổ, từ đây mới đặng chổ an lạc, không dấy động, nợ nần trả đủ, có Pháp mà không dùng đến.

Không danh sắc, không trụ có mà chỉ trụ không. Còn tu thì còn dùng các pháp hỗ trợ cho đạo, khi đủ đức rồi mới đem Pháp bố thí cho chúng sanh.

Hạnh Của Bồ Tát Làm.

Giảng đạo chỉ đường cho chúng sanh tu theo hạnh của Phật.

Bố thí là cho Pháp cho chúng sanh hưởng.

Dưỡng nuôi chúng sanh gọi là độ, bên Phật nói là ăn cơm, là độ cơm, độ là nuôi chúng cho tu mãi đến nhánh đạo của chúng. Mỗi vị Bồ Tát đều phải làm như vậy cả.

Bồ Tát muốn được nhập diệt thì phải lập quốc độ thiên cho quyến thuộc của mình về ở và nuôi dưỡng cho học từ quả Thiên Trụ rồi học sang Thánh Trụ, tu sang hàng tiểu thánh gọi là bất lai đạo, là không còn vào trần gian, chỉ ở thiên giới mà tu trải qua phải là tám vạn tư năm ở thiên mới đặng quả thanh văn đặng đủ đạo thanh văn được thọ ký. Pháp ấy kết đủ bốn tướng dê lớn mới được đạo A La Hán, là thinh văn đạo, là đạo bốn đế.

Như Lai hay Pháp Bà Quan Âm Như Lai thọ ký, sau đó tu vào duyên giác là đạo ngũ thông, là tu theo pháp 12 nhân duyên, đạo thông được 5 thông thì 12 pháp giới nầy phải đạt đạo trọn đủ mà kết pháp tướng in như tướng Hươu, phải là 5 ông (tướng Hươu là cái vỏ, bên trong mỗi ông là số thánh, tướng ấy có một vị ngũ Phật trụ trong thân hươu. Phải tạo đủ 5 ông hươu vì đạo này duyên đi có số Phật, có âm dương – 2 vế, mỗi vế có 6 đạo, cộng 2X6 = 12, nếu Pháp này duyên đi cho hết 24 cõi = 12X2 = 24 cõi Pháp ở trên thiên, thường gọi cõi số 24 là cõi cứu cánh, hay là cõi Hữu Đỉnh, cõi cao nhất của chư thánh. Còn cõi A La Hán là cõi số 18, cõi này tu diệt lục căn, lục trần và lục thức, 3X6=18 pháp bất cọng đạo là loại nầy, trụ riêng không có thiên hay thần trụ vào đó. Cứ mỗi đạo tu theo pháp và cảnh giới của các Pháp không khác gì ở trần dành lớp cho sinh viên hoc sinh vv… các lớp tu chơn không có không có lẫn lộn với các loại chúng sanh khác, dành riêng cho thứ lớp cho mỗi loại tu học để vào Bồ Tát đạo Đại Thừa. Các bật chơn tu còn đang học đang tu cho đến hết học là hành, là tu chứ không học, học hết bài rồi hành vào các Pháp, mỗi bài mỗi loại Pháp để duyên và diệt, làm cho đủ các Pháp tánh trở thành vô lậu.

Ai cũng phải bắt đầu tu vào chơn đạo, sang thiên đạo gọi là quả nhập lưu, cho đủ 3 C ha quả vào hàng tiểu thánh đặng Pháp tướng là 2 ông khuyển, thì có thánh thai trụ trong thân tướng ấy gọi là quả A Na Hàm, rồi tu vào quả vô sanh A La Hán đạo, thánh thai trụ trong ông dê, đặng 4 ông dê mới đủ tứ thánh thâu đủ 4 đại Đất, Nước, Gió, Lửa, gọi là tướng thông thanh văn tăng thánh, Pháp này gọi là đạo tứ đế diệt tham, sân, si là khổ tập diệt, thì đủ đạo A La Hán, khổ là do tham, sân tập, si diệt, diệt hết ba nghiệp của Thân, Khẩu, Ý thì lìa đặng 3 cõi sanh tử là : Thiên dục, trần gian, Tam đồ mà về cõi Sắc Cứu Cánh cảnh giới 18 của 6 căn, sáu trần, 6 thức, trụ cõi này thanh tịnh không có ai vào lẫn lộn.

Căn thanh tịnh là căn diệt sạch, trần đã tiêu, thức trần đã rớt, ba nghiệp không còn, gọi là 3 Pháp sáng. Diệt hết tam nghiệp mới về cõi nầy, thân sạch, khẩu sạch, ý sạch. Sáu căn tạo sáu trần, sáu trần tạo sáu thức là của cải tạo ra đều diệt sạch 3X6=18 Pháp. Đạo này nằm giửa quảng đường vào Pháp Đại Thừa của Bồ Tát, Pháp thanh văn đủ, phải trụ thiền diệt đặng 500 Pháp thân của đạo này, không ai còn thiếu công đức thì bắt đầu trang nghiêm Pháp thân số 500 vị nầy đủ đạo Bồ Tát rồi chuyển Pháp băng qua bên mé Đại Thừa, số thánh 500 vị này thành quả Bồ Tát sang cõi Bồ Tát và đi độ, mặt khác chia chủ Bồ Tát đi dạy cho lớp dưới của mình để vào Pháp thanh văn, dạy cho lớp thiên vào hàng tiểu thánh, cho lớp nhơn lên thiên. Cứ như vậy mà chuyển lên mãi, lớp thanh văn đủ đạo Bồ Tát thì số Bồ Tát trước từ sơ lên nhị, từ nhị lên tam vv… cứ như vậy tiếp diễn liên tục, vì lớp báo thân nằm trong nhơn gian và tam đồ vô số kể, vì trải đi lập thân bằng a tăng kỳ kiếp số lâu xa, nay bắt đầu duyên đi tìm, đem lên tu học. Ai có trí cũng đều phải biết như đây.

Nếu như lập được thiên quốc thì ở tạm cõi nào đó để sang đến cửu địa Bồ Tát có Pháp Vương Tử rồi vị này mới chuyển tứ đại về lập đất thiên, từ tiểu thiên sang trung thiên cho hàng thánh và đại thiên cho Bồ Tát.

Đất thiên là đất của Bồ Tát lập ra, không phải ai cũng làm được. Một vị Bồ Tát của một đạo phải tự mình làm, không nhờ ai làm được cho mình cả. Số thân của nhiều đời, số thân anh em, chị em, số thân cha mẹ ông bà tổ tông là rất nhiều, tới đến vạn ức tỉ thây chứ đâu phài ít.

Cứ mỗi một thiên quốc phải chứa đến 12 tỷ chúng sanh, có thể hơn, thí dụ 1 tiểu thiên phải chứa 12 tỷ, trung thiên gấp 20 lần là 240 tỷ chúng sanh, độ cho 7 đời cha mẹ, số này tính không hết. Nếu trong số tu học có 1 người đắc quả vị Bồ Tát thì độ phải lâu vì số quyên thuộc nhiều, tăng lên số Bồ Tát  từ 500 đến 600, đến 1200, đến 12.000, đến 120.000, rồi cho đến 840.000 Bồ Tát. Biết số lâu xa đến đâu. Như Bồ Tát Di Lạc tạo hiện tại vẫn chư đủ số lượng Bồ Tát đến số thành Như Lai Phật  là 84 vạn, là 840 ngàn vị Bồ Tát, 720 ngàn thánh tăng, và 3 tỷ 4 đến 12 tỷ thiên và thần vv… Chư vị hãy xem ở đây để so sánh

Ai ở trần cũng đều phải tu đặng về Phật, cõi nước lưu ly, đất ngọc làm sao ta có thể vào. Biết mình nhỏ mọn, nghiệp tội cao, suy xét cho kỹ thì thấy mình chỉ là hạt bụi nhỏ, lại nằm ẩn trong nghiệp thức của lục trần, trong bào thai sanh tử, bao quanh như một lớp da bọc kín, làm sao phá nổi.

Chư tiên tu giỏi, chịu khó nhẫn nhục như vậy mà còn không ra khỏi sắc ấm này. Phải biết là khó và lâu không tính hết được, ta hãy suy xét và lập từ từ cho đủ đức để sanh thiên qua đấy mới gở dần từng vế một, gọi là phá ngục sanh tử. Ngục này khó phá, cho nên các thánh tăng của Phật vào trần cũng bị kẹt không về được. Do đó Như Lai nói trong Kinh Pháp Hoa – cha đi tìm con, khi biến thời duyên đi, thì tăng đi vào nhà lửa sanh tử, Như Lai ở ngoài kêu gọi các con mau ra đây, cha có ba thứ xe, nào xe dê, xe hươu, xe trâu tốt mập, ra mau cha chia cho vv…

Mỗi lần đạo Phật ra đời là đón con cái của mình và độ cho các món đạo, đỡ vài phần cho chư thiên và Thiên Vương khỏi bị té vập mất quyến thuộc của họ.

Trên mỗi mỗi thiên quốc đều có sự hao hụt, mất mát vì sự tổn giảm rơi rớt vào ngục. Vì nghiệp thiên phát sanh làm cho thân mạng nhơ nặng mà chìm, duyên theo vô minh.

Đã vào trần thì khó trở lại về được, chúng sanh ở thiên, ở thánh, ở Phật mà sa vào trần cũng khó ra vì ham mùi sắc của phàm trần, sắc, thinh, hương, vị, xúc, danh, tài, lợi mà không bỏ buông, vổ đầy.

Người đã vào trần việc tạo có lục căn trần và lục thức, sắc thức này, có sắc thinh hương vị xúc, pháp. Thêm vào có sắc thọ tưởng hành thức, các món này nặng độc, bị liệt, có khi bị mất hồn luôn tinh thần đã khô cạn, rã rời, bị đau.

Ở thiên khi phúc đức bị tiêu mòn thân sẽ nổi lên, bất ổn như có ngàn mũi kim châm vào thân, rồi dần trí thần cũng phải trút ra và bỏ xác, không ai có trí giác ngộ mà biết được các hàng chư thiên khi tuổi thiên sút giảm, thì thân thiên trụ bị nứt rạn khô cạn như lớp đất khô không còn vết liền nhau, nên trí thần không kín, bị hở thì thân pháp thiên tự mọc ra gai mà đâm ngược trở vô tim. Vì chính bảng thân ta cũng trãi qua nhiều đời như vậy, cũng như người thế gian lâm bịnh rồi tắt thở.

Do đó mà người trụ thiên, như thiên tử là từ thiền qua lại hàng ngàn năm trên thiên để giử Pháp mà thọ mạng sống.

 Chư thiên vương đã là hàng Bích Chi Phật hay Bồ Tát sơ nhị địa, các Pháp thành kim cang không còn bị rời rã hay khô cạn thì rớt xuồng trần. Người trần chết thì xuống ngục tam đồ vv…


Con Đạo Nam Thiên xem đây mà lo xa lìa các điều ác, các điều tham, bỏ các điều chấp, các vọng tưởng điên đảo mà thọ vào quả phàm thánh. Đủ đạo này sang cõi cứu cánh, cõi vô sanh pháp nhẫn, trụ đạo thiền định, học đạo đi vào pháp giới mười hai nhân duyên. Đạo này quan12 pháp diệt:

1-    Vô minh

2-    Hành

3-    Thức

4-    Lục nhập

5-    Danh sắc

6-    Xúc

7-    Thọ

8-    Ái

9-    Thủ

10- Hữu

11- Sanh

12- Lão tử

Ưu bi khổ nảo. Diệt đủ 12 phẩm này, đủ quả 12 nhân duyên, mới lọc pháp đại thừa Bồ Tát đạo.

Khởi điểm đi từ sơ địa Bồ Tát xấp lên thì trì pháp 6 Ba La Mật.

1-    Trì giới (trì cho đủ giới)

2-    Bố thí (bố thí cho đến cả thân mạng, bố thí pháp vô uý, thí cho cả thảy chúng sanh)

3-    Nhẫn nhục đủ đầy

4-    Tinh tấn – siêng năng không trì hoãn

5-    Thiền (nhập đạo, định vào các cảnh tâm)

6-    Huệ pháp sáng bủa về làm tiêu vô minh

Trong 6 Ba La Mật đạo của Bồ Tát, đủ đạo này mới được diệt để lập quốc độ niết bàn.

Dùng pháp Lưu Ly làm đất, quốc độ niết bàn rộng bằng 1 tỷ quốc độ Tam Thiên.

Nên biết rỏ hơn nếu ta thọ theo pháp nào thì ta hành in như pháp đó.

Nếu ta trụ theo pháp tối vô minh thì hay vọng tưởng và nóng nảy, hay chấp.

Nếu ta trụ theo phần hành thì ham ưa làm lụng liên tục không nghỉ ngơi, ghi nhớ việc làm không quên.

Nếu ta trụ trong phần thức thì ta nhớ của vật liên tục không quên và ưa cho có nhiều …

Nếu ta trụ vào phần xúc thì ham ưa có các của vật hay ưa tạo, mua bán cho nhiều loại, không có thì tìm kiếm đưa vào thâu góp cho đầy.

Ta trụ vào pháp thọ, thấy thân ta ham ưa lưu giữ hay suy nghĩ đến của ăn vật mặc.

Trụ vào pháp ái thì thấy tình yêu, ham ưa người yêu hay vợ chồng…

Trụ vào pháp hữu thì cái đã được hưởng đang hưởng đã hưởng, đã có cái sẵn để hưởng.

Trụ vào pháp sanh thấy là hay sanh nghiệp, sanh duyên tìm nghiệp, tạo vật, tạo quả, cũng là sanh, tạo thân gá, mạng cũng là sanh, sanh đủ phần thì thấy.

Phần ta trụ nơi tử thấy bịnh đau là sanh lão già. Có thọ bịnh đi đến tử-chết

Chết : Kẻ ở người đi, nhớ tưởng, buồn – gọi là sầu thương tưởng nhớ.

Người ta có lúc trụ pháp đó mà không biết mình thọ pháp vào nào, nếu ta tự trụ biết đang thọ vào mỗi phần phần pháp trong 12 pháp – có sanh có tử mà không biết, bởi không nhận biết thọ pháp, nếu mà thọ vào pháp ái dục thì tâm ta luôn nghĩ tưởng đến người nử, nử thì tưởng đến nam, hai bên lại đến gặp nhau…

Nếu pháp phẩm đã tăng qua cửa sanh tử ta tự biết sự sai trái của hành thức, mà ta nhầm.

Có đức tứ trí thương xót chúng sanh là ta trụ vào pháp đại thừa, vào hỹ xã, nhẫn thiện và nhận ra giới đức bố thí không hề còn tham thủ.

Xem sáu Ba La Mật đã đặng đủ hay chưa đầy đủ …

Thấy pháp thân ta trụ vào ánh sáng và trong hư không, đó là vào huệ, thấy không còn sự chê chấp ghen tị vọng tưởng gì cả. Đó là pháp đại thừa mà đức Như Lai đã giành sang pháp phần cho con cháu để kế tiếp  lãnh hội, nối dõi, lập đạo…

Nơi ở đoạn đã kể ở trên thì tự mình phải khởi niệm diệt làm cho dâm tâm không còn vọng dục, nhiễm về dục, thức dục, ái dục, sắc dục về tài, về tiền, giàu sang phú quý, vọng về nhà cao cửa đẹp, của quý đáng giá, vợ đẹp con ngoan… gọi là sắc dục, tình dục về thương nhớ người yêu, ái dục tưởng nhớ đến người mình thương nồng nhiệt.

Các nghiệp này ai ở đời cũng có, loại này khó giáo lăm, khi tâm đã chín mùi thì ghi nhớ không buông bỏ.

Thí dụ hai bên đã đến với nhau rồi là dù có chết cũng vui, không xa nhau, chỉ cần thấy nhau là đủ. Có người tu nói thật quên đi buông  bỏ mà không sao quên được khi đã duyên vào thì không làm cách nào cho quên được, cặp vợ chồng nào cũng vậy, tình nhân nào cũng vậy, cái nạn bi ai, nó não nề không ai nào dập tắt được. Do đó mà  Đức Phật phải để cho cả 2 vế vợ chồng đều về cõi vô san, từ từ dứt lìa tâm dục, còn lại đức thương yêu như anh em ruột mà không có dâm tánh. Ơi trần có người không có vợ con, không có chồng, lúc đầu sau lại hai ba vợ, hai ba chồng. Vía sanh phải dưỡng ơn huệ cha mẹ…

Ghi lại sơ khởi tu tịnh trụ đạo của thời kỳ.

Kỳ tăng băng độ của chư Phật Thích Ca, quá trình pháp độ - pháp độ - tăng độ. 2500 của Như Lai đã diệt độ.

Năm kỷ Hợi tháng 8 năm 1959 vào đề Thiền và Định là năm ta 37 tuổi để băng qua 3 cõi sanh tử. Phải qua sơ thiền nhị thiền và tam thiền, mỗi thiền qua băng một cõi là 6 năm (từ 1959 đến 1965).

Sang ngày 4 tháng 4 năm 1966 năm Bính  ngọ thiền ta qua năm âm, xuất về hư không lúc 8 giờ tôi, qua ra khỏi xác phàm, trụ tiểu thánh, sàng lọc từ tháng 4 Đinh mùi  ngày 10 tháng 7 năm 1967 mới đủ đạo A La Hán, Đức Như Lai  - Quan Âm về thọ ký đạo ngày 20 tháng 07 năm 1967.

Tử vào đạo ngũ thông – Duyên Giác

Từ ngày 21 tháng 07 năm 1967 đến ngày 10 tháng 10 năm 1969 năm Kỷ Dậu đăng thi 12 cửa pháp, đậu số 1.

Thiền vào Bồ Tát ngày 11 tháng 10 năm 1969 đến năm 1971 Tân Hợi ta vào 10 địa của Bồ Tát đạo.

Ta thi 10 phẩm pháp đỗ hàng  đầu.

Tu lên đ

Tu lên đến  ngày 04 tháng 04 năm 1973 Quí Sửu.

Như Lai thọ ký Bát địa Bồ Tát có cả Hồng Quân đồng thời đăng thỉnh kinh pháp về độ (tế độ 1973) kể từ năm Quí Sửu được đủ công đức đi độ linh ở nhiều cõi, cả âm và thiên.

HÀNH ĐẠO TIẾP LINH

Năm 1973 độc thân đi độ linh 11 năm. 1983 sang 1984 có Ty, cô Tâm

Sang 1985 có Ty cô Tâm- Thiện Tử-Thiện Niệm đi Cần Thơ.

Năm 1986 có Thiện Tánh – Ngọc Bảo

Năm 1987 có thiện Tánh, Ngọc Bảo, thiện Châu, thiện Tùng.

Năm 1988 có thiện Tánh, Ngọc Bảo

Năm 1989 có Ngọc Bảo, Ngọc Long, Thiện Hoàn và cô Ngọc Đại.

GHI NHỰT KÝ

Ta vào Bồ Tát Ma Ha Tát, đến năm 1984 Giáp tý đủ đạo này ta chuyển pháp lập quốc độ Nam Thiên đến năm Mậu Thìn.

Năm 1987 ứng thí 360 mối đạo thánh, tham dự để đoạt giải công đức.

Đạt quả thanh văn ngày 23 tháng 10 năm 1987 đến 23 tháng 10 năm 1988 (1 độ)

Tham dự 360 mối đạo vào đạo Duyên Giác, 1 dê lớn, 1 dê con, 1 hươu, Nam Thiên đoạt giải 23 tháng 12 – 28 tháng 12.

Ứng thí về đạo phẩm nhiều lần hành đạo có y pháp.

MỘT TRÂN ĐAU

Lóng suy cho thấy tuổi già

Vừa đây đã thấy xót xa gần mười

Đường đời mới đặng bảy mươi

Mà sao ngó lại cuộc đời thấp ghê

Suy đi tính lại nhiều bề

Thọ trong cái giả thấy ê ẩm người.

Thân khô thịt chẳng còn tươi

Sắc thân biến đổi con người kém vui

Ta thương chua xót ngậm ngùi

Tính xem nước mắt đã tròn quanh mi.

Tình đời khó lại khó đi

Lòng bi thủ phận ai bì kịp không.

Nhẫn xem tứ chúng đại đồng

Hằng sa giải đất thấy chông mọc đầy.

So ra thấy lửa nước đây

Mà sao chẳng đặng đủ đầy lại vơi

Sà quả ở kiếp làm người

Sắc ta chồng chất nơi nơi trong trần.

Buổi nay nhớ viết vài dòng

Để tâm suy xét biết gần thấy xa.

Tâm tư ta đã bước qua

Dứt lìa địa ngục đi ra vòng ngoài.

Từ nay tâm tướng nhẹ bay

Lìa xa sanh tử đạo bay thiên bồng

Nam Thiên đắc giác độ thông

Pháp ta đủ cánh đủ lông bay về.

Từ nay thọ pháp Bồ Đề

Nam thiên ta trụ chẳng hề thối lui.

 

Từ nay hết khóc mà cười

Trụ thiên tế độ cho đời ấm no

Chúng sinh ôm bịnh đắm đò

Cháy thiêu sát giết khỏi lo chi nhiều

Nam thiên Bồ Tát thương yêu

Độ cho linh ngã đủ chiều siêu vong.

Lìa sanh dứt tử siêu lên

Chát chua đui điếc đặng liền quả vui

Ta giúp chúng đặng sống đời

Là cho chúng ngộ đạo rồi mới an.

Độ cho hết khóc hết than

Độ cho dứt lẻo cả làn vô minh

Độ cho tất cả về lành

Duyên cho đầy đủ pháp thanh về nhà.

Làm cho đầy đủ Phước duyên

Làm cho đầy đủ thánh hiền mới thôi.

Độ cho tứ chúng khứ hồi

Tự do quả đạo viên tròn an vui.

Ngày 18 tháng 2 năm Kỷ Tỵ

Thiện Tấn

Nam Thiên đạo.

 

NGƯỜI TRONG PHẬT

Người trong Phật thì bình đẳng bất phân,

Hết mê đắm mùi phàm đều không có

Bao thức tối đều đã tiêu tan cả,

Dục, tưởng, cầu đã cắt đoạn từ lâu.

Tham, sân, si đã diệt gọn từ đầu.

Thấp vọng suy đã từ đầu cắt hết

Mười hai mới đều đốt sạch không còn.

Bởi thệ ấy ta đi vào không lặng

Đọc tịnh rồi trụ mát ở nơi thanh

Thông thông  bạch – viên tịch vào vắng lặng

Đạo tịnh mãi ta dứt lìa đoạn tuyệt,

Vào nơi thanh, pháp sáng rọi muôn phương

Không thọ tướng pháp sáng để trụ thân,

Thọ ánh sáng, không đi và không lại.

Tịch tịnh rồi thơm mát mãi dài lâu.

 

Người trong Phật đâu đâu đều cũng thấy

Dùng chơn tâm biết đủ cả trăm phần,

Tâm chúng niệm ta đây đều nghe đủ,

Nghiệp chúng hành lành dữ cũng biết ngay.

Nghiệp chúng báo, ít nhiều đều thấy rõ.

Người trong Phật rạng tỏ không hai.

Dùng một pháp trí diệu là số một.

Người tại gia chủ chốt qua ba cõi

Không sáng mai, không lã chã sầu rơi.

Tánh chơn rồi có tát cũng không vơi

Huệ trí sáng, tông tơ đều biết đủ.

 

NGƯỜI ĐẮC Ở TRONG PHÁP

Người trong Pháp khác người phàm hơn cả,

Không se xua, chẳng tranh chấp dư thừa

Âm thầm kín, vẫn thấy mình khoái lạc

Không nóng bức, lại mát cả châu thân.

Các tiếng lời đều chẳng đến được gần

Như tiếng lóng của người đời ưa nói.

Cũng bất phân đến người lời chửi  bới

Thấy chúng gần mà thật thấy chúng xa.

Chúng điên đảo thì ma đâu gần Pháp

Người tội khiêm thấy Pháp phải đi liền,

Không trụ lâu thêm vài ba khắc phút.

Người trong Pháp luôn luôn đều tươi tốt

Không đắm mê cũng không hề lưu  luyến,

Thức chạ chung chẳng bao giờ muốn đến

Lòng thiết tha cũng đều đặng qua cả.

Thấy tình đời đều bình đẳng bất phân.

Không thương ghét, chẳng còn chi quái ngại

Có bước đi cũng không hề bước lại

Tâm thức giấc việc chi đều được cả

Pháp chơn rồi ta tát cả đại dương.

Suy ra biết trăm đường sẽ làm một

Tát vơi rồi ta bắt chẳng sót ai.

Người trong Pháp không lo cũng chẳng sầu

Có vốn lớn thì sờ đâu được đó

Vốn lời nhiều lại chẳng thấy khó khăn.

Khác cảnh phàm như hỏa ngục trần gian

Chúng không Pháp mà chúng mãi ưa làm.

Tham đến chết, còn quả tham không đáy.

Đất tam thiên cũng khó lòng vùi kín

Thấy người đời tất tưởi vào chỗ chết.

Người trong Pháp thì không hề bị liệt

Không đổi thay cứ mãi vậy hồn nhiên.

Không đói khổ cũng không thấy nhân duyên

Không gá đời cũng chẳng chuyên nghiệp thức,

Sắc thinh hương cũng không còn dùng đến

Vị xúc pháp nào đâu cũng vậy.

Pháp không tướng ai có thì ai hay

Không chỗ nói có chi đặng giải bày.

Bất khả nghì huống hồ còn có thuyết

Không thuyết hề chi lại còn giảng.

Thước khó đong lấy chi mà so Pháp

Sự đi đứng cũng không còn ly giác

Làm thần biến không đi mà lại có

Ai thấy có lại chẳng hề thấy đi.

Người trong Pháp, không mê, lại chẳng luyến tình đời

Thấy trong Pháp thì nơi nơi đồng một.

Cứ sáng hoài như mãi mãi hư không.

Pháp chơi rồi chẳng còn đâu ranh mé

Suy pháp thân cũng đều vậy cả,

Mắt ráo rồi không còn có châu rơi.

Người trong Pháp không dùng đến con ngươi

Mà thấy biết trong trời đâu cũng thế.

Người trong Pháp còn lại đức nhẫn từ

Pháp kim thừa thì không thừa không thiếu.

Một bụi kim ở đây sống cũng lâu,

Kim chờn rồi thì vốn thiệt chẳng hư.

Hết trì giới còn lại thì dẫn đầu,

Bố thí Pháp thì chư Phật mát lâu

Đức Phật đà nhằm tát cạn cho mau,

Vớt hết rồi phải lau chùi cho sạch.

Người trong Pháp phải uôn về làm một

Mối đại thừa phải làm mưa cứu chúng

Sinh đói nghèo mà phải nhịn đời lâu.

Người đắc Pháp thì làm sao cũng được

Không trai giới lại sáng sạch liền dài.

Thi rốt ráo thì ai nào cũng được

Không e dè, cũng chẳng có ngại ngăn

Bố thí hết thì đâu còn ngằn mé

Cho cả thân đâu có còn tiếc rẻ

Việc mới đây chẳng ai nào suy biết

Cứ chấp mê, chấp chặt mãi không thừa.

Tội nơi họ nên thọ chấp ngút cao,

Người như thế có chi mà hoài bảo

Tội cao đầy có tát cũng chẳng vơi.

Tội có khơi đến muôn đời không cạn.

Ta viết đây như biển đầy không cạn

Người không Pháp thì lấy sạn làm cơm

Nấu bao giờ cho cát đó đủ mềm

Người trong Pháp lọc lừa đều tiêu tắt

Đạo huyền thông cắt đứt cả mối đường

Người đắc Pháp ai thấy cũng đều thương

Vì mến Pháp mà thương lại thương đi

Thương thương mãi cho dại cho ngây.

Thương cho chết cũng không hề đứng dậy.

Người hưởng Pháp có khi còn sai quấy

Qui theo tu mà nghiệp quả không tiêu

Thời gian ngắn cũng kéo neo cầm lái

Buông bỏ cuộc rồi tay vái kéo neo.

Người đời sợ phải qua đèo qua suối

Qua biển khơi đắm đuối sợ gió vây,

Xin đạo sư cho con đi về lại

Bỏ cuộc rồi thì bụng đói thân đen.

Tướng mạng căn dần dần tiêu tan cả

Người trong Pháp thấy đó đều là vậy.

Người học đạo quy thầy không thấy biết

Chồng theo tu vợ réo khóc lu bù,

Khóc kể hoài sao nỡ bỏ em đi.

Sợ mất chồng nước mắt chảy tràn đầy.

Thấy người đời chẳng muốn có thang mây,

Hỏa địa ngục mà ưa vào hầm tối,

Nghĩ cạn suy nên cười không ra tướng.

Thấy người đời còn ham miếng thơm ngon

Buông bỏ cuộc mà chôn vùi vào đất

Hồn phách tiêu coi như là chết mất

Nói dài dòng ngục đất vẫn còn thưa,

Cặp vợ chồng tham đắm mối dây dưa

Lúc tắt thở thì cùng chung một huyệt.

Nghiệp phát ra thì rền la tiếng khóc,

Cũng bịnh đau như dao sâu cắt xén

Cũng lăn bò, có kiến cỏ bu theo

Chúng cắn đốt mà thân không cựa động

Cứ gào la kêu khóc suốt ngày đêm.

Khóc đời đời kiếp kiếp vẫn còn nguyên.

Người trụ Pháp thấy kẻ tội mà phiền

Thấy chúng khổ phải xích xiềng nơi ngục,

Bởi không dè mé trên đe dưới búa,

Nước mắt tràn có khác biển đông.

Có rắn độc còn thua pháp đàn bà,

Rắn cắn thân còn hồn thì sống lại,

Phép nữ lưu cắn chết mãi muôn thu.

Người hồn trẻ đem dâng cúng mở lưu

Hết tinh khí thì tiêu tan tất cả.

Người hồn già đem dâng cúng nữ lưu

Hồn không chết mà xa doạ ngục sâu

Mất tinh khí thì thần phải chết.

Còn mãnh hồn khô héo chẳng đặng đi,

Cho ngục tối cứ li bì mà liệt.

Bởi thế đó mà tăng không nhìn ngó

Sợ nữ lưu nhòm ngó mãi theo sau,

Nếu dính vào thì hồn tiêu tất cả.

Vì lẽ đó mà bỏ cuộc báo Hiếu

Vậy vá hoài không trả sức mẹ cha.

Còn trụ thiên thì năm qua tháng lại

Phước hết rồi thì khổ báo trần lao.

Người đắc Pháp như ra quân thắng trận

Biết việc đời mà thủ phận chăm tu,

Không buông bỏ đem trí gắng công phu,

Biết nghiệp thế bôn ba rồi cũng chết

Đã chết rồi thì vào ngục vùi sâu.

Vì không Pháp cánh đâu mà bay bổng

Suy hai đường tin tưởng quyết tâm tu.

Mở cửa Pháp công phu vào trí ngộ

Định vào thiền khai mở huyệt cho thông.

Khai cửa đãnh mới bồng con bế cái,

Pháp bay ra trì dưới ngục A tỳ.

Trút qua đãnh mới đặng bề an lạc

Biết thế rồi mà khai thác cho mau.

Sợ chậm trễ biết đâu kề ngày chết,

Đã chết rồi thì tê liệt phải lâu.

Cũng do đó định tu phải hàng đầu.

Đêm tám giờ mong cầu đều suông sẻ

Không bịnh đau nhức buốt ở châu thân.

 Được giờ tu suông sã cũng khó cầu,

Sợ ma nghiệp chúng đưa vào không biết

So người đời ghen ghét chúng khảo tra.

Sợ vợ con cha mẹ ở trong nhà,

Thềnh lềnh có con bịnh vợ đau.

Còn tiền bạc của ăn và thiếu hụt.

Còn nuôi con hiếu học ra sao,

Nói cho hết bao giờ cho cạn,

Nói cho cùng chẳng đoạn ở  đâu.

04/04/1966

04/04/1973

23/10/1988

23/12/1988

Ta viết đây biết cả đuôi đầu

Thân cây cứng thì đầu đuôi làm một,

Pháp ta lành thì rửa gội đều chơn.

Tu đắc Pháp thần thông đạo tịnh,

Đặng Pháp lành có nhịn cũng no.

Qua sông cũng sẵn có đò,

Qua thung cũng sẵn bò vàng trâu xanh.

Bụng đói sẵn có cơm canh

Giá lạnh sẵn có áo ý giường mùng.

Pháp lành dựng tháp dựng chùa,

Trên thiên không bụi khỏi cần gió mưa.

Một năm không uống mà no,

Trụ đời khỏe mập chẳng thân nhiếp tình.

Suy đi nghĩ đến phận mình,

Tự run nãy giật nửa mừng nửa lo.

Lo khi sợ phải đắm đò,

Mừng ta đắc Pháp bất ngờ hôm nay.

Lo chưa đủ đạo hiện đời

Mừng cho đạo thọ quả thành Ma ha.

Mười bảy là thập thất niên độ linh về,

Bao nhiêu công đức đủ bề cơm canh.

Đến đây vẫn đủ căn lành,

Đến đây Bồ Tát đã thành đời nay,

Bảy ba Bồ Tát đủ đầy

Tám tư tới đích định thời cũng lâu.

 

Đời là biển khổ ai hay mà tỏ ngộ

Đời là nước mắt dào dạt hoá thơ ngây.

Có thấy biết ngày nay thời mạt pháp

Đói khổ nhiều lạnh buốt chẳng mồ hôi,

Cô chú bác em tôi hằng khao khát

Ôi lụa nhung bạc vàng biến hết đã không còn.

Đời chung chạ ôi cứ buồn khổ não,

Ngó trông ra đều thấy kẻ bạo tàn.

Nhìn cướp bóc ôi lệ tràn thấy gối,

Có ai đây để tìm đường mở lối,

Biết cõi ma mà sám hối đi lên.

Lìa tứ khổ, lìa điên, lìa dại,

Thân an toàn ta siêu về chỗ sáng

Chỗ thanh nhàn, trụ lắng cõi thiên môn.

Ai thấy chăng khi trước ơi trần buồn

Nay đáp lại chẳng còn khổ như xưa.

Ở nơi này không gió cũng chẳng mưa,

Không bão táp, lọc lừa đều không có

No ấm mãi vân du càng thêm nhẹ.

Nặng trút rồi thì nhẹ ở nơi ta

Ôi khúc điệp tại đây đầy sướng khắp,

Hết đói thèm khao khát trở thành không.

Ngã thử kinh thọ hàm linh ngộ đạo,

Khí ấm siêu có bát bảo thâm âm.

Khải triệt lý, tốc hành qua lữ ngạn

Niệm giác chơn thì huệ pháp viên thông,

Ý thánh điểu  lạc cánh đằng xổ lồng.

Pháp tánh diệu, lý mầu xuyên vạn nẻo

Đạt vô vi thì đạo cả ấy ta thành.

Bao điều lành thì nay duyên về lại,

Có chơn giác không hề còn ái ngại

Đạt thần thông thì hết dại hết ngây,

Tu thế ấy không có thầy cũng đắc

Đạt đạo rồi mà quái chẳng gần ta.

Đạo chơn như trẻ mãi chẳng hề già.

Ngày tinh tấn đi sâu vào thiền định,

Biết lâu xa bao đời đều qua lại

Từ quá khứ, hiện tại đến vị lai.

Nếu chơn thường đạt pháp quả Như Lai

Chơn Phật ấy vị lai thì có lại,

Đạo Bồ tát hoá duyên còn đi mãi

Đủ huệ châu mới không lại không đi.

Người trì đạo băng đi và lướt tới

Trải trong đời bao khúc quạnh điều hiu.

Đạo sáng trong ta nắm giữ một chiều,

Không lời lãi mới là điều chơn thiệt.

Trụ hành  pháp nơi đây đều thấy biết,

Cõi vô minh chìm chết cả muôn người.

Ai có biết việc đời duyên về đạo,

Không có đây thì cũng chẳng có kia.

Bởi thế ấy nên chú ta phải lìa,

Thân lìa khổ mà duyên về tâm cảnh.

Đây đổi dời ta có sẵn cõi kia.

Đây sống chết ngắn dài ai có biết,

Có bách niên ngó lại  chẳng hề lâu.

Mà buông lung say đắm mãi tìm cầu

Còn đói lạnh bịnh đau còn lướt tới,

Khổ, khổ ơi có ai nào mở lối,

Lìa chấp mê ta đi vào cõi định,

Chốn quê nhà, tâm cảnh ấy là ta.

Đủ bốn đại có hằng sa vật báu,

Lầu tháp cao có pháp bảo sáng soi.

Trong tự do sống tịnh khỏi còn lo

Nếu có tu thì tâm pháp hiện đủ về.

Kẻ làm ác tăng kỳ chẳng hề thấy

Mạt pháp ôi sao mà khổ vậy.

Đức Phật về con người sanh quỉ thú,

Đức tin mất quả báo lại tăng cao.

Thấy gió lùa thì nao nhao thọ bịnh,

Cơm không ăn thể xác lại hao mòn.

Suy nghĩ lại ôi lòng buồn muốn ngất.

Ta viết đây thấy đời suy ra đạo,

Biển đời ơi khổ hao chẳng vị tha.

Bởi không qua, có sanh  thì có tử

Cứ đổi hoài lớp lớp biến thành ma.

Nghĩ suy cuộc cảnh đau buồn

Tình đời bi đát phải luồn cúi lâu.

Tình thương chỉ có ban đầu

Dần dần thì cũng xa nhau một lần.

Thương nhau từ tuổi còn Xuân

Già nua tóc bạc dần dần xa nhau.

Cạn tình khoái lạc còn đâu

Thân chuyên tác hoại thì đâu còn gì.

Làm tăng thấy dã định suy

Tìm nơi chắc thiệt duy trì đường tu.

Tăng non phải lắm công phu

Tăng già đã có của dư đem về.

Chợ tăng tỉnh ngộ lìa mê

Mong cho hái quả Bồ đề mới vui.

Tăng chơn không sợ cuốn lôi

Tăng phàm chắc phải làm mồi nữ nhơn.

Tà tăng trụy lạc mê hồn

Có khi té ngã lòng buồn thấu tim.

Nhiều khi cũng phải chết chìm,

Cũng vì cái hoạ rỉ rên gái lành.

Lúc đầu em gái thương anh

Đến sau già lục thấy anh hết tình.

Già rồi anh chẳng còn xinh

Để em tìm kiếm trai lành mến yêu.

Duyên đi cắt lại trăm chiều,

Lòng duyên phận bạc hai chiều bớt thương.

Việc này ai cũng thấy buồn

Dần dần thấu đến tim đen đau lòng.

Sống đời hiểu lẽ đừng trông

Dính vào chẳng thấy mẩy lông nào lành.

Cột vào sẽ mất chơn thần

Ở đời ai cũng nắm phần như nhau,

Có vàng sẽ biến thành thăn.

Kim châu ngà ngọc ngõ hầu cũng tiêu.

Nhớ thương cũng chỉ một liều

Rồi ra chua chát ngậm vào sâu cay.

Làm cho sống đoạ thác đầy

Làm cho khổ não dày vò dài lâu.

Làm cho điêu đứng luỵ rơi

Làm cho nước mắt tuông rơi thân tàn.

Làm cho bạc mệnh hồng nhan

Làm cho thân xác bất an đời đời.

Làm cho hết đứng hết ngồi

Hết đi hết lại bồi hồi lâu năm.

Làm cho cái thể đi nằm (làm cầm thú)

Làm cho mất cả tướng tâm đời đời (câm ngọng)

Làm cho căn quả mất dần (mất phước đức công quả)

Què đui câm điếc luân hồi không tha (thọ báo khổ đoạ)

Nếu ai còn vọng sai ngoa

Xem đây quả báo xót xa lâu đời.

Làm sao cũng phải tách rời,

Như thường muốn ở kiếp người dài lâu.

Ở đời đạm bạc mới vinh

Tu thân cũng có ân tình qui theo.

Đừng buông tay lái tay chèo,

Cũng đừng vội vã kéo neo vô bờ.

Đợi khi cánh mọc đủ lông

Rồi ra có đấng  đợi chờ đón đưa.

Có ta sẽ đặng qua bờ

Có tu pháp bảo đến giờ thành chơn.

Có tu mới có lầu hồng

Có tu nở nhuỵ sen hồng mới vui.

Tu mau cho có tiếng cười

Tu cho dứt khổ làm người thế gian.

Tu cho hết khóc hết than

Tu cho không bỏ nghé đàn lẽ loi.

Tu cho thân gọn Pháp hồi

Tu cho đắc giác  một thời thành công.

Tu cho pháp tánh về không

Tu cho tứ đại đồng siêu một lần.

Tu cho pháp kết thành thai

(Là con pháp thánh thai, gọi là pháp tử,sau kim cang, pháp tử kim, thì mẹ là phần mẫu.

Ở đời phải nuôi con  thiệt của mình, đừng  nuôi con người ta)

Bồng con bế cái mới ra thân vàng.

Tu cho tất cả họ hàng,

Ông bà cha mẹ một lần đồng siêu,

Tu cùng chia sớt đủ nhiều,

Bỏ tâm bủn xỉn lòng nhiều vị tha.

Tâm buông rộng khắp hải hà,

Tâm dung tất cả chẳng hề bỏ buông.

Chơn tu suy xét ba đường

Đường sanh, đường tử và đường cao siêu.

Viết ra ta nghĩ nhiều đời,

Mà lòng thương cảm chơi vơi giữa dòng.

Ngã nghiêng gió táp sóng mòi,

Dung lên chìm xuống lâu đời buồn đau.

Chín mươi ức kiếp chưa xong

Qua đây mới rủ bụi hồng đi lên.

Trước kia tu đạo thánh hiền

Đời đời nhiều kiếp vẫn liền chăm tu.

Nghĩ thương đến phận công phu

Nhiều khi mưa nắng cũng đừ cả thân.

Có khi bịnh nặng không ăn

Rừng xanh núi đỏ tối tăm một mình.

Độc thân chẳng có bạn hiền

Thời đó ta đã tu tiên pháp hồi,

Thái thượng đạo quả cao ngời

(Đời đó Thái Thượng là thân ta, sau đó trí ta duyên đi lập thân khác, lại tu)

Di Sơn hải đảo khắp hồi nước tiên.

Qua sau tu Phật khấn nguyền

Hải Đăng ấy chính phải là thân ta.

(Ông Hải Đăng là thân ta đời sau)

Tu lên tứ quả thánh thai

Trải ba mươi kiếp biết lâu dường nào.

Đời này La Hán ta vào

Thánh văn  duyên giác bước vào thành công.

Qua ba mươi kiếp chưa xong

Đời sau thọ kiếp là ông Bồ Đề

(Lại duyên đi lập thân là ông Tu Bồ Đề)

Tu thời Phật tổ Thích Ca

Đặng đạo La Hán chưa là bao lâu.

Trí chơn ta chuyển về tăng

Trụ thân phàm thánh vào trần  đời nay.

(Ta lại bỏ thân ông Bồ Đề, đi lập thân này là Thiện Tấn)

Bởi vì chưa đắc đạo thừa

Duyên đi tu đạo định vào Chánh ngôi.

Đời nay trí vững đặng hồi

Duyên cho cửa đãnh đặng ngôi pháp vàng.

Sáu năm tinh tấn  không ngừng

Mồng bốn tháng bốn đạo thông bay về.

Qua nơi cửa đãnh vui ghê

Thần thông lục độ ta về nhẹ bay.

Pháp vàng chẳng phải cảnh bay

Thân chơn thanh tịnh giao du đủ chiều.

Trong đây ta nói đủ bề

Trải qua trăm kiếp bây giờ mới vui.

Tự do, hết trốn hết chui

Pháp quang đạo tịnh chẳng ai đặng gần.

Lâu đời tu mãi tu mòn

Tu lên tu xuống mới còn hôm nay.

Đạo tu thường bị gió vây

Quỉ ma khám phá lâu đời nhiều năm.

Chúng không cho đứng hay nằm

Không cho đi lại một mình kéo co.

Chúng kéo cho phải đắm đò

Chúng hành đau bịnh nằm rên một mình.

Chúng khảo đến chết thân mình

Chúng súi việc nọ chúng rình việc kia.

Có vợ chúng khảo bỏ chồng

Có con chúng khảo bịnh tình bất an.

Khảo đi khảo lại luôn  luôn

Khảo lên khảo xuống không buông phần nào.

Pháp lên chứng quả khảo hoài

Khảo đi khảo lại miệt mài không tha.

Có khi chúng nhử  nghiệp ma

Súi cho duyên phải pháp tà cuốn lôi.

Chúng làm nhức óc  đau đầu

Chúng làm vợ bỏ đi đâu không về.

Chúng làm cho đảo cho điên

Chúng súi kẻ khác đến rình thâu canh.

Chúng súi vợ đi ngoại tình

Làm cho buồn tủi bỏ buông tu hành

Chúng súi cả công việc làm

Mùa màng thua lỗ chúng mừng hát ca.

Chúng súi cả vợ người ta

Ghen tuông chửi vả xấu xa trong đời.

Chúng súi cho cả mọi người

Ham ưa nói xấu chê cười ngày đêm.

Chúng súi không có bạc tiền

Chăn nuôi chết yểu vốn lời đều tiêu.

Chúng súi cho đủ mọi chiều

Hai bên cha mẹ đồng thời cũng chê

Chúng súi cho chị em cô

Ghét dở không nhận coi như người ngoài.

Chúng súi mất của mất tiền

Chúng làm cho khổ đảo điên cả nhà.

Chúng làm cho vợ xa chồng

Cho con ghét bỏ bế bồng nhau đi.

Chúng súi đến phải sụp suy

Cha già mẹ héo phải chia đôi đường.

Chúng súi cho phải bẻ bàn

Chịu tai chịu tiếng đủ chiều lâm ngụy.

Chúng súi tự mình bỏ đi

Bỏ bê con cái lại nhà, không nuôi.

Chúng súi cho vợ bịnh đau

Cho con ly tán hai đàng xa nhau.

Ở đời dao sắc trước sau

Xẩy ra gang tất cũng quay đứt lìa.

Chông lời chông sắt xỉa ra

Cắm vào tê buốt khóc la nhiều đời.

Ở đời biển khổ lắm ơi.

Nói ra chua chát tiếng lời kim thao.

Nói vào khi đắc thế nào

Tu đắc thì sẵn có dao giữ mình.

Luôn luôn phải quán thân mình

Quỉ ma ẩn núp xem chừng thâu canh

Có khi cắt trộm pháp lành

Nó có dao sắc cắt liền quả chơn.

Long thần hộ pháp chưa ra

Lấy ai giữ Pháp cho ta bây giờ.

Phải khi chúng cắp bất ngờ

Chúng dùng kéo thép cắt tơ của mình.

Người tu không biết giữ mình

Có ngày mất hết pháp lành như chơi.

Ta viết nói thật ở đây

Đời ta cũng vấp việc này từ xưa.

Mất thân cách quảng một đời.

Mất Pháp tu biết bao giờ đắc cho.

Tiền của thì dễ làm ra

Hột Pháp tu kiếp hằng sa chưa về.

(Qua lâu như cát sông Hằng)

Của tiền vàng bạc hết mau

Pháp chơn nuôi sống muôn đời còn nguyên.

Người tu ma khảo hao mòn

Khôn lanh tránh né mới còn về sau.

Người tu như hoạ ép dầu

Như ngồi chông nhọn, như vào hỏa thiêu.

Tu Pháp đâu dễ giập dìu

Lở ra ly tất cũng là tử vong.

Ta tu ta biết nằm lòng

Ta ghi đầy đủ cả trong lẫn ngoài.

Bây giờ ta viết việc đời

Pháp ta thành tựu của thời tâm nguyên.

Giờ ta dứt bỏ giới duyên

Độ cho dứt khổ não phiền  cũng tiêu.

Đời là lưu lạc mười phương

Nơi nơi chổ chổ ta thường đặng qua.

Chín mươi kiếp vẫn không già

Chín mươi kiếp chẳn đạo nhà thành công…

Ta nay đặng chúa hải đồng

Thánh thai pháp tử kim Hồng cao bay.

Ta có trâu mập từng bày

Bò vàng cũng có trăm hai mươi ngàn.

Pháp thân Bồ Tát cũng nhiều

Cũng trên mươi vạn đi làm độ linh.

Thánh tăng cũng cả trăm ngàn

Chư linh ta độ đem về mười hai tỷ.

Nhẫn cho ma khảo ở đời

Ở nhà con vợ đồng thời khi chê.

Chửi rủa chẳng thiếu câu gì.

Quỉ ma súi dục lại hung

Súi cho chửi trả nửa khùng nửa điên.

Súi cho tức bực liền liền

Súi cho giận dữ tách hiền cho xa.

Súi cho kẻ ngoại vô nhà (Hàng tăng thì sợ, đã sợ là thua)

Khiêu dâm ly gián để mà cười chê. (Đừng sợ, không mất đâu)

Súi cho kẻ ngoại ham mê (ai lại ai đi mặc họ, cho sờ mó cũng vậy)

Vào rồi cũng chẳng muốn ra đi về

Xem đây ma quỉ dựa vào

Phải xem đạo cả mình cao thế nào.

Nam tu lắm thứ gai cào

Nữ lưu thu có trai vào rửa chân.

Nam tu có gái đẹp xinh

Vào ra thương mến chẳng dư phần nào.

Xem đây nhận biết ra sao

Nếu sợ thua lỗ làm sao bằng người.

Đừng sợ mới vững cao ngôi (pháp nào thử  cũng phải được, đừng e dè mà sợ thi thua)

Sợ rồi tát mấy cũng thua ma làm (đã sợ là thua)

Ở đời họ sợ, hết ham

Sợ ma sợ quỉ hết làm được chi.

Cũng như trâu cứ nằm lỳ (cứng mới vững, đừng sợ tình ái, đừng sợ chi cả. Tự làm chủ)

Dễ làm dễ khiến có khi bị què (mình bị đè chết)

Lòng đang suy ngẫm những gì

Khảo tra cho đủ chín mùi mới an.

Có người sa lệ khóc than

Buồn lòng muốn thát cho xong cuộc đời.

Người đạo tu đắc một thời

Tu thân chưa có Pháp về buồn hiu.

Ra thơ khúc triết lâm ly

Nói ra đâu xót lời  nào ở đây.

Ở đời đừng sợ gió vây

Ở ăn đi đứng phải ngay một chiều.

Giữ thân thọ mạng cho nhiều

Suy ra để biết lắm điều hay ho.

Phải khi qua suối đắm đò

Cũng đều có vớt cứu đem vào bờ.

Trong đời thương tưởng mọi người

Chị em cô bác đều là anh em.

Lời thơ ta nhắn chị em

Bác anh chú cháu phải nên thương lòng.

Đừng vì duy thức bạc tiền

Ân nhân bá tánh ta thời không quên.

Ở đây ta nói sự duyên

Tâm cơ hai pháp đi liền nối nhau.

Âm dương qui một đứng đầu

Duyên đưa gần lại với nhau một nhà.

Thọ duyên giữ một pháp ta

Không nên chung chạ người ta đem vào.

Chúng sanh không biết lẽ này

Bạ đâu sâu đó, chẳng hồi theo tâm.

Đời đời đi mãi lạc lầm

Không duyên về được phải tìm vào hang.

Bỏ nhà theo chúng ngoài đường

Bỏ tâm tìm lấy tang thương vào mình.

Cắt đau thắt chặt như nêm

Chúng hành cho chết, không thương chút nào.

Trong đời thấy cả muôn người

Đều là lộn xộn nhận người là ta.

Theo nhau làm quỉ làm ma

Một mai chết mất hoá ra thân tàn.

Lúc này long thể bất an

Buồn đau nước mắt lăn tràn quanh mi.

Có khi ốm bịnh ly bì

Chồng vợ không ngó, bỏ đi ra ngoài.

Ở đời thấy có chông gai

Xem ra để biết tìm ngay một đường.

Một tâm trong trắng mới thương

Nhường cơm đưa áo cho nhau mặc cùng.

Ấy là nhất thể tâm đồng

Thương yêu nhất nhất vẹn toàn cho nhau (một người đau cũng như hai người đau)

Đặng ai giữ lấy một câu

Lòng cho chánh niệm xin trên định về.

Xin trên đưa anh, con về

Đưa em, con lại mọi bề an vui.

Con xin đãnh lễ ba ngôi

Ân đức cha mẹ Phật lành ban cho…

Nhớ niệm trong lúc đêm khuya

Thắp hương đãnh lễ niệm lên chín lần.

Phần nam niệm bảy đặng phần

Vợ con chánh trụ đặng  gần không lâu..

Chồng vợ cũng đặng tu mau

Anh em thương mến chẳng ai bằng mình.

Làm ăn có của để giành

Trong nhà phước đức cả nhà an vui (gia đạo)

Thủy chung không có ngoại tình

Có con đó thiệt con mình, không lai.

Ở đời việc đó đến hoài

Con kia con nọ, giống này, dòng kia (chạ chung)

Nói đây cho tỉnh cơn mê

Dọn mình cho sạch mọi bề đặng an.

Trụ thế dọn đạo cho mình

Âm dương hai mối hiệp tình mà lo.

Ở đời không biết thế cho

Bỏ buông tìm kiếm mà vò vạ đau.

Đạo thì buông bỏ dài lâu

Chồng vợ cũng bỏ, theo đuôi người ngoài.

Muôn đời cứ vậy mãi hoài

Đến thì hành hạ lâu đời không tha (việc này xem xét cẩn thận, sai một ly giác là chết đòn)

Vì tình vốn của người ta

Mình theo chiếm đoạt hoá ra bị hành.

Xét qua phải nghĩ lại mình

Phải môn lang chạ coi chừng vạ đau.

Xem như kẻ tấn người tần,

Gặp nhau như thể mưa Xuân mới về. (Đây là bề trên đưa lại, xa ở đâu cũng lại với nhau)

Đôi ta như đũa có đôi

Thức gì cũng ở hai môi của mình.

Dù là một miếng cơm canh (đó là chơn tình nhứt pháp)

Tình thương cất giấu để giành cho nhau.

Chồng vợ có đi ra ngoài

Gái trai lành lễ câu nài lánh xa (không xa lánh thì gia đình bất an, lại cám dỗ)

Không nhìn ngó liếc người ta (khi đã chạm nhau thì khó dứt ra được)

Mà tình nó sẽ san qua đau lòng.

Nó làm cho vợ xa chồng

Cho chồng xa vợ hai lòng chia ly.

Ở đời chung thủy nhớ ghi

Tương lai hạnh phúc đạo nghì là đây.

Thủy chung là đấng con người

Đong đưa giỡn cợt tự mình làm hư.

Xấu xa khi đến tuổi già

Tình thương đã bỏ ra ngoài còn đâu

Nhớ thương lưu giữ từ đầu

Đừng làm chua chát cho nhau nhiều lần.

Người hay va chạm lúc xuân

Tình nhân đưa đón cho ăn  miếng quà.

Tình đời mắc níu khó ra

Có khi chung chạ bỏ xa vợ chồng (theo tình bỏ nhà)

Người ta có vợ có chồng

Ta nay cứ phải đèo lòng chạ chung.

Người ta có gánh có gồng

Ta đây nghèo đói không đồng cắc xu.

Người ta xe ngựa vãng du (người có tu có hai vế đạo)

Còn ta vô Phước buồn ru một mình (một người bỏ vế vợ, chồng, một chiếc đủa không gắp được gì)

Lâu đời thân pháp đủ già

Bên trên mới để cho ra ngoài chùa.

Ra chùa tự túc tự làm

Âm dương hai mối cột vào với nhau.

Để mà lo đạo về sau

Sinh con nở cái lớn khôn thành vàng.(Nuôi tăng thành đạo Bồ Tát)

Việc này ai biết mà ham

Đạo ai nấy giữ người làm người tu.

(Vợ làm cho chồng tu, sau đắc cùng về, cả con cái, như Thiên Vương có nhiều con cái)

Vợ làm, chồng phải công phu

Đời ta đi đứng có dù che mưa.

Em ta làm lụng khổ thân

Đạo ta tu đặng pháp thân cho bà.

Từ nay bà đã đặng về

Ta chia công đức cho bà ngôi cao.

Cho nên ta nói chổ vào

Đại thừa vi kiến tu mau đủ phần.

Đời ta được cả vợ chồng

Anh em có gánh có gồng đem lên.

Giá chừng bà Tín không theo

Chồng bà không chết khó gieo đặng về.

Chồng chết bà mới theo ta

Duyên cho đủ đạo bà về có ngôi.

Suy ra xét đủ ở đời

Đừng ra chùa tháp, ở ngay nhà mình.

Chăm tu mà đắc một mình

Không thầy không tổ, tự mình thành công (là từ 28.000 giờ, thêm vô 16.000 giờ bằng 44.000 ngàn giờ thành Bồ Tát)

Giờ đây ta có pháp hồng

Cây to có trái, thóc thì đầy kho.

Đạo tu ta vững tay co

Lèo lái giữ vững đâu lo gió lùa.

Sóng gió cuồn cuộn làm mưa

Giông to bão táp không quay mũi thuyền.

Chơn tu không sợ khảo liền

Tịnh tu pháp giới giữ mình đâu lo.



Con cháu Phật thường no đủ, không có giàu nghèo, mà khoai củ có ăn.

Tâm tạo tướng thì duyên đi duyên lại, cho chừng nào đủ một nước thiên.

Nước thiên mới cho lên thánh, thánh đủ đạo đi vào Bồ Tát.

Cứ kéo mãi không còn sót lại

Đủ quả rồi mới diệt cho chơn.

Như lai thừa lưu ly làm đất,

Trụ niết bàn quả này vui mát

Xem như đây tát mãi không thừa.

Cứ gieo đủ 100 thân thì giành cho thân tu. Tu đắc rồi đi dạy lại trăm thân trước, trăm thân ngộ thế cho vào thiên, trụ tại đó tu vào thánh…

Ai xem ở đây cũng cần biết phải như vậy, không kể nam hay nữ, đều cùng nhau tu cả. Phải tạo đủ năm vế là 500 thân, trong số này nam nữ bằng nhau.

Người phàm Trần thì không biết gì ở đây.



Xem các Pháp của Bồ Tát có vui không, thấy ai ngộ thì vui.

Chơn tu đắc pháp vào đạo Bồ Tát thì in hệt như đây.

Ở trong lầu pháp bảo, pháp tử như bầy ong bay kín châu thân. Một hột là một pháp tử, khi kết thành kim cang gọi là Pháp Tử Kim.

Ai đại căn nhìn vô mới ham.

Quyến thuộc nào có ai tu như đây thì mừng hết đói, vợ con cùng vui.

Đạo ta như đây, hoá thân thánh có vô lượng.



 Khi pháp thân Bồ Tát bay thì thành một quả hồ lô sáng bay như tên lửa, lúc hạ xuống thì thánh tăng vây quanh thành vòng tròn, thân Bồ Tát nằm chính giữa.

Phần vô vi không phải bên Trần.

Ai cũng tu lấy quả này đã rồi mới đặng quả Như Lai.

Có ai nào đặng thấy biết việc tu hành đắc đạo của Bồ Tát.

Giành cho con cháu để biết đạo của ông cha.

22/02-23/02

Đêm nay ta cưỡi ngựa hồng, bay trên đãnh núi xuống chân núi đồi. Các thánh mừng rỡ vui cười. Thân ta vững mập như thần Kim cang.

Khác hơn ở chổ sáng trong, pháp màu bủa khắp cả trong lẫn ngoài.

Dành cho những ai muốn cầu thành đạo.

 

Trang chủ